Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiện đại hóa nông thôn ở vùng cao: Cần hài hòa để giữ được bản sắc văn hóa

Giang Lam - 09:17, 09/06/2023

Làng quê Việt Nam ngày càng phát triển với diện mạo mới, nhưng cũng đang chứng kiến những thay đổi từ hình thái không gian, kiến trúc và những giá trị cốt lõi về bản sắc văn hóa, về đời sống tinh thần. Tuyên Quang cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Nhiều căn nhà, công trình mọc lên với kiến trúc xa lạ, không phù hợp với không gian văn hóa, bản sắc vùng cao.

Nhà sàn ở Tân Trào, Sơn Dương tạo cảnh quan đẹp, đặc trưng thu hút khách du lịch.
Nhà sàn ở Tân Trào, Sơn Dương tạo cảnh quan đẹp, đặc trưng thu hút khách du lịch

Những công trình lạc lõng

Nói tới làng quê nơi miền xuôi, ai cũng liên tưởng tới hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, những ngôi nhà mái ngói với hàng cau trước sân. Còn ở miền núi là không gian bản làng với mái nhà sàn lợp lá, ao cá, vườn rau... hòa lẫn vào màu xanh núi rừng bình yên.

Thế nhưng, theo dòng chảy thời gian, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Nhiều xóm làng miền xuôi cũng như miền ngược đang “thay da đổi thịt” trong sự thiếu quy hoạch. Việc xây dựng nhà ở của người dân hiện nay chưa có định hướng kiến trúc cụ thể, kiến trúc nhà ở pha tạp đang làm mất dần bản sắc miền quê Việt Nam.

Kiến trúc sư Phạm Văn Bóng - hội viên Hội Kiến trúc sư tỉnh Tuyên Quang chia sẻ, thật tiếc khi kinh tế ngày càng phát triển, thì những căn nhà truyền thống của đồng bào lại mất dần. Nhiều bà con khi xây nhà mới chỉ nghĩ xây sao cho to hơn, rộng hơn. Có khi lại nghe tư vấn của thợ xây không am hiểu văn hóa đồng bào nên đã làm những căn nhà xây rất tốn kém. 

Tuy nhiên, nếu so sánh với căn nhà truyền thống thì nhà xây hiện đại đó, lại thua kém cả về công năng sử dụng lẫn yếu tố kỹ thuật như lấy ánh sáng, gió trời… Thực tế với số kinh phí đó, có thể kết hợp được yếu tố hiện đại và truyền thống để xây dựng một căn nhà tiện nghi, hài hòa với không gian bản làng.

Nhìn về xã Phù Lưu (Hàm Yên), là địa phương có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó riêng dân tộc Tày, Dao chiếm 90%, sống tập trung theo từng bản, với vài chục nóc nhà. Ngôi nhà truyền thống của người Tày, Dao là nhà sàn. Tuy nhiên hiện nay, số lượng nhà sàn không còn nhiều. Các hộ dân chuyển sang ở nhà trệt, nhà tầng, hoặc nhà sàn nhưng bê tông hóa, có sự cải biên cả về quy mô cũng như bài trí nội thất…

1. Những ngôi nhà sàn được bảo tồn, giữ gìn trở thành điểm đến của khách du lịch. (Trong ảnh: Ngôi nhà sàn của anh Chẩu Xuân Việt, thôn Nặm Đíp, xã Lăng Can (huyện Lâm Bình).
Những ngôi nhà sàn được bảo tồn, giữ gìn trở thành điểm đến của khách du lịch. (Trong ảnh: Ngôi nhà sàn của anh Chẩu Xuân Việt, thôn Nặm Đíp, xã Lăng Can (huyện Lâm Bình).

Hay những xã ven thị trấn các huyện như xã Phúc Thịnh (Chiêm Hóa), xã Nhân Mục (Hàm Yên), xã Thắng Quân (Yên Sơn)…, tốc độ đô thị hóa cũng làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi. Nhiều hộ dân có điều kiện nên phá bỏ nhà cũ, xây dựng nhà mới. Những căn nhà to lớn, rộng rãi được xây dựng tốn kém, nhưng lại chưa hài hòa với cảnh sắc bản làng, rừng núi và không gian nơi đây.

Bên cạnh đó, “cơn lốc đô thị hóa” đã len lỏi đến nhiều bản làng, kinh tế mở cửa, sự biến đổi trên khá manh mún và tự phát của chợ, nhà xưởng sản xuất, công trình công cộng… không đồng bộ, hoàn chỉnh trong nhiều năm. Từ đó dẫn đến, phần lớn các không gian văn hóa làng truyền thống trong quá trình phát triển đã rơi vào tình trạng biến đổi cấu trúc, phá vỡ cảnh quan.

Hiện đại nhưng vẫn giữ bản sắc

Tại Đại hội Hội Kiến trúc sư tỉnh Tuyên Quang mới đây, Tiến sĩ, kiến trúc sư Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã dẫn ra nguyên nhân của tình trạng này. Đó là do tốc độ phát triển xã hội, đô thị diễn ra mạnh mẽ dẫn đến nguy cơ xâm hại không gian, kiến trúc, cảnh quan đối với nhiều làng Việt hiện nay. Bên cạnh đó, do không có sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng, thiếu định hướng quy hoạch kiến trúc nông thôn, dẫn đến cảnh quan nông thôn đang bị phá vỡ, mất dần bản sắc và kiến trúc truyền thống.

Thực tế cho thấy, những đề án phát triển nông thôn đang tập trung vào những chỉ số phát triển kinh tế, các tiêu chí về “điện - đường - trường - trạm”, còn không gian làng bản, kiến trúc nhà cửa chưa thực sự được đề cao. Các bản quy hoạch chưa đi sâu vào yếu tố then chốt là văn hóa để có điểm tựa cho phát triển bền vững. 

Bên cạnh đó, có rất nhiều làng, hay vùng nông thôn có giá trị lịch sử cần được bảo tồn nhưng cũng chưa được quan tâm đúng mức. Người dân loay hoay tự giải quyết mọi vấn đề theo cách nhìn, cách nghĩ của họ. Rất nhiều làng quê đã từng là không gian đẹp đi vào các tác phẩm nghệ thuật, nhưng nay đã thay đổi đến ngỡ ngàng, để lại sự tiếc nuối ngậm ngùi cho những người yêu văn hóa truyền thống.

Theo Kiến trúc sư Nguyễn Việt Hoàng, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Tuyên Quang chia sẻ, thời gian qua, Hội đã tập hợp động viên các hội viên, các kiến trúc sư thiết kế kiến trúc và quy hoạch xây dựng hàng trăm công trình vừa và nhỏ, từ đô thị đến nông thôn. Đặc biệt, Hội đã động viên các kiến trúc sư tham gia vào Chương trình chung tay xây dựng nông thôn mới, đã quy hoạch trung tâm các xã điểm, thiết kế các mẫu nhà ở nông thôn, nhà văn hóa.

Nếp nhà sàn của người dân thôn Đồng Hương, xã Phúc Thịnh (huyện Chiêm Hóa).
Nếp nhà sàn của người dân thôn Đồng Hương, xã Phúc Thịnh (huyện Chiêm Hóa) mang lại cho chúng ta sự yên bình

Kinh nghiệm trong việc bảo tồn, giữ gìn nếp nhà sàn truyền thống ở các xã huyện Lâm Bình, Na Hang có thể là một minh chứng thành công. Những ngôi nhà truyền thống của người Tày ở các xã Lăng Can, Thượng Lâm (huyện Lâm Bình), người Dao ở xã Hồng Thái (huyện Na Hang)... được khôi phục, giữ gìn.

Tại huyện Lâm Bình, theo chia sẻ của Phó Chủ tịch UBND huyện - Lê Tiến Đạt, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nhiều xã đã quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc, nhất là không gian văn hóa truyền thống của từng bản làng. 

Đối với những thôn đã được đưa vào quy hoạch phát triển du lịch, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã vận động, khuyến khích người dân xây dựng nhà ở kết hợp được yếu tố hiện đại và truyền thống. Nhờ đó, nhiều thôn, bản đã trở thành điểm du lịch cộng đồng, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm, tạo nguồn thu nhập cho chính người dân.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống. Chỉ thị nêu rõ mục tiêu: Xây dựng nền kiến trúc Việt Nam hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc kế thừa và phát huy giá trị di sản kiến trúc truyền thống, phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. Giữ gìn bản sắc, kiến trúc nông thôn vừa là yêu cầu cấp thiết, vừa mang ý nghĩa dài lâu cho mục tiêu phát triển bền vững.

Việc triển khai Chỉ thị này trong thực tiễn, đòi hỏi cần nghiên cứu để quan tâm quy hoạch kiến trúc về nhà ở,cũng như các công trình khác theo hướng hiện đại, giữ gìn bản sắc dân tộc, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Để có sự hài hòa của kiến trúc nông thôn trong sự giao thoa của đô thị hóa cần giải quyết được ba yếu tố: Nét truyền thống, sự đan xen, đổi mới trong bảo tồn.

Bảo tồn kiến trúc, cảnh quan nông thôn là việc làm mang tính chiến lược dài lâu. Việc xây dựng kiến trúc, cảnh quan nông thôn vừa đáp ứng yêu cầu phát triển, vừa kế thừa các giá trị truyền thống là thách thức rất lớn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ban, ngành, đặc biệt là sự đồng thuận chủ thể chính từ người dân.

Tin nổi bật trang chủ
Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Nông

Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Nông

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình 1719), tỉnh Đắk Nông đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân. Sau gần bốn năm thực hiện với các giải pháp đồng bộ, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:22, 17/05/2024
Ngày 17/5, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Cư M’gar lần thứ IV - năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện và 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 95 nghìn người đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.

"Lấp khoảng trống" cho những trái tim non ớt...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 19:17, 17/05/2024
Thiếu cha, vắng mẹ, cuộc sống khó khăn… đường tương lai của những đứa trẻ kém may mắn ở miền sơn cước Tương Dương (Nghệ An) như dài hơn, chông gai và nhọc nhằn hơn. Đáng trân trọng thay, khi đang có rất nhiều em đã được các tổ chức, đoàn thể địa phương nhận đỡ đầu, hỗ trợ bằng cả tinh thần lẫn vật chất, việc làm này đã “lấp đầy khoảng trống” những trái tim non ớt của những đứa trẻ miền sơn cước...
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên

Tin tức - Văn Hoa - Mai Hương - 19:08, 17/05/2024
Trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), ngày 17/5, Cụm thi đua số 4 - Bộ Công an tổ chức chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên.
Bằng lăng tím tô điểm phố phường Hà Nội

Bằng lăng tím tô điểm phố phường Hà Nội

Du lịch - Tào Đạt - 18:55, 17/05/2024
Trong cái nắng tháng 5, các góc phố, con đường ở Hà Nội khoác lên mình chiếc áo mới với sắc tím mộng mơ của hoa bằng lăng.
Bừng sáng những buôn làng bên cung đường Trường Sơn Đông

Bừng sáng những buôn làng bên cung đường Trường Sơn Đông

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 18:50, 17/05/2024
Gần 9 năm qua, đường Trường Sơn Đông đi qua địa bàn huyện Krông Pa (Gia Lai) được đưa vào sử dụng đã khẳng định tầm quan trọng là "đòn bẩy" để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giúp các buôn làng đồng bào DTTS dọc theo tuyến đường này thêm sức sống mới.
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Trang địa phương - Lê Hường - 18:45, 17/05/2024
Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Nghị quyết 03/NQ-HĐND ngày 3/5/2024 về việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 sang năm 2024 nguồn vốn ngân sách địa phương.
Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 18:43, 17/05/2024
Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng báo chí khoa học công nghệ năm 2023 và phát động Giải báo chí khoa học công nghệ năm 2024. Ban Giám khảo đánh giá nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống.
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tin tức - Minh Nhật - 18:38, 17/05/2024
Với chủ đề “Theo dấu chân Người”, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán truyền thống, góp phần thực hiện đẩy mạnh học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại không gian của Làng trong tháng 5.
Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Công tác Dân tộc - Tuấn Trình - 18:34, 17/05/2024
Giai đoạn 2021-2025, theo chuẩn nghèo đa chiều, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn vẫn nằm trong danh sách là một trong 74 huyện nghèo của cả nước. Nhằm đưa kinh tế-xã hội huyện tăng trưởng, phát triển, phấn đấu đến năm 2025 huyện Văn Quan thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, Đảng bộ, chính quyền Văn Quan đã đề ra nhiều giải pháp, lựa chọn những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong từng lĩnh vực, tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 18:31, 17/05/2024
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với UBND huyện Ngọc Lặc tổ chức lớp tập huấn phương pháp bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Dao huyện Ngọc Lặc, phục vụ phát triển du lịch.