Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hệ thống xăng dầu, khí đốt phải vận hành đồng bộ, thông suốt, bảo đảm cho nền kinh tế

PV - 17:40, 30/03/2023

Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu ra tại cuộc họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch), sáng 30/3.

Hệ thống xăng dầu, khí đốt phải vận hành đồng bộ, thông suốt, đảm bảo cho nền kinh tế - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Xác định, phân định rõ cấp độ trong hệ thống cung ứng, dự trữ xăng dầu, khí đốt (tư nhân, doanh nghiệp, quốc gia) để có cơ chế vận hành tương ứng với các tình huống biến động trên thị trường xăng dầu - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng, sự cần thiết của Quy hoạch trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Trong thời gian qua, tình hình cung ứng xăng dầu có nhiều biến động, khó khăn, bất ổn, có thể gây ảnh hưởng lập tức đến thị trường trong nước.

"Quy hoạch này đòi hỏi độ chính xác lớn, tính khả thi cao, sát với nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra của thực tiễn và dự báo dài hạn, bảo đảm sự chủ động, ổn định về nguồn cung năng lượng cho nền kinh tế", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương, đơn vị tư vấn lập Quy hoạch, các chuyên gia, thành viên Hội đồng đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt giai đoạn trước đây, nguyên nhân những nhiệm vụ chưa thực hiện được, nhất là tình trạng bất ổn khi nguồn cung ngắt quãng. Tính khả thi của Quy hoạch về mặt kỹ thuật, công nghệ, nhu cầu thị trường trong nước hiện nay và dự báo trong tương lai. Mối quan hệ, tác động của Quy hoạch tới các quy hoạch về đất đai, môi trường, giao thông vận tải…Cơ chế, chính sách để thực hiện Quy hoạch, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo ở khâu nào, phương án huy động xã hội hoá, có tính toán đến các cơ sở lọc hoá dầu trong nước, để bảo đảm chủ động chuỗi cung ứng. Trách nhiệm cụ thể của từng bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp khi thực hiện Quy hoạch.

"Những vấn đề đưa vào quy hoạch phải được tính toán, phân tích, so sánh với nhu cầu phát triển kinh tế, khả năng tiêu thụ của thị trường, thời gian dự trữ, yêu cầu chất lượng sản phẩm, công nghệ dự trữ, an toàn phòng cháy, chữa cháy và vệ sinh môi trường…", Phó Thủ tướng nêu rõ và đề nghị các thành viên Hội đồng thẩm định, uỷ viên phản biện trao đổi thẳng thắn, khoa học.

Hệ thống xăng dầu, khí đốt phải vận hành đồng bộ, thông suốt, đảm bảo cho nền kinh tế - Ảnh 2.

Ts. Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho rằng, trong quá trình thực hiện Quy hoạch cần tiếp tục có sự điều chỉnh phù hợp, tránh quy hoạch cứng khi cơ cấu năng lượng sẽ có sự thay đổi trong thời gian tới - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Cần khoảng 270.000 tỷ đồng đầu tư cho hệ thống xăng dầu, khí đốt

Theo báo cáo của Bộ Công thương, hệ thống kho dự trữ xăng dầu được phân bố trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, hiện chưa có hệ thống kho riêng cho dự trữ quốc gia.

Tổng mức dự trữ xăng dầu mới ở mức khiêm tốn khoảng 65 ngày nhập ròng. Một số cơ sở vật chất được thiết kế theo các tiêu chuẩn cũ đã không đáp ứng được các tiêu chuẩn hiện tại, cần cải tạo, sửa chữa nhiều để đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tế và bảo đảm an toàn cho quá trình vận hành.

Sức chứa của hệ thống kho khí hóa lỏng (LPG) còn hạn chế. Hiện cả nước chỉ có 10 kho có dung tích từ 10.000 m3 trở lên và chưa có kho khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được đưa vào hoạt động.

Việc xây dựng mới các tuyến ống dẫn khí từ kho khí LNG đến các hộ tiêu thụ cũng gặp nhiều khó khăn do khi quy hoạch các khu công nghiệp chưa dành hành lang cho tuyến ống dẫn khí đốt.

Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu đảm bảo sức chứa dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu cả nước đạt 75-80 ngày nhập ròng, tiến tới đạt 90 ngày nhập ròng, đáp ứng tiêu chí của Tổ chức Năng lượng quốc tế; đảm bảo sức chứa dự trữ khí đốt tối thiểu đáp ứng 15 ngày tiêu thụ.

Hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt được định hướng phát triển trên cơ sở tận dụng năng lực kết nối giao thông vận tải, ưu tiên tại các khu vực đã được quy hoạch cảng biển quy mô lớn, những khu vực thuận lợi về giao thông thủy, giao thông bộ; khai thác mọi nguồn lực trong nước và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt.

Hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt cần đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật hiện đại và phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Đơn vị tư vấn lập Quy hoạch ước tính tổng vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt đến năm 2030 khoảng 270.000 tỷ đồng, được huy động chủ yếu từ nguồn vốn ngoài ngân sách, vốn của doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Nguồn vốn ngân sách Nhà nước ưu tiên cho việc nâng mức dự trữ quốc gia cho mặt hàng xăng dầu.

Hệ thống xăng dầu, khí đốt phải vận hành đồng bộ, thông suốt, đảm bảo cho nền kinh tế - Ảnh 3.

Ts. Trịnh Thanh Thủy - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương lưu ý đến các cam kết của Việt Nam về giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0, chuyển đổi năng lượng công bằng, ứng phó biến đổi khí hậu… - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Cần tính đến sự thay đổi về cơ cấu năng lượng

Góp ý cho dự thảo Quy hoạch, các chuyên gia, ủy viên phản biện đã kiến nghị bổ sung, điều chỉnh, làm rõ một số vấn đề, như: Đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, người dân, hài hoà yếu tố môi trường, tính khả thi, chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo hướng xanh, tái tạo...

Theo Ts. Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, Quy hoạch chịu tác động rất lớn biến động thị trường quốc tế, khả năng cung ứng và nhu cầu thị trường, cũng như chỉ đạo của chính phủ liên quan đến vấn đề cơ sở hạ tầng, chuyển đổi năng lượng, môi trường. Do đó, quá trình thực hiện Quy hoạch cần tiếp tục có sự điều chỉnh phù hợp, tránh quy hoạch cứng khi cơ cấu năng lượng sẽ có sự thay đổi trong thời gian tới.

Đồng tình với ý kiến này, Ts. Nguyễn Anh Đức - Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam, Ts. Trịnh Thanh Thủy - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương cho rằng, quá trình thực hiện Quy hoạch cần phải tính toán đến các cam kết của Việt Nam về giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0, chuyển đổi năng lượng công bằng, ứng phó biến đổi khí hậu…

Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định lưu ý đến "tính động", "tính mở" trong Quy hoạch vì liên quan đến sự thay đổi về công nghệ dự trữ, các loại nhiên liệu sử dụng trong tương lai, cũng như xu hướng chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng tái tạo ngày càng mạnh mẽ, đại diện Bộ TN&MT cho biết.

Lãnh đạo Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, Quy hoạch được thông qua sẽ là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp mở rộng, hiện đại hoá hệ thống kho dự trữ xăng dầu hiện nay.

Hệ thống xăng dầu, khí đốt phải vận hành đồng bộ, thông suốt, đảm bảo cho nền kinh tế - Ảnh 4.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phân định rõ các cấp độ vận hành, quản lý

Ghi nhận các ý kiến tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là quy hoạch chuyên ngành hết sức quan trọng, cần thiết. Bộ Công Thương đã triển khai các bước lập Quy hoạch hết sức kịp thời, bài bản, khoa học.

Bộ Công Thương, đơn vị tư vấn lập Quy hoạch nghiên cứu, rà soát, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của các uỷ viên phản biện, thành viên Hội đồng, tiếp tục hoàn thiện dự thảo Quy hoạch.

Cụ thể, dự thảo Quy hoạch phải bổ sung quan điểm, chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ… trong lĩnh vực năng lượng, nhất là xăng, dầu.

Dự thảo Quy hoạch phải đánh giá, chỉ ra những tồn tại, vướng mắc về hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia trước đây, đơn cử như cơ chế điều hành, giám sát, quản lý, điều phối trong mạng lưới dự trữ xăng dầu; mức độ xung đột với các quy hoạch khác; bất cập về công nghệ dự trữ, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn môi trường…

Quy hoạch cần xác định, phân định rõ cấp độ trong hệ thống cung ứng, dự trữ xăng dầu, khí đốt (tư nhân, doanh nghiệp, quốc gia) để có cơ chế vận hành tương ứng với các tình huống biến động trên thị trường xăng dầu, "không thể phụ thuộc hoàn toàn vào Nhà nước hay khoán trắng cho doanh nghiệp".

"Hệ thống kho dự trữ tư nhân, doanh nghiệp phục vụ mục đích kinh doanh, thương mại hay dự trữ quốc gia phục vụ cho tình huống khẩn cấp phải được xác định rõ ràng về cơ chế quản lý, điều hành, điều phối bảo đảm đồng bộ, thống nhất; hài hoà lợi ích doanh nghiệp, Nhà nước, địa phương, người dân", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Hệ thống xăng dầu, khí đốt phải vận hành đồng bộ, thông suốt, đảm bảo cho nền kinh tế - Ảnh 5.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng kế hoạch, dự án cụ thể để triển khai Quy hoạch sau khi được thông qua, hoàn thiện các quy định pháp lý giám sát, cơ chế tài chính, điều phối,… - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Đồng bộ với quy hoạch đất đai, môi trường, giao thông, đô thị

Nhắc lại những bất cập, biến động của thị trường xăng dầu những tháng cuối năm 2022 đầu năm 2023, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Quy hoạch là "xương sống" bảo đảm lưu thông năng lượng, "huyết mạch" cho nền kinh tế, vì vậy, phải được tính toán dựa trên các yêu cầu thực tiễn; đồng thời giải quyết các "bài toán" về dự báo nhu cầu thị trường, phù hợp với những quy hoạch về đất đai, môi trường, năng lượng, giao thông, đô thị…

Bên cạnh đó, Quy hoạch phải bám sát định hướng của Đảng, Nhà nước, xu thế chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng tái tạo để đưa ra các giải pháp khoa học, công nghệ, ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số nhằm bám sát hoạt động cung ứng, điều phối, diễn biến của thị trường từ nhà máy sản xuất đến cơ sở bán hàng, không để xảy ra tình trạng thiếu-thừa cục bộ, tăng-giảm khối lượng dự trữ hợp lý; kết nối với các trung tâm năng lượng tái tạo khác trên thế giới…

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Công Thương, đơn vị tư vấn lập Quy hoạch phải có báo cáo đánh giá kỹ tác động môi trường; thiết kế cơ sở dữ liệu về thị trường xăng dầu, khí đốt được kết nối, chia sẻ với các bộ, ngành liên quan phục vụ công tác vận hành hệ thống cung ứng, dự trữ xăng dầu, khí đốt nhịp nhàng, đồng bộ, sát thực tiễn.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng kế hoạch, dự án cụ thể để triển khai Quy hoạch sau khi được thông qua, hoàn thiện các quy định pháp lý giám sát, cơ chế tài chính, điều phối,…

Tin cùng chuyên mục
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 07:21, 11/05/2024
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 07:11, 11/05/2024
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 07:07, 11/05/2024
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 06:54, 11/05/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 06:52, 11/05/2024
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).
Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Xã hội - Minh Nhật - 20:30, 10/05/2024
Ban Quản trị chuỗi Bánh mì chảo Cột điện Quán thông báo đã đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của cơ sở Cột Điện Quán ở Thái Bình, vì không tuân thủ các nội quy và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Pháp luật - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 20:28, 10/05/2024
Ngày 10/5, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh thông tin, đơn vị vừa chủ trì phối hợp với Hải quan Hà Tĩnh phát hiện bắt quả tang 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.