Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giải pháp toàn diện giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở Nghệ An

Nguyễn Thanh - 09:07, 01/03/2023

Đời sống khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ dân trí thấp, cùng với những tập tục... đã khiến cho tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở một số địa bàn huyện miền núi, vùng cao tỉnh Nghệ An vẫn còn tồn tại. Việc thực hiện các nhiệm vụ, nội dung cụ thể đặt ra tại tiểu dự án 2, dự án 9, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN tại Nghệ An, được các cấp chính quyền kỳ vọng là giải pháp mang tính toàn diện nhằm đổi thay nhận thức, suy nghĩ và thu hút được sự chung tay của hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội để đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết.

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết còn tồn tại dưới những bản làng vùng cao huyện Kỳ Sơn
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết còn tồn tại dưới những bản làng vùng cao huyện Kỳ Sơn

Những con số đáng lo…

Năm 2022, tại các bản Khe Búng, Tân Hòa, Tân Sơn, Bắc Sơn thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) có 8 trường hợp tảo hôn. Đáng chú ý, có đến 3 cặp tảo hôn khi cả vợ và chồng đều chưa đủ tuổi kết hôn. Theo thống kê của Phòng Dân tộc, UBND huyện Con Cuông, từ năm 2020-2022, tại huyện có 27 cặp tảo hôn, trong đó, nhiều nhất vẫn là xã Môn Sơn 14 cặp, xã Châu Khê 7 cặp, Bồng Khê 5 cặp… 

Ông Lương Viết Tùng, Trưởng phòng Dân tộc huyện Con Cuông cho biết: Đây là thực tế đáng lo và cũng rất khó giải quyết, bởi khi phát hiện ra thì “sự đã rồi”. Còn trước đó, các cháu tự tìm hiểu, rồi nhiều gia đình tổ chức đám cưới thì chính quyền mới biết.

Huyện Kỳ Sơn cũng là địa bàn diễn ra tình trạng tảo hôn khá phổ biến. Theo số liệu thống kê, năm 2021 tại huyện có 104 cặp vợ chồng tảo hôn; tảo hôn một phía (tức vợ, hoặc chồng chưa đủ tuổi thành niên) là 70 người. Đến năm 2022, số cặp vợ chồng tảo hôn tăng lên 138 cặp; tảo hôn một phía là 82 người. Cá biệt, có 2 cặp hôn nhân cận huyết thống.

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở người Đan Lai ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông còn tồn tại
Tình trạng tảo hôn trong đồng bào Đan Lai ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông còn tồn tại

Theo thống kê của cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An, tình trạng tảo hôn xảy ra chủ yếu trong vùng đồng bào Mông, Khơ Mú, Thái. Cá biệt, có những cặp hôn nhân cận huyết thống là người Mông, Đan Lai; và vẫn còn tình trạng học sinh bỏ học để kết hôn. Xin được dẫn chứng những số liệu đáng buồn: Tình trạng tảo hôn năm 2022 là 287 cặp và 2 cặp hôn nhân cận huyết thống. Tuy nhiên, so với năm 2021, số cặp tảo hôn cả vợ, cả chồng, một người vẫn còn cao như huyện: Kỳ Sơn 138 cặp vợ chồng, 82 người là (1 người)…

Chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến thực tế này, cơ quan chức năng, đoàn thể tỉnh Nghệ An cho rằng, là do ảnh hưởng từ những quan niệm, phong tục, tập quán lạc hậu của đồng bào DTTS, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới. Các gia đình ép con lấy vợ, lấy chồng khi đang độ tuổi thanh thiếu niên (từ 15 - 16 tuổi) để phụ giúp gia đình và thêm lao động làm nương rẫy, lo cuộc sống hàng ngày…

 Bên cạnh đó, còn có sự tác động của mạng xã hội mang nội dung xấu, sự du nhập của văn hóa ngoại lai đã ảnh hưởng trực tiếp đến lứa tuổi vị thành niên, dẫn đến những trường hợp mang thai ngoài ý muốn, phải nghỉ học lấy chồng.

Đồng bào DTTS ở Nghệ An có 491.267 người, chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh, với 47 DTTS cùng sinh sống xen kẽ ở 12 huyện, thị xã. Nơi sinh sống của đồng bào DTTS trải dài trên diện tích tự nhiên 13.745 km2, chiếm 83% toàn tỉnh. Đây là vùng có 27 xã biên giới thuộc của 6 huyện là Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương và Quế Phong.

Thêm vào đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế do rào cản về ngôn ngữ, trình độ dân trí thấp… dẫn đến hiệu quả không cao. Sự can thiệp, xử phạt vi phạm hành chính từ phía chính quyền địa phương đối với các trường hợp tảo hôn có lúc thiếu kiên quyết; các chính sách, pháp luật về vấn đề hôn nhân và gia đình chưa được triển khai thực hiện hiệu quả ở vùng đồng bào DTTS; các bậc làm cha, làm mẹ chưa quan tâm đúng mức, nhiều gia đình buông lỏng trong quản lý con cái…

Cơ hội từ nguồn lực chương trình MTQG

Lâu nay, công tác tuyên truyền, vận động, có các giải pháp ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết rất được tỉnh Nghệ An quan tâm. Bằng chứng là, năm 2022 vừa qua, tỉnh tiếp tục thực hiện giai đoạn 2, Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015,về Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS, giai đoạn 2015-2025”. Uỷ ban Nhân dân tỉnh cũng đã Ban hành Kế hoạch số 252/KH-UBND ngày 6/5/2021 và kiện toàn lại Ban chỉ đạo cấp tỉnh.

Một buổi tuyên truyền về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết cho học sinh miền núi Nghệ An
Để đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết, công tác tuyên truyền, vận động vẫn là nòng cốt (Trong ảnh:Một buổi tuyên truyền về phòng chống tảo hôn và HNCH cho học sinh miền núi Nghệ An)

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh và sự quan tâm triển khai thực hiện của các sở, ban, ngành, các cấp chính quyền địa phương, công tác tuyên truyền vận động người dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách để tránh tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong vùng DTTS ngày càng có nhiều chuyển biến.

 Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã cấp nguồn kinh phí để tổ chức mở các lớp tập huấn, tuyên truyền ở các thôn bản vùng sâu, xã thuộc các huyện miền núi cao, vùng có tỷ lệ trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết cao.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng phòng Chính sách (Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An) thông tin: Lâu nay, để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết, thì công tác tuyên truyền vẫn là nòng cốt, các chế tài khác vẫn chưa thể thực hiện. Bởi vậy, trong năm qua dù có giảm nhưng tỷ lệ tảo hôn trên địa bàn toàn tỉnh vẫn còn cao.

Năm 2022, tổng nguồn vốn sự nghiệp thực hiện tiểu dự án 2, dự án 9 về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở Nghệ An là hơn 1,8 tỷ đồng. Cả giai đoạn 2021-2025, tổng nguồn vốn được hỗ trợ là hơn 5,7 tỷ đồng. Mục tiêu của cả giai đoạn mà Nghệ An đặt ra là giảm bình quân 2% - 3%/năm số cặp tảo hôn đối với các địa bàn, DTTS có tỷ lệ tảo hôn cao. Đến năm 2025, phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS.

Ngoài chính sách riêng của tỉnh, từ năm 2022, thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, Nghệ An đã lồng ghép, tổ chức tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức cho các đối tượng vùng đồng bào DTTS. 

Đến thời điểm hiện tại, công tác tuyên truyền, vận động phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết đã được phòng dân tộc các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Anh Sơn, Quế Phong, Nghĩa Đàn...tổ chức tuyên truyền theo nguồn kinh phí được cấp. 

Ông Lô Thanh Nhất, Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương cho hay: Với nguồn lực thực hiện tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thuộc dự án 9, chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và Miền núi, huyện kỳ vọng sẽ giảm nhanh hơn nữa tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết.

Huyện đặt ra mục tiêu giảm bình quân 2%-3% mỗi năm số cặp tảo hôn và đến năm 2025 ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Theo ông Nhất, đó là nhiệm vụ, mục tiêu nặng nề đòi hỏi cả hệ thống chính trị, phối hợp chặt chẽ các sở ban ngành cấp tỉnh để triển khai thực hiện.

Một buổi tập huấn về giảm thiểu vấn nạn tảo hôn tại xã Tri Lễ, huyện Quế Phong
Một buổi tập huấn về giảm thiểu vấn nạn tảo hôn tại xã Tri Lễ, huyện Quế Phong

Qua nắm bắt thông tin, việc tuyên truyền, vận động phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết cũng đã được thực hiện tại 4 điểm trường, gồm 2 điểm tại huyện Tương Dương, thuộc các xã Nga My và Yên Hòa; 2 điểm tại huyện Quỳ Châu thuộc các xã Châu Hoàn và Châu Phong. Đối tượng tham gia là khoảng 1.200 em học sinh các trường THCS bán trú  và các thầy cô giáo. 

Bà Nguyễn Thị Châu, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Quỳ Châu nhìn nhận, việc tuyên truyền, vận động chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết ngay từ trong trường rất ý nghĩa và hiệu quả. Phòng cũng đã chỉ đạo các trường, khéo léo tuyên truyền bằng rất nhiều hình thức với phương châm “mưa dầm thấm lâu”. 

Hy vọng với sự quyết tâm của các cấp chính quyền trong việc kiên trì thực hiện các giải pháp, trong đó triển khai hiệu quả, tiểu dự án 2, dự án 9 trên địa bàn Nghệ An, sẽ đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong thời gian sớm nhất./.

Tin nổi bật trang chủ
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11:00, 27/04/2024
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tin tức - PV - 08:05, 27/04/2024
Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024) với chủ đề "Tràng An - Ngọc đất Việt".
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 06:35, 27/04/2024
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Gương sáng - Ngọc Thu - 06:15, 27/04/2024
Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.