Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giàng A Sáu- tỷ phú người Mông trên rẻo cao Sài Lương

Mai Hương - 19:03, 19/09/2021

Từng bỏ bản làng để tìm nơi lập nghiệp, nhưng rồi chàng trai dân tộc Mông Giàng A Sáu nhận ra, không nơi nào thuận lợi bằng lập nghiệp trên chính quê hương mình. Với nghị lực quyết tâm và ý chí vươn lên, anh đã thành công với mô hình khởi nghiệp từ cây quế ngay trên đồi núi quê anh- bản Sài Lương 3, xã An Lương, huyện Văn Chấn (Yên Bái).

Cán bộ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Văn Chấn giúp vợ chồng anh Giàng A Sáu xếp gọn tiền trước khi gửi tiết kiệm.
Cán bộ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Văn Chấn giúp vợ chồng anh Giàng A Sáu xếp gọn tiền trước khi gửi tiết kiệm.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có 9 anh, chị em, Giàng A Sáu là con thứ 6 trong gia đình. Lớn lên trong điều kiện bản làng thiếu thốn mọi bề: điện, đường về bản chưa có, nước sinh hoạt phải tự dẫn từ trên núi về không bảo đảm vệ sinh, Giàng A Sáu thấy cái nghèo luôn bám riết lấy người dân quê mình. Với ý chí quyết tâm lập nghiệp, A Sáu đã lặn lội đi tìm đất khai hoang trồng cây lúa, cây ngô. Tuy nhiên, sau nhiều lần thuyết phục gia đình chuyển cư không thành, Giàng A Sáu quyết định quay về bản để bắt tay vào trồng cây quế.

Năm 27 tuổi, Giàng A Sáu lấy vợ rồi chọn đất ở khu vực gần khe nước để làm nhà, ổn định cuộc sống. Anh hiểu rằng, không phá rừng thì còn nước, muốn nước đủ quanh năm thì phải trồng nhiều rừng. Vậy là từng ngày, từng tháng, anh mở rộng dần diện tích trồng cây quế. Cây quế của anh ban đầu chỉ mọc quanh nhà, quanh vườn rồi lan lên đồi, lên núi...

Giàng A Sáu cho biết, cây quế được trồng ở xã An Lương khá sớm. Tiếng Mông gọi cây quế là “kỷ phì”. Nó không chỉ là cây thuốc mà còn là cây xóa nghèo, cây làm giàu của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Cây quế trồng càng lâu năm càng có giá trị; thân, cành, lá, vỏ quế đều bán được với giá cao. 

Vì vậy, để “lấy ngắn nuôi dài“, anh trồng xen canh lúa, ngô, khoai, sắn vào nương quế trong 3 năm đầu tiên để giữ đất màu và đỡ công làm cỏ. Có đủ lương thực để ăn và phục vụ nuôi gà, lợn..., gia đình anh an tâm tiếp tục phát triển, mở rộng diện tích trồng quế.

Niên vụ 2019, Giàng A Sáu bán 1 đồi quế đầu tiên được 3 tỷ đồng. Anh gửi toàn bộ số tiền bán quế vào Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Văn Chấn. Năm vừa rồi, anh rút ra một phần trong sổ tiết kiệm để đầu tư xây dựng ngôi nhà ở khang trang.

Đầu tháng 6 vừa qua, thương lái đến nài nỉ, anh đồng ý bán tiếp một đồi quế khác với giá 4 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền này, A Sáu đem gửi tiết kiệm tại NHCSXH huyện Văn Chấn. Anh trở thành người nông dân có số tiền gửi ngân hàng cao nhất trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Người dân Văn Chân Yên Bái thu hoạch quế
Người dân Văn Chấn Yên Bái thu hoạch quế

Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, Giàng A Sáu còn tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thanh niên trong bản thay đổi tư duy trong lao động sản xuất, đưa cây quế trở thành cây mũi nhọn kinh tế hộ gia đình. Hiện nay, 100% số hộ gia đình ở bản Sài Lương 3 tham gia trồng quế, trong đó có 17 chủ hộ ở lứa tuổi thanh niên đều có rừng quế xanh tốt với diện tích khoảng 300 - 400 ha. Góp phần nâng cao đời sống vật chất cho người dân, giúp giảm tỷ lệ hộnghèo của bản từ trên 70% (theo chuẩn nghèo đa chiều  giai đoạn 2015 - 2020) xuống còn 40% năm 2020.

Một tin vui khác đối với người dân nơi đây là, dự án mở đường Nghĩa Lộ - Mậu A đi qua xã An Lương đang tích cực được triển khai. Công nhân điện lực đang dựng cột, kéo dây để mở rộng khu vực dân cư An Lương được sử dụng điện. Vậy là ước mong có đường, có điện của người dân xã An Lương nói chung, của Giàng A Sáu nói riêng sắp trở thành hiện thực. 

Giàng A Sáu bộc bạch: "Khi có đường tốt, mình sẽ rút một phần tiết kiệm để mua một cái xe ô tô, thỉnh thoảng đưa vợ con đi đây đó mở mang hiểu biết, kiến thức để tiếp tục phát triển kinh tế, làm giàu trên quê hương mình...“

Nghe anh nông dân người Mông chia sẻ như vậy, chúng tôi thực sự rất nể phục. Với 10 ha quế đang khép tán, cùng mô hình vườn rừng, nông dân Giàng A Sáu đã trở thành tấm gương sáng, tạo sức lôi cuốn, lan tỏa cho thế hệ thanh niên lập nghiệp noi theo.


Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 8 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 8 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 8 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 8 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 8 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 8 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 8 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.