Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hát Lừu-Khó khăn chồng chất

PV - 15:07, 29/08/2018

Thời gian qua, các cấp, các ngành huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã cùng người dân nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ để ổn định cuộc sống. Thế nhưng, đời sống của bà con nơi đây vẫn còn vô vàn khó khăn, thiếu thốn, rất cần đến sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành và toàn xã hội.

Hát Lừu Ngôi nhà mới được xây dựng của chị Lò Thị Loan, bản Lừu, xã Hát Lừu nhờ sự giúp đỡ của Nhà nước và các nhà hảo tâm.

Có dịp đến thăm cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng của mưa lũ tại khu tái định cư (TĐC) xã Hát Lừu (huyện Trạm Tấu), chúng tôi mới thấy được những khó khăn của người dân nơi đây.

Chuyển về căn nhà mới ở bản Hát 2 (xã Hát Lừu) được gần 1 năm nay, nhưng đến tận bây giờ, chị Lò Thị Loan vẫn chưa thể nguôi ngoai nỗi đau do trận lũ lịch sử năm 2017 để lại. Mặc dù không bị thiệt hại về người, nhưng tất cả tài sản, ruộng vườn nhà chị Loan đều bị trôi theo dòng nước lũ.

Nhìn căn nhà mới khang trang, nhưng bên trong chỉ vẻn vẹn vài bộ quần áo, một ít đồ dùng sinh hoạt gia đình của chị Loan, chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Căn nhà được dựng lên từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước và các nhà hảo tâm, cùng với sự giúp đỡ từ gia đình và anh em.

Hàng xóm của chị Loan là gia đình chị Đường Thị Hom. Trong cơn lũ lịch sử năm ngoái, chị Hom may mắn còn giữ được một phần của ngôi nhà và 1 con bò. Thế nhưng cuộc sống của chị Hom cũng không khá hơn bao nhiêu. Chồng mất sớm, cậu con trai đang học lớp 9, một mình chị phải gồng gánh lo toan mọi việc của gia đình. Hàng ngày chị loanh quanh ở nhà, bám vào mảnh ruộng 0,5ha và một ít nương để trồng ngô nuôi con ăn học.

Nhìn con bò, chị rơm rớm nước mắt nói với chúng tôi: “Đây là tài sản giá trị lớn nhất mình có. Mặc dù đã chuyển nhà qua khu đất mới an toàn hơn, nhưng mỗi lần mưa bão về, mình đều ăn không ngon, ngủ không yên, rất lo sợ”.

Được biết, xã Hát Lừu có 35 hộ được bố trí tái định cư tại nơi ở mới theo hình thức ở xen kẽ với các hộ dân khác. Mỗi hộ được hỗ trợ 40 triệu đồng và nguyên vật liệu để xây nhà mới. Đến nay, các hộ đều đã có nhà mới kiên cố, ở vùng đất an toàn.

Ông Lò Văn Pầng, Phó Chủ tịch UBND xã Hát Lừu cho biết, các khu tái định cư đều được lựa chọn theo các tiêu chí an toàn, giảm thiểu việc xây dựng hạ tầng như gần đường giao thông, gần nguồn nước và có thể kéo điện về. Thế nhưng vấn đề khó khăn nhất của xã hiện nay vẫn là đảm bảo phát triển kinh tế cho người dân.

Nguyên nhân dẫn đến việc khó đảm bảo sinh kế cho người dân chủ yếu do đặc thù là huyện vùng cao, quỹ đất rất hạn chế bởi địa hình núi dốc, dẫn tới việc có rất ít đất sản xuất. Thêm nữa, đa phần diện tích đất trồng lúa phải chuyển đổi sang đất tái định cư, quỹ đất canh tác đã ít lại càng eo hẹp hơn. Bên cạnh đó, do địa phương lại thường xuyên bị thiên tai, rét đậm rét hại, nên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân gặp không ít khó khăn. Thu nhập chủ yếu của người dân nơi đây là đi làm thuê ở các địa phương khác và trông chờ vào mấy cây sắn, cây ngô…

Phó Chủ tịch UBND xã Hát Lừu, Lò Văn Pầng đưa ra dẫn chứng về những khó khăn chồng chất trong việc tìm giải pháp để đảm bảo phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho người dân: “Vừa qua, cơn bão số 3 đã gây thiệt hại về tài sản, hoa màu của xã, ước tính gần 4 tỷ đồng. Nhiều diện tích hoa màu bị mất, giao thông tê liệt. Hay như trước Tết Nguyên đán 2018, do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại đã làm chết 25 con trâu, 7 con bò…

Để khắc phục những khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống cho người dân, chính quyền xã Hát Lừu đã vận động người dân duy trì diện tích gieo trồng hoa màu, mở rộng chăn nuôi. Trong 8 tháng đầu năm 2018, xã đã tổ chức 15 lớp tập huấn các mô hình chuyển giao khoa học-kỹ thuật, xây dựng mô hình trồng rau sạch, chăn nuôi gà cho bà con. Tuy nhiên, đó mới chỉ là giải pháp tạm thời.

Ông Lò Văn Pầng trăn trở: “Do đặc điểm khó khăn của địa phương, chúng tôi cũng đã cố gắng vận động người dân tham gia các lớp học nghề, để giúp người dân có điều kiện tăng thu nhập. Hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình kinh tế. Còn về vấn đề đất sản xuất, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm giải pháp để giải quyết…”.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Theo UBND huyện Hoài Ân (Bình Định), Ngày hội Nông sản lần thứ II sẽ diễn ra trong 3 ngày (16 - 18/5). Đây được đánh giá là ngày hội nông sản quy mô lớn nhất tỉnh Bình Định, quy tụ 105 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương và một số huyện lân cận.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 13 giờ trước
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 13 giờ trước
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 13 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 13 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 13 giờ trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1255/QĐ-BVHTTDL về tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một tại Yên Bái, Vĩnh Phúc và Trà Vinh.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 13 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 14 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 14 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).