Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giáo dục Việt Nam theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới (WB): Đổi mới phương pháp và tiếp cận giáo dục chất lượng cao

PV - 14:38, 09/05/2018

Trên cơ sở kết quả cuộc khảo sát tại Việt Nam, các chuyên gia của WB đã xây dựng và công bố Báo cáo cập nhật về đói nghèo và thịnh vượng chung ở Việt Nam năm 2018. Nghiên cứu của WB cho thấy, 72% người nghèo ở Việt Nam là đồng bào các DTTS. Gần 45% đồng bào DTTS sống trong cảnh nghèo mặc dù DTTS chỉ chiếm 15% dân số cả nước Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã thành công trong công cuộc giảm nghèo, tuy nhiên, những thách thức còn lại trong công cuộc này và thúc đẩy thịnh vượng chung của Việt Nam còn ở phía trước. Cải cách giáo dục là một trong những giải pháp trong chính sách chiến lược của Việt Nam.

Các chuyên gia WB phân tích, sự chênh lệch về giáo dục vẫn tồn tại, đẩy người nghèo và cận nghèo vào các công việc kiếm ít tiền từ thời điểm họ bước vào thị trường lao động. Tỷ lệ nhập học của trẻ em ở các hộ gia đình thuộc nhóm thu nhập đáy thấp hơn tỷ lệ trẻ em ở các hộ gia đình thuộc nhóm giàu ở tất cả các bậc học. Sự chênh lệch này càng mở rộng cho đến cuối bậc THCS, khi đó 1/3 trẻ em từ các hộ gia đình ở nhóm đáy đã bỏ học. Những chênh lệch tương tự đối với trẻ em DTTS. Nhìn chung, học sinh từ các hộ gia đình nghèo có nhiều khả năng bỏ học. Những khác biệt này tạo ra sự chênh lệch về trình độ học vấn, làm chậm sự dịch chuyển xã hội giữa các thế hệ và làm gia tăng bất bình đẳng.

Theo nghiên cứu của WB, ngành Giáo dục Việt Nam cần đổi mới phương pháp sư phạm để người học phát triển khả năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán và kỹ năng. Theo nghiên cứu của WB, ngành Giáo dục Việt Nam cần đổi mới phương pháp sư phạm để người học phát triển khả năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán và kỹ năng.

Nghiên cứu cũng cho thấy, trong cùng một trường học, học sinh xuất thân khác nhau đều được hưởng sự bình đẳng từ sự gia tăng chất lượng trường học. Nhưng có sự khác biệt về chất lượng trường học giữa các cộng đồng nghèo và không nghèo, bởi người nghèo thường sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS nên chất lượng trường học không bằng các trường học ở vùng đô thị, đây là một trong những nhân tố có xu hướng tạo ra sự chênh lệch về trình độ học vấn.

Tình trạng kinh tế-xã hội của hộ gia đình cũng góp phần vào chênh lệch trong giáo dục. Các hộ gia đình trong nhóm có thu nhập cao chi tiêu vào học thêm và hỗ trợ học tập cho mỗi học sinh nhiều hơn các hộ gia đình ở nhóm dưới là 6,5 lần. Người Kinh và người Hoa chi tiêu cho mỗi học sinh nhiều hơn khoảng 3,5 lần so với các hộ gia đình DTTS khác.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam cho biết: Xóa nghèo cùng cực và thúc đẩy sự thịnh vượng chung là hai mục tiêu của WB nhằm hỗ trợ các quốc gia. Với Việt Nam, WB khuyến nghị: Ngoài việc nâng cao năng suất lao động và đầu tư vào cơ sở hạ tầng để duy trì việc làm và tăng lương mà không giảm khả năng cạnh tranh; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp thông qua thay đổi mô hình sử dụng đất nông nghiệp, tăng cường quyền sử dụng đất và nâng cao kỹ năng cho nông dân nghèo… thì Việt Nam cần thực hiện cải cách giáo dục nhằm đảm bảo sự công bằng trong các cơ hội và phát triển kỹ năng của lực lượng lao động.

Ưu tiên hàng đầu là giúp những người nghèo còn lại chuyển sang các công việc có thu nhập cao hơn, chủ yếu là những việc có lương chính thức và cây trồng phi truyền thống trong nông nghiệp. Các công việc tốt nhất ở Việt Nam đòi hỏi trình độ sau phổ thông nên người nghèo bị ảnh hưởng bởi trình độ học vấn thấp. Hầu hết đều tham gia vào thị trường lao động với trình độ trung học và chỉ có 6% trình độ đại học. Nhưng tiền lương cho trình độ trung học, thậm chí là trung học phổ thông thấp.

Theo Tiến sĩ Obert Pimhidzai, chuyên gia Kinh tế Cao cấp, Nhóm Toàn cầu về nghèo và công bằng WB, Việt Nam cần giải quyết các vấn đề về chất lượng giáo dục. Cải cách chương trình và thời gian học tập là cần thiết để thu hẹp khoảng cách này. Trẻ em ở các xã xa trung tâm huyện có tỷ lệ bỏ học ở bậc trung học cao hơn, điều đó chỉ ra những khó khăn trong tiếp cận với giáo dục sau trung học cho học sinh ở vùng sâu, vùng xa. Cần mở rộng tiếp cận với giáo dục chất lượng cao, đặc biệt ở các vùng nghèo và chưa đủ cơ sở giáo dục, là việc rất quan trọng không chỉ đối với phát triển kỹ năng, mà còn để giảm bất bình đẳng hiện có trong tiếp cận cơ hội giữa người nghèo và người không nghèo. Cùng với đó, Việt Nam cần đổi mới thời gian học ở trường học để tăng giờ giảng dạy. Bởi việc dạy kèm và sự chênh lệch giữa chất lượng các trường học ở các cộng đồng nghèo và không nghèo giải thích sự khác biệt về thành tích học tập ở cấp THCS, điều này quyết định việc có tiếp tục học tiếp sau trung học hay không.

Có thể thấy, giảng dạy không đủ đặt trẻ em nghèo vào thế bất lợi. Việc này có thể được giải quyết bằng cách tăng giờ giảng dạy trong trường học. Rà soát chương trình giảng dạy và phương pháp sư phạm, giảng dạy và kiểm tra nên tập trung nhiều hơn vào việc phát triển khả năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán và kỹ năng mà các nhà tuyển dụng cho là thiếu ở Việt Nam.

HƯƠNG TRÀ

Tin nổi bật trang chủ
Hôm nay (20/5), khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV

Hôm nay (20/5), khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV

Sáng nay 20/5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp được tiến hành theo 2 đợt: đợt 1 từ ngày 20/5 đến ngày 8/6/2024; đợt 2 từ ngày 17/6 đến sáng ngày 28/6/2024, với tổng thời gian 26,5 ngày làm việc.
Hà Giang: Biểu dương, khen thưởng hơn 180 tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác

Hà Giang: Biểu dương, khen thưởng hơn 180 tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác

Tin tức - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Vừa qua, tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Bí thư Chi bộ (BTCB) thôn, tổ dân phố tiêu biểu năm 2024.
Quảng Nam: Rà soát các tiêu chí đối với huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025

Quảng Nam: Rà soát các tiêu chí đối với huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM) ở các huyện phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM và NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 ở Quảng Nam còn tương đối chậm. Do đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan rà soát, báo cáo để có hướng chỉ đạo triển khai trong thời gian tới.
Quảng Nam: Cải thiện dinh dưỡng trẻ em dưới 16 tuổi ở các huyện nghèo

Quảng Nam: Cải thiện dinh dưỡng trẻ em dưới 16 tuổi ở các huyện nghèo

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành kế hoạch thực hiện Tiểu dự án cải thiện dinh dưỡng (Tiểu dự án 2- Dự án 3) năm 2024 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Đắk Nông: Phạt gần 500 triệu đồng đối với trang trại nuôi heo xả thải ra môi trường

Đắk Nông: Phạt gần 500 triệu đồng đối với trang trại nuôi heo xả thải ra môi trường

Pháp luật - Hoàng Thùy - 2 giờ trước
Ngày 19/5, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, UBND tỉnh Đắk Nông vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông P.V.S. - chủ trang trại chăn nuôi heo (lợn) ở xã Nam Bình, huyện Đắk Song, với tổng số tiền 487 triệu đồng.
Mận hậu và nông sản Sơn La đã có mặt trong hệ thống siêu thị Saigon Co.op

Mận hậu và nông sản Sơn La đã có mặt trong hệ thống siêu thị Saigon Co.op

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 2 giờ trước
Ngày 19/5, UBND tỉnh Sơn La và Liên hiệp HTX Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đã tổ chức Lễ khởi hành đưa quả mận hậu Sơn La vào hệ thống phân phối của Saigon Co.op.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
5.500 phụ nữ diễu hành áo dài “Rạng ngời sắc sen” tại Đồng Tháp

5.500 phụ nữ diễu hành áo dài “Rạng ngời sắc sen” tại Đồng Tháp

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 2 giờ trước
Ngày 19/5, tại Tp. Cao Lãnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Tháp tổ chức diễu hành áo dài với chủ đề “Rạng ngời sắc sen”. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 55 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ và hưởng ứng Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024.
Họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Tin tức - Hoàng Quý - 13:00, 19/05/2024
Ngày 19/5, tại Hà Nội, Văn phòng Quốc hội tổ chức Họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã chủ trì họp báo.
Khánh thành Tượng đài Bác Hồ tại thành phố Phú Quốc

Khánh thành Tượng đài Bác Hồ tại thành phố Phú Quốc

Tin tức - Như Tâm - Tào Đạt - 11:55, 19/05/2024
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 19/5, UBND tỉnh Kiên Giang đã tổ chức Lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ tại phường Dương Đông (Tp. Phú Quốc).
Thủ tướng kêu gọi mọi người dân Việt Nam đăng ký hiến tạng - gieo mầm sự sống

Thủ tướng kêu gọi mọi người dân Việt Nam đăng ký hiến tạng - gieo mầm sự sống

Thời sự - Phạm Tiếp - 11:15, 19/05/2024
Sáng 19/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ phát động “Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người – Cho đi là còn mãi” do Bộ Y tế, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam diễn ra tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội).
Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7

Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7

Thời sự - TRUNG HƯNG - 11:00, 19/05/2024
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Quốc hội sẽ tiến hành công tác nhân sự tại Kỳ họp thứ 7 từ ngày 20 đến 22/5, theo đó bầu các chức danh Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội theo thẩm quyền quy định.