Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gặp những cô dâu người Lào đón Tết ở quê chồng

Nghĩa Hiệp - 10:06, 03/02/2020

Đối với những cô gái Lào lấy chồng Việt Nam, việc hòa nhập với gia đình nhà chồng không chỉ gắn kết gia đình mà còn làm bền chặt thêm mối nhân duyên đời đời bền vững giữa hai nước Việt Nam - Lào. Và khi Tết đến Xuân về, mối nhân duyên “trong riêng có chung, trong chung có riêng” của những cô dâu người Lào trên đất Việt càng đong đầy ý nghĩa.

Năm thứ hai chị Nang Luong được ăn Tết tại Việt Nam
Năm thứ hai chị Nang Luong được ăn Tết tại Việt Nam

Nang Hặc (tên Việt Nam là Thùng Thị Hặc), sinh năm 1996, quê ở bản Huoi Hoe, xã Huoi Cop, tỉnh Phongxali (Lào). Năm 2015, Nang Hặc gặp và phải lòng rồi làm vợ anh Lò Văn Tại, sinh năm 1998, sống tại bản Phiêng Ngúa, xã Nậm Chua, huyện Nậm Pồ (Điện Biên).

Làm vợ anh Tại được 4 năm, tính đến Tết Canh Tý này, Nang Hặc đón 3 cái Tết ở quê chồng. Năm đầu tiên, theo phong tục của Lào, anh Tại ở rể, đón Tết trên quê vợ.

Nang Hặc cho biết, ở quê chị, thời gian ăn Tết cũng giống như ở Việt Nam; ngày Tết được chuẩn bị từ ngày 30/12 Âm lịch và ăn Tết chính từ ngày 1 - 10/1 âm, chỉ khác ở phong tục và lễ nghi. 

“Ở quê tôi, Tết đến cả làng mổ lợn, gà để cúng ma bản, ma nước, ma đồi vào ngày 30/12 cuối năm và ngày 1/1 đầu năm, sau đó cả làng cùng nhau uống rượu mừng và nhảy Lăm vông. Năm đầu tiên về đón Tết ở Việt Nam, mọi điều với tôi còn rất bỡ ngỡ, nhưng bố mẹ chồng và anh chị chồng đã dạy tôi về văn hóa đón Tết của Việt Nam”, Nang Hặc chia sẻ.

Sự “bắt nhịp” của nàng dâu Lào khiến gia đình nhà chồng Nang Hặc rất hài lòng. Ông Lò Văn Khiêm, bố chồng Nang Hặc, phấn khởi nói: “Gia đình chúng tôi là dân tộc Thái, nên ngoài những lễ nghi thông thường còn có những nghi lễ của dân tộc mình nữa. Về chung sống với gia đình, Nang Hặc ngoan và chịu khó học về văn hóa người Việt Nam lắm”.

Chị Nang Hặc hạnh phúc bên chồng và hai con của mình trong ngày đầu năm mới
Chị Nang Hặc hạnh phúc bên chồng và hai con của mình trong ngày đầu năm mới

Cũng như Nang Hặc, chị Nang Luong, sinh năm 1982, ở bản Nà Khoa, cụm Hom Muc, xã Muong May, tỉnh Phongsaly (Lào) đã lấy chồng người Việt Nam được 12 năm. Năm 2007, chị Luong kết hôn với anh Lèng Văn Nam, dân tộc Thái, ở bản Nà Hỳ 2, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ. Nhưng khác với Nang Hặc, Tết Canh Tý này mới là cái Tết thứ hai Nang Luong sum vầy cùng gia đình nhà chồng ở Việt Nam. Những năm trước, gia đình chị đều đón Tết bên Lào.

Mới về Việt Nam sinh sống chưa lâu nên gia đình chị Nang Luong rất khó khăn, đang là hộ nghèo của bản Na Hỳ 2. Bởi thế, gia đình chị nhận được sự quan tâm động viên rất lớn của người thân, của chính quyền địa phương cả về vật chất lẫn tinh thần.

“Gia đình chúng tôi có nhiều khó khăn nhưng lại được anh em bên chồng giúp đỡ, chính quyền địa phương quan tâm, động viên và tặng quà ăn Tết. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi có được cái Tết đầu tiên và nhiều ý nghĩa tại Việt Nam”, Nang Luong chia sẻ. 

Các hoạt động trong dịp tết góp phần gắn kết tình cảm nhân dân các dân tộc trên địa bàn
Các hoạt động trong dịp tết góp phần gắn kết tình cảm nhân dân các dân tộc trên địa bàn

Đón Tết Canh Tý 2020, một niềm vui lớn đối với Nang Luong cũng như nhiều cô dâu Lào lấy chồng trên địa bàn huyện Nậm Pồ. Thực hiện chủ trương của Nhà nước, Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên cùng UBND huyện Nậm Pồ đã hướng dẫn thủ tục để Nang Luong cùng 4 phụ nữ Lào lấy chồng Việt Nam trên địa bàn huyện được nhập quốc tịch Việt Nam. Tháng 9/2019, niềm vui đến với họ trọn vẹn khi chính thức được nhập quốc tịch, trở thành công dân Việt Nam. Dẫu còn nhiều khó khăn, nhưng với món quà này, những cô dâu Lào trên đất Nậm Pồ cảm thấy càng thêm ấm cúng hơn trong những ngày Tết đến Xuân về.

Ông Bùi Văn Luyện, Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ cho biết: “Chúng tôi luôn mong muốn bà con các dân tộc trên địa bàn có được cái Tết đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt đối với những người nước ngoài lấy chồng, lấy vợ Việt Nam, chúng tôi luôn có sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để họ coi Việt Nam là chính quê hương mình, để làm ăn, phát triển kinh tế, thắt chặt tình cảm hai nước Việt Nam - Lào”. 

Tin cùng chuyên mục
Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Sông Kôn và sông Hà Thanh là 02 con sông lớn của tỉnh Bình Định; lưu vực của 02 con sông là vùng tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên, khách quan (địa hình, thảm phủ, mưa lũ lớn, diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm...), thì các hoạt động trên lưu vực với mục đích phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức cản lớn cho việc thoát lũ. Vì thế, tình trạng sạt lở, lũ ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, ven biển thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Sông Kôn và sông Hà Thanh là 02 con sông lớn của tỉnh Bình Định; lưu vực của 02 con sông là vùng tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên, khách quan (địa hình, thảm phủ, mưa lũ lớn, diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm...), thì các hoạt động trên lưu vực với mục đích phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức cản lớn cho việc thoát lũ. Vì thế, tình trạng sạt lở, lũ ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, ven biển thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
UBND huyện Hiệp Đức (Quảng Nam) vừa bàn giao 7 ngôi nhà được xây dựng từ sự hỗ trợ của Nhà nước đã giúp đồng bào DTTS ở xã Phước Trà an cư lạc nghiệp.
4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

Xã hội - Vũ Mừng - 1 giờ trước
4 kiểm lâm ở Hà Giang được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm vì có thành tích xuất sắc, trong đó 2 người dũng cảm hy sinh khi chữa cháy rừng.
Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3 )

Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3 )

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
Phải thừa nhận rằng, việc bảo vệ di sản là điều vô cùng khó khăn, bởi không chỉ thiếu kinh phí mà con người và công nghệ cũng đang là hai vấn đề rất đau đầu. Nhưng, câu chuyện di sản sống lại, trở thành nguồn tư liệu, tài nguyên… phục vụ cuộc sống của con người, chính là đích đến cuối cùng của quá trình phục dựng, bảo vệ di sản.
Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Gương sáng - Minh Nhật (t/h) - 2 giờ trước
Chứng kiến cảnh nhiều người dân chữa bệnh bằng cách nhờ thầy cúng trừ tà ma...mà không khỏi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí đã có những cái chết thương tâm... càng hun đúc thêm ý chí phải học trong chàng thanh niên Cao Xuân Tiêm. Ước mong mang kiến thức y khoa về cứu chữa cho bà con dân bản đã được vun đắp, trở thành hiện thực đối với bác sĩ người dân tộc Chứt nơi vùng biên Quảng Bình.
Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Kinh tế - Minh Thu - 3 giờ trước
Trong hai tháng 4 và 5, bên cạnh những mặt hàng được ưa chuộng như sầu riêng, cà phê, gạo, thời gian gần đây, nông sản xuất khẩu Việt Nam đang có thêm nhiều sản phẩm mới, mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Tiếng nói từ cơ sở - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, trong những trận mưa lớn vào đầu năm 2024, nước từ đường Đại Dực đi xã Đại Thành cũ theo cống thoát nước, chảy xuống đường dân sinh ra đến đường trục chính của xã Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) làm trôi bùn đất xuống ruộng và Trung tâm Văn hóa xã, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Sức khỏe - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Thực hiện Chương trình “Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai”, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai đã tổ chức khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí cho gần 1.000 học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Tin tức - Thanh Nguyên - 3 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.
Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61 ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.
Đắk Lắk: 2 ngày 4 trẻ tử vong do đuối nước

Đắk Lắk: 2 ngày 4 trẻ tử vong do đuối nước

Xã hội - Hoàng Thùy - 3 giờ trước
Thời gian vừa qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk liên tục tổ chức tuyên truyền phòng chống đuối nước đến các thôn, buôn và người dân trên địa bàn, song tai nạn đuối nước vẫn liên tiếp xảy ra.