Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Festival dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh – nâng tầm giá trị di sản

An Yên - 14:01, 30/07/2023

Từ loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, trải qua bao biến thiên thời cuộc, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh vẫn khẳng định được sức sống trường tồn trong đời sống đương đại. Để rồi hôm nay, Festival dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2023 không chỉ là nhằm hướng tới 10 năm loại hình nghệ thuật này được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; mà còn là nơi gặp gỡ, giao thoa, gắn kết, lan tỏa và quảng bá tinh hoa của loại hình nghệ thuật này trong đời sống đương đại.

Một tiết mục tham gia Liên hoan dân ca ví, giặm tỉnh Nghệ An
Một tiết mục tham gia Liên hoan dân ca ví, giặm tỉnh Nghệ An

Ví, giặm là tiếng lòng, là hơi thở, là cốt cách của người Nghệ Tĩnh. Thế nên, chẳng có gì là lạ khi từ xa xưa, loại hình nghệ thuật dân gian này đã ăn sâu vào mỗi nếp nghĩ, sinh hoạt của cộng đồng người Nghệ An, Hà Tĩnh và làm nên những nét riêng biệt của người xứ Nghệ không thể lẫn vào đâu được.

Chẳng ai biết ví, giặm có từ khi nào. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, loại hình nghệ thuật dân gian ví, giặm ra đời từ cuộc sống lao động thường ngày của người Nghệ Tĩnh. Mới đầu, dân ca ví, giặm xứ Nghệ còn mộc mạc, giản dị nhưng theo thời gian đã phát triển lên một tầm cao mới với lề lối, bố cục chặt chẽ và hình thành nên những vần điệu dân ca trữ tình, hấp dẫn làm say đắm lòng người.

Tái hiện không gian diễn xướng của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh
Tái hiện không gian diễn xướng của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Nằm trong lộ trình quảng bá và phát triển dân ca ví, giặm, Nghệ An đã tổ chức, phối hợp tổ chức 4 kỳ Liên hoan dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh cấp tỉnh và liên tỉnh vào các năm 2012, 2014, 2016 và 2018. Trước khi diễn ra Liên hoan cấp tỉnh, cấp liên tỉnh, đã diễn ra Liên hoan ở cấp cụm, với sự tham gia của các câu lạc bộ dân ca ví, giặm ở các địa phương.

Điều thấy rõ nhất, mỗi kỳ Liên hoan chính là ngày hội lớn của nhân dân hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh, thu hút hàng chục câu lạc bộ và hàng trăm nghệ nhân, diễn viên tham gia sáng tác, diễn xướng. Bởi, thông qua liên hoan, chính là hoạt động quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị vốn có cũng như giá trị tiêu biểu của các thể hát và trò diễn xướng của loại hình nghệ thuật dân gian này. Không những thế, đó còn là dịp tạo cơ hội để các câu lạc bộ gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; tiếp tục đẩy mạnh phong trào hát dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh trong đời sống hàng ngày.

Không gian diễn xướng của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đang ngày càng "mở" hơn để loại hình nghệ thuật này đến gần hơn công chúng
Không gian diễn xướng của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đang ngày càng "mở" hơn để loại hình nghệ thuật này đến gần hơn công chúng

Nghệ sĩ nhân dân Trịnh Thị Hồng Lựu, Giám đốc Trung tâm nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An tâm sự: qua các kỳ liên hoan, tôi cảm nhận rõ ngọn lửa đam mê của thành viên các câu lạc bộ dân ca luôn bùng cháy và được truyền đến nhiều người khác khi thành viên của các câu lạc bộ háo hức, khán giả nhiệt tình…

Qua mỗi kỳ Liên hoan lại thấy sự hồi sinh mạnh mẽ của các loại hình dân ca cổ Nghệ Tĩnh trong trái tim nhân dân và cả trong sinh hoạt thường nhật. Từ các kỳ liên hoan cũng đã xuất hiện nhiều gương mặt nhỏ tuổi tài năng, sở hữu chất giọng ngọt ngào, thể hiện nhuần nhuyễn các làn điệu ví, giặm như Hà Quỳnh Như (Yên Thành), Nguyễn Công Phước, Nguyễn Trà My, Lê Khánh Vy (thành phố Vinh), Lê Công Anh (Nam Đàn), Nguyễn Thị Thanh Xuân (Thanh Chương)…, trong đó, nhiều em đã trở thành những diễn viên, ca sĩ chuyên nghiệp.

Festival Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2023 à dịp để Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh hội tụ và tỏa sáng, khẳng định sự phong phú, đa dạng của di sản này
Festival Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2023 là dịp để dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh hội tụ và tỏa sáng, khẳng định sự phong phú, đa dạng của di sản này

Năm 2023 này, Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ V là một hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động của Festival Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh – sự kiện lần đầu tiên được tổ chức ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Việc tổ chức Festival dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh mục đích chính là nhằm giao lưu, tôn vinh di sản, sau đó là quảng bá hình ảnh của địa phương, xây dựng thương hiệu cho du lịch xứ Nghệ.

Ý tưởng tổ chức một Festival Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đã được hình thành từ nhiều năm trước, sau khi dân ca ví, giặm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Bởi đó không chỉ là cơ hội, điều kiện để nâng tầm giá trị di sản phi vật thể mà còn là một trong những giải pháp bảo tồn và phát huy môi trường diễn xướng của ví, giặm theo tinh thần Công ước của UNESCO. 

Thế nhưng, phải đến năm 2023, hướng tới kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại (27/11/2014 – 27/11/2024), ý tưởng đó mới được cụ thể hóa thành Festival dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2023, với rất nhiều hoạt động phong phú, sinh động, hấp dẫn như: Tổ chức Liên hoan dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh cấp cụm (đồng thời tại 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh); Liên hoan cấp liên tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh lần thứ V có chủ đề “Đôi bờ ví, giặm” và tổ chức lưu diễn tại Nghệ An và Hà Tĩnh; Hội diễn đàn, hát dân ca 3 miền; Lễ hội đường phố với chủ đề “Sắc màu di sản”; Giải marathon “Về miền ví, giặm”…

Nhiều tài năng nhỏ tuổi đã được phát hiện từ liên hoan dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh
Nhiều tài năng nhỏ tuổi đã được phát hiện từ liên hoan dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Nghệ sĩ nhân dân Trịnh Thị Hồng Lựu cho rằng: Festival sẽ là dịp để dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh hội tụ và tỏa sáng, để từ đó góp phần nâng cao giá trị di sản văn hóa phi vật thể; khẳng định sự phong phú, đa dạng của loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống. 

Trên con đường di sản, từ Bắc vào Nam, từ hát xoan, Quan họ Bắc Ninh đến dân ca Ví, giặm rồi Nhã nhạc cung đình Huế cùng với Không gian Cồng chiêng Tây Nguyên và Đờn ca tài tử sẽ là những điểm đến hấp dẫn của bao người. Và cũng chính trên con đường di sản ấy, tinh hoa của loại hình dân ca đặc biệt này sẽ được quảng bá, giới thiệu sâu rộng, đầy đủ hơn tới đông đảo công chúng, góp phần gìn giữ, phát huy và lan tỏa mạnh mẽ giá trị của di sản trong đời sống đương đại.

Tin nổi bật trang chủ
Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ

Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Sáng 21/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội đã thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ.
Kon Tum: Phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước nước cho trẻ em

Kon Tum: Phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước nước cho trẻ em

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Sáng 21/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ Khai mạc Hè, Ngày Olympic trẻ em và Phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước tỉnh Kon Tum năm 2024. Chương trình nhằm giúp trẻ em trên địa bàn tỉnh rèn luyện thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe và phòng, chống tai nạn đuối nước, nhất là vào dịp Hè.
Tôm hùm, cá ở Phú Yên tiếp tục chết bất thường, đã gom gần 100 tấn

Tôm hùm, cá ở Phú Yên tiếp tục chết bất thường, đã gom gần 100 tấn

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
Tôm hùm xanh, các loại cá nuôi ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên tiếp tục chết hàng loạt bất thường, trong khi chưa xác định nguyên nhân.
Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 3 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong quý I/2024, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành cấp 375 chiếc điện thoại thông minh cho 375 Người có uy tín thuộc 3 huyện Chợ Mới, Pác Nặm, Ba Bể.
4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

Xã hội - Vũ Mừng - 6 giờ trước
4 kiểm lâm ở Hà Giang được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm vì có thành tích xuất sắc, trong đó 2 người dũng cảm hy sinh khi chữa cháy rừng.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Kinh tế - Minh Thu - 8 giờ trước
Trong hai tháng 4 và 5, bên cạnh những mặt hàng được ưa chuộng như sầu riêng, cà phê, gạo, thời gian gần đây, nông sản xuất khẩu Việt Nam đang có thêm nhiều sản phẩm mới, mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Tiếng nói từ cơ sở - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, trong những trận mưa lớn vào đầu năm 2024, nước từ đường Đại Dực đi xã Đại Thành cũ theo cống thoát nước, chảy xuống đường dân sinh ra đến đường trục chính của xã Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) làm trôi bùn đất xuống ruộng và Trung tâm Văn hóa xã, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Sức khỏe - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Thực hiện Chương trình “Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai”, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai đã tổ chức khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí cho gần 1.000 học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Tin tức - Thanh Nguyên - 8 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.
Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 8 giờ trước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61 ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.