Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giữ nhà dài để “nuôi chiêng, nuôi ché”

Thảo Linh - 14:10, 03/02/2024

Nhà dài là loại hình kiến trúc độc đáo của đồng bào dân tộc Mạ. Mỗi nếp nhà không đơn thuần chỉ là không gian sinh hoạt, mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tâm linh của cư dân nơi đại ngàn. Nếu như trước đây, mỗi buôn người Mạ thường có 7 đến 10 nhà dài. Nhưng hiện cả vùng đất Nam Tây Nguyên chỉ còn lại ngôi nhà dài duy nhất ở buôn B’Đăng, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Bà Ka Dít là chủ nhân của ngôi nhà dài này bộc bạch: Mình phải giữ lấy nhà dài để “nuôi chiêng, nuôi ché”.

Ngôi nhà dài của bà Ka Dít
Ngôi nhà dài của bà Ka Dít

Xưa, ở miền đất Lộc Bắc có khoảng chục nóc nhà dài tại các buôn B’Đăng, B’Lạch A, B’Lạch B... Nhà dài năm, sáu chục mét, có nóc dài đến cả trăm mét, với trên mười bếp lửa, tương đương cho chừng ấy hộ cùng huyết thống cư ngụ. Dù hoàn cảnh kinh tế, điều kiện sống có khó khăn vất vả, nhưng khi chung một mái nhà, mọi người nhường nhịn, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Không khí trong ngôi nhà dài luôn ấm áp.

Nhiều năm qua, cuộc sống hiện đại len lỏi trong mỗi buôn làng, nóc nhà người Mạ, nên nhà dài cũng mất dần, đồng nghĩa chiêng, ché cổ cũng dần dần rời buôn làng người Mạ, nay chỉ còn lại ngôi nhà dài của bà Ka Dít tồn tại. Trong nhà dài vẫn lưu giữ trên 90 chiếc ché, có những chiếc ché cổ cả trăm tuổi.

Bếp lửa nhà dài
Bếp lửa trong ngôi nhà dài

Ngắm nhìn chiếc ché cổ tố xà lùng được bà Ka Dít nâng niu, đặt ở nơi trang trọng nhất làm cho tôi sực nhớ chuyện cũ. Cách đây hơn 10 năm, cũng tại ngôi nhà dài này, ông K’Rền (chồng của bà Ka Dít) rành rọt kể cho chúng tôi nghe: “Chiếc ché cổ này có lâu lắm rồi! Năm đó đầu mùa khô nắng ráo, đi lại khá thuận lợi, mình khi đó còn trai trẻ, cùng với người thân trong dòng tộc lùa một đàn trâu 12 con vượt không biết bao nhiêu ngày xuyên rừng, vượt sông, suối xuống tận vùng đồng bào dân tộc Chăm ở tỉnh Ninh Thuận để đổi lấy, rước về và “nuôi” nó trong ngôi nhà dài này cho đến hôm nay”.

Nay, ông K’Rền đã về với đất mẹ lâu rồi, câu chuyện đổi 12 con trâu để lấy một chiếc ché tố xà lùng thực hư như thế nào khó kiểm chứng. Nhưng, chiếc ché cổ tố xà lùng đó và những chiếc ché khác trong nhà dài này có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống, tinh thần, lẫn tâm linh của đồng bào dân tộc Mạ, nên được mọi người bảo quản, gìn giữ, trân trọng. Vì đó là những tài sản vô giá của người Mạ.

Ngoài ché cổ, trong không gian nhà dài của bà Ka Dít còn “nuôi’ ba bộ chiêng sáu, với 18 chiếc. Cứ mỗi dịp ngày hội của buôn làng, hay lễ tạ Yàng, mừng lúa mới, hoặc đón khách quý, những thanh âm của cồng chiêng trầm hùng, vang vọng cả núi rừng. Vừa tấu xong một bài chiêng đón khách, già làng K’Diệp ở xã Lộc Bắc vui vẻ cho biết: “Trong quan niệm của người Mạ mình, nhà nào nhiều chiêng, ché là biểu hiện của sự sung túc, giàu có. Hơn nữa, trong mỗi chiêng, ché ấy rất linh thiêng, có những vị thần án ngự, sẽ giúp cho chủ nhà và mọi người trong gia đình mạnh khỏe, bình an, đoàn kết, hạnh phúc. Mùa màng tốt tươi, lúa đầy kho, gia súc, gia cầm đầy chuồng. Theo già làng K’Diệp, giờ đây, với xu thế gia đình “gọn nhẹ”, người Mạ làm nhà xây kiên cố nên đã phá hết nhà dài. Cũng may có bà Ka Dít còn giữ được ngôi nhà dài này đến ngày hôm nay. Đây là nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng của người Mạ còn được lưu giữ lại”.

Chị Ka Briết – con gái của bà Ka Dít tiếp lời: “Mình sẽ tiếp nối mẹ mình giữ lại ngôi nhà dài này. Sau này, mình cũng khuyên con cháu phải giữ lại. Mình luôn tự hào về căn nhà dài này vì nó rất gần gũi, thân thương, như máu thịt của người Mạ mình”.

Bà Ka Dít nâng niu, gìn giữ ché cổ
Bà Ka Dít nâng niu, gìn giữ ché cổ

Mỗi khi có lễ hội của người Mạ diễn ra tại ngôi nhà dài này, bà con các dân tộc khác ở trong vùng cùng đến tham dự, chung vui. Căn nhà dài là biểu hiện cho tình đoàn kết, ý chí, sức mạnh của cộng đồng; không chỉ là niềm tự hào của bà con buôn B’Đăng mà của cả đồng bào dân tộc Mạ trên địa bàn xã Lộc Bắc.

Ông K’Núi, Phó Bí thư Đảng ủy xã Lộc Bắc cho biết: “Nhà dài là nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc Mạ. Tại đây, Người có uy tín cùng các nghệ nhân thường hướng dẫn thế hệ trẻ tìm hiểu về văn hóa dân tộc Mạ thông qua các câu chuyện cổ, những bài ca dao, tục ngữ; thường xuyên cho các em được tiếp cận các vật dụng sinh hoạt, các chiêng, ché cổ lưu giữ tại đây; đồng thời chỉ dạy các em luyện tập đánh cồng chiêng…

Vít cong cần rượu trong tiết Xuân dịu nhẹ, già làng K’Diệp nhắn nhủ: “Nhà dài không chỉ là kiến trúc cổ xưa của người Mạ, mà còn là tinh thần, linh hồn của người Mạ. Chúng tôi quyết tâm giữ lấy cái nhà dài này để “nuôi chiêng, nuôi ché”. Lễ hội Xuân sắp tới, mời mọi người đến với bà con người Mạ để cùng chung vui, uống rượu cần, thưởng thức các hương vị, món ăn của người Mạ. Cùng nhau mở rộng vòng xoang, trong tiếng cồng, tiếng chiêng trầm hùng giữa đại ngàn trùng điệp”.

Tin cùng chuyên mục
Lạc bước vào phố cổ Đồng Văn

Lạc bước vào phố cổ Đồng Văn

Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ bởi khung cảnh thiên nhiên nên thơ, hùng vĩ mà còn có những khu phố cổ mang trong mình nhiều nét văn hóa đẹp của người dân địa phương. Nhắc đến phố cổ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Hội An hay Hà Nội nhưng như thế là chưa đủ… Việt Nam còn có phố cổ Đồng Văn (Hà Giang)!
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.
Nhìn lại Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Quảng Nam: Linh hoạt lồng ghép nguồn vốn (Bài 1)

Nhìn lại Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Quảng Nam: Linh hoạt lồng ghép nguồn vốn (Bài 1)

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 13 phút trước
Xác định, xây dựng nông thôn mới (NTM) không chỉ là xây dựng cơ sở hạ tầng, mà còn góp phần giúp bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Vì thế, các cấp, ngành tỉnh Quảng Nam đã dành nhiều nguồn lực đầu tư cho các địa phương xây dựng NTM. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM, các cấp chính quyền cũng gặp không ít những vướng mắc phát sinh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu, nhiệm vụ mà các ban, ngành liên quan đã đặt ra trước đó.
Nghệ An: Đề xuất giải pháp khả thi trong trồng rừng thay thế

Nghệ An: Đề xuất giải pháp khả thi trong trồng rừng thay thế

Kinh tế - An Yên - 17 phút trước
Ngoài những khó khăn như thiếu cây giống bản địa, nếu chọn cây bản địa thì nhiều thủ tục thanh quyết toán, đơn giá thấp, dễ phát sinh chi phí ..., còn có nguyên nhân do thời tiết bất lợi, trâu bò phá hoại, sâu bệnh phá hoại... khiến cho nhiều diện tích rừng trồng thay thế trên địa bàn tỉnh Nghệ An chỗ thì chết gần hết, nơi thì phải dặm thêm nhiều lần.
Quảng Nam: Phổ biến nghiệp vụ điều tra, thu thập thông tin DTTS

Quảng Nam: Phổ biến nghiệp vụ điều tra, thu thập thông tin DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 19 phút trước
Trong 2 ngày 23 - 24/5, Cục Thống kê Quảng Nam phối hợp Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024.
Sẽ vinh danh 50 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu năm 2024

Sẽ vinh danh 50 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu năm 2024

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 22 phút trước
Chương trình Tỏa sáng nghị lực Việt năm 2024 sẽ tuyên dương 50 đại biểu là thanh niên khuyết tật và trao sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng cùng các phần thưởng giá trị khác.
Cây chè và văn hóa trà của người Việt lên tem bưu chính

Cây chè và văn hóa trà của người Việt lên tem bưu chính

Tin tức - Thanh Nguyên - 25 phút trước
Bộ Thông tin và Truyền thông và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam vừa phát hành bộ tem và blốc về “Cây chè” nhằm giới thiệu vẻ đẹp, giá trị kinh tế của loại cây công nghiệp thế mạnh của Việt Nam, quảng bá nông sản của nước ta với bạn bè quốc tế.
Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng

Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng

Nghi Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng thường được tổ chức vào ngày cuối tháng 1 âm lịch hằng năm. Thần rừng được coi là vị thần linh thiêng, che chở cho dân làng trong cuộc sống hàng ngày, phù hộ cho mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt. Lễ Cúng rừng vì thế mà từ lâu đã trở thành nét đẹp không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào.
Quảng Ngãi: Tập huấn cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Quảng Ngãi: Tập huấn cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 26 phút trước
Ngày 23/5, Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho gần 100 Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Hơn 11.700 Video Clip của các bạn trẻ quảng bá văn hóa Việt Nam

Hơn 11.700 Video Clip của các bạn trẻ quảng bá văn hóa Việt Nam

Tin tức - Văn Hoa - Bảo Anh - 28 phút trước
Hơn 11.700 Video Clip dự thi từ 67/67 tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc, trong đó có 4.873 tác phẩm đúng thể lệ, phù hợp chủ đề được xét duyệt vào vòng bình chọn Cuộc thi sáng tác Video Clip “Tinh hoa Việt Nam” do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức.
Hoàng Su Phì (Hà Giang): Lần đầu tiên tổ chức “Hội thi 1719”

Hoàng Su Phì (Hà Giang): Lần đầu tiên tổ chức “Hội thi 1719”

Tin tức - Thu Hằng - Vũ Mừng - 31 phút trước
Ngày 28/5 tới đây, Hội thi 1719 huyện Hoàng Su Phì lần thứ I sẽ diễn ra tại Hội trường Trung tâm huyện Hoàng Su Phì.
Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh tổng kết các cuộc vận động, phong trào thi đua giai đoạn 2019 - 2024

Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh tổng kết các cuộc vận động, phong trào thi đua giai đoạn 2019 - 2024

Trang địa phương - Mỹ Dung - 34 phút trước
Ngày 23/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết các cuộc vận động, phong trào thi đua do MTTQ chủ trì, phát động giai đoạn 2019 - 2024.
Gia Lai: Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ quy tập từ Campuchia về nước

Gia Lai: Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ quy tập từ Campuchia về nước

Tin tức - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Sáng 23/5, tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia về nước.