Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giải bài toán ùn ứ hàng hoá: Đừng lệ thuộc quá lớn vào một thị trường

Minh Anh - 19:36, 28/12/2021

Trong năm 2021, tình trạng ùn ứ nông sản Việt Nam ở các cửa khẩu biên giới giáp với Trung Quốc đã xảy ra nhiều lần, với nhiều lý do khiến cho người nông dân và doanh nghiệp lâm vào cảnh lao đao. Sự lệ thuộc quá lớn vào một thị trường khiến chúng ta luôn nằm trong thế bị động, mỗi khi nước bạn chuyển trạng thái đóng-mở thông quan…

 Nhiều chủ hàng mít thái phải nằm chờ dài ngày không thể thông quan ở các cửa khẩu của Lạng Sơn phải "bán tháo" mong gỡ lại phần nào vốn liếng
Nhiều chủ hàng mít thái phải nằm chờ dài ngày không thể thông quan ở các cửa khẩu của Lạng Sơn phải "bán tháo" mong gỡ lại phần nào vốn liếng

Lệ thuộc quá lớn vào một thị trường

Mặc dù những năm gần đây, nông sản Việt Nam đã xuất khẩu đi nhiều nước trong khu vực và thế giới, nhưng vẫn phụ thuộc khá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Cơ hội bán được hàng qua thị trường này, cũng rất hấp dẫn nên doanh nghiệp không dễ từ bỏ, dù đối mặt nhiều rủi ro.

Hàng hóa nông sản của chúng ta đang lệ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc. Ngay cả đầu vào nông nghiệp như vật tư, phân bón… gần như 90% phải nhập từ Trung quốc để sản xuất, chúng ta phụ thuộc cả đầu vào lẫn đầu ra.

Nếu chúng ta không từ bỏ kiểu mua bán biên mậu dễ dãi, không tìm giải pháp giảm phụ thuộc hay có ứng phó với xu thế thị trường, với các chính sách thay đổi thường xuyên của Trung Quốc thì sẽ còn tiếp tục gặp khó.

Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế vùng ĐBSCL

Thời gian gần đây, Trung Quốc dần trở thành thị trường khó tính và bắt đầu quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu, siết chặt hơn con đường tiểu ngạch. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh, nước này càng kiểm tra gắt gao hơn.

Minh chứng là hơn nửa tháng nay, tại khu vực cửa khẩu biên giới của tỉnh Lạng Sơn giáp với Trung Quốc đang ùn tắc nghiêm trọng do Trung Quốc đóng cửa khẩu. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ùn tắc hàng hoá sang Trung Quốc, là phía bạn phát hiện virus SARS-CoV-2 trên phương tiện và bao bì sản phẩm của Việt Nam.

Nhiều xe hàng nông sản như mít, thanh long, chuối… phải nằm chờ dài ngày không thể thông quan khiến cho hàng hoá bị hư hỏng nặng, các tiểu thương và lái xe phải đổ bỏ. Một số chủ hàng khác đã điều lái xe chở hàng quay lại TP. Lạng Sơn, đỗ dọc Quốc lộ 1 để "bán tháo" với mong muốn gỡ gạc lại phần nào vốn.

Theo thống kê mới nhất hiện nay, có khoảng 6.200 xe hàng đang ùn ứ ở các cửa khẩu của Lạng Sơn. Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết: Thiệt hại trong đợt ùn ứ này là rất lớn. Con số có thể lên tới vài nghìn tỷ đồng. Ước tính trị giá hàng hóa trên mỗi xe container hàng cùng với các khoản chi phí có thể lên đến khoảng 600 triệu đồng. Đối với doanh nghiệp, chủ hàng, đây là khối tài sản vô cùng lớn.

Trước tình trạng ùn ứ như hiện nay, cơ quan chức năng cũng đã có biện pháp để tháo gỡ. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những giải pháp nhất thời và trước mắt, câu hỏi lớn đặt ra là bao giờ các cửa khẩu thôi mắc nghẽn, bởi như đã nói - tình trạng này đã xảy ra nhiều năm.

Câu chuyện ùn ứ, mắc kẹt hàng hóa tại các cửa khẩu với Trung Quốc vốn không có gì mới, nó đã xảy ra thường xuyên và nhiều năm qua. Nếu để ý sẽ thấy, cứ vào dịp gần Tết Nguyên đán, khi vào vụ thu hoạch hoặc khi nước bạn chuyển trạng thái đóng mở thông quan, thì chúng ta luôn nằm trong thế bị động, gây lao đao cho người dân và doanh nghiệp.

Cần nâng cao chất lượng nông sản và gắn với thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu vào các thị trường khó tính
Cần nâng cao chất lượng nông sản và gắn với thương mại điện tử, đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu vào các thị trường khó tính

Linh hoạt nhiều phương án

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) dự báo, trong quý I/2022, sản lượng 15 loại trái cây chính ở các tỉnh thành phía Nam đạt 1,606 triệu tấn với nhiều mặt hàng như thanh long, chuối, xoài, mít… Ðiều lo ngại lúc này là, sản lượng trái cây ở miền Nam trong tháng 12 khoảng 737.000 tấn, sẽ bán đi đâu cho hết?

Thực tế đã có nhiều doanh nghiệp tìm được lối đi riêng khi xuất khẩu sang các thị trường khác như Mỹ, EU… thì họ không có gì bận tâm, lo lắng, thậm chí là giá bán hàng hóa nông sản vẫn rất cao.

Chia sẻ về tiềm năng xuất khẩu sang thị trường EU, ông Bartosz Cieleszynsky, Bí thư thứ Nhất/Phó Ban Thương mại Phái đoàn EU tại Việt Nam cho rằng, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8 năm 2020, đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc hỗ trợ liên kết thương mại song phương của hai nền kinh tế. Đây cũng có thể coi là một công cụ quan trọng, giúp các nhà xuất khẩu từ châu Âu và Việt Nam vượt qua những trở ngại do sự bùng phát của Covid-19 và gián đoạn cung ứng toàn cầu.

Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, thị trường thương mại điện tử quốc tế càng trở nên sôi động hơn và việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đang trở thành một phương thức hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn.

Ông Đỗ Tuấn Lương, Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận (tỉnh Yên Bái) cho biết: Nhờ đẩy mạnh việc quảng bá và xuất khẩu hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử quốc tế, đến nay doanh thu của HTX đã đạt 1 triệu USD. Các sản phẩm chè của HTX có mặt tại Bắc Mỹ, Trung Đông… thương mại trực tuyến quốc tế là giải pháp hữu hiệu, giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, vươn ra thị trường nước ngoài không chỉ trong thời điểm đại dịch bùng phát mà cả trong tương lai.

Tuy nhiên, để xuất khẩu sang thị trường tiềm năng, với 500 triệu dân của châu Âu cũng đòi hỏi phải tuân thủ nhiều quy định khắt khe. Các tiêu chuẩn của thị trường châu Âu rất cao nhưng người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm chất lượng. Nghiêm túc thực hiện các quy định về truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, ghi nhãn… đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với bạn hàng nước ngoài. Ngay cả thị trường Trung Quốc, từ ngày 1/1/2022 nếu không cấp mã vạch thì hàng Việt Nam cũng sẽ rất khó để vào được thị trường này theo con đường chính ngạch.

Về lâu dài phải tổ chức sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp hỗ trợ khác, phát triển chuỗi dịch vụ logistics, thông tin thị trường, hệ thống kết nối dữ liệu, thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu thị trường, tiêu chuẩn, quy định của nước nhập khẩu, đảm bảo các chuỗi sản xuất nông nghiệp, cung ứng hàng xuất khẩu đủ mạnh, thích ứng, không bị đứt gãy.

Tin cùng chuyên mục
Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Theo UBND huyện Hoài Ân (Bình Định), Ngày hội Nông sản lần thứ II sẽ diễn ra trong 3 ngày (16 - 18/5). Đây được đánh giá là ngày hội nông sản quy mô lớn nhất tỉnh Bình Định, quy tụ 105 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương và một số huyện lân cận.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 07:21, 11/05/2024
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 07:11, 11/05/2024
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 07:07, 11/05/2024
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 06:54, 11/05/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 06:52, 11/05/2024
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).
Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Xã hội - Minh Nhật - 20:30, 10/05/2024
Ban Quản trị chuỗi Bánh mì chảo Cột điện Quán thông báo đã đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của cơ sở Cột Điện Quán ở Thái Bình, vì không tuân thủ các nội quy và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Pháp luật - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 20:28, 10/05/2024
Ngày 10/5, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh thông tin, đơn vị vừa chủ trì phối hợp với Hải quan Hà Tĩnh phát hiện bắt quả tang 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.