Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả từ những mô hình kinh tế tập thể của thanh niên DTTS

Tiêu Dao - 22:06, 24/10/2023

Những mô hình “Thanh niên làm giàu từ cây sâm Ngọc Linh” tại miền núi Quảng Nam không chỉ tạo ra việc làm ổn định cho các thành viên tham gia, mà còn góp phần vào công tác giảm nghèo ở địa phương và hướng tới xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Đường vào làng Sâm Tắc Ngo.
Đường vào làng Sâm Tắc Ngo.

Huyện miền núi cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam từng là một trong những huyện nghèo nhất cả nước ở thời điểm năm 2003. Nhờ cây sâm Ngọc Linh, hàng ngàn hộ dân nơi đây đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, nhiều hộ thu tiền tỷ từ loại cây này. Tuy nhiên, có được kết quả ấy, trên hành trình thực hiện giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào Xơ Đăng, Ca Dong ở Nam Trà My, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã kiên trì thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể và lồng ghép các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc.., mang lại hiệu quả tích cực. Từ đó, bộ mặt nông thôn ở Nam Trà My đã có nhiều khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm, đời sống của đồng bào DTTS không ngừng được nâng cao.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Trà My, 1ha sâm Ngọc Linh sau 5 năm trồng có thể cho thu nhập từ 50 đến 70 tỷ đồng. Trong vòng gần 10 năm, từ năm 2014 đến nay, toàn huyện Nam Trà My đã nâng tổng số diện tích từ 150 ha trồng sâm Ngọc Linh tăng lên hơn 1.600 ha. Diện tích trồng sâm tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm  đáng kể. Năm 2003, khi mới thành lập huyện Nam Trà My, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện trên 85% thì bây giờ tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 44, 96% theo chuẩn nghèo đa chiều.

Các thanh niên được hỗ trợ giống sâm Ngọc Linh để phát triển kinh tế ở thôn 3, xã Trà Linh.
Các thanh niên được hỗ trợ giống sâm Ngọc Linh để phát triển kinh tế ở thôn 3, xã Trà Linh.

Ở những vùng trồng sâm Ngọc Linh như Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum), bên cạnh sự hỗ trợ của chính quyền các cấp tới người dân địa phương, thì nhiều mô hình phát triển kinh tế từ thanh niên cũng được khởi xướng. Điển hình như mô hình “Thanh niên làm giàu từ cây sâm Ngọc Linh” tại xã Trà Linh (huyện Nam Trà My) tạo ra việc làm ổn định cho các thành viên tham gia, đồng thời góp phần vào công tác giảm nghèo ở địa phương.

Anh Hồ Văn Dấu, Bí thư Đoàn xã Trà Linh cho biết, mô hình kinh tế tập thể của thanh niên trong xã đã đem lại những hiệu quả thiết thực. Từ năm 2017 đến nay, mô hình “Thanh niên làm giàu từ cây sâm Ngọc Linh” tại xã Trà Linh của nhóm thanh niên đồng bào DTTS đã trồng hơn 1.000 gốc sâm từ một đến hàng chục tuổi tại điểm trồng sâm chung, tạo ra thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình thanh niên trẻ.

Nhiều thanh niên ban đầu khi được vận động làm kinh tế tập thể tại địa phương đã rất băn khoăn, nhưng được trợ lực từ nhiều chính sách của Đoàn xã, cùng các cấp ngành chức năng nên nhiều người đã mạnh dạn cùng chung sức phát triển kinh tế tập thể. Với hơn 1.000 gốc sâm thuộc nhiều độ tuổi, thu nhập hàng năm của các thành viên trong mô hình đạt từ 200-300 triệu/người/năm. Đây là con số không nhỏ đối với những thanh niên Ca Dong.

Mô hình “Thanh niên làm giàu từ cây sâm Ngọc Linh” tại xã Trà Linh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình “Thanh niên làm giàu từ cây sâm Ngọc Linh” tại xã Trà Linh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Điều đáng chú ý là ngoài việc tập hợp trồng sâm theo mô hình kinh tế tập thể, thì các thanh niên cũng như người dân ở Trà Linh đã biết “lấy ngắn nuôi dài” khi tận dụng thêm thời gian trồng đảng sâm nhằm tăng thu nhập, để “nuôi” sâm Ngọc Linh đến ngày thu hoạch. Ông Hồ Văn Linh, Trưởng thôn 1 cho biết, ngoài tập trung đầu tư cho sâm Ngọc Linh, người dân trong thôn trồng thêm các loại cây dược liệu, nhất là đẳng sâm để kiếm thu nhập theo hình thức lấy ngắn nuôi dài. “Thời gian đầu chờ cho sâm Ngọc Linh phát triển, người dân chủ yếu trồng các loại cây dược liệu khác như đẳng sâm, đương quy và sa nhân tím. Hiện, thôn có hơn 40 hộ dân trồng cây đẳng sâm trên quy mô lớn, mang lại thu nhập cao khi mỗi ký đẳng sâm bán với giá 150-250 nghìn đồng, tiêu biểu như hộ Hồ Văn Lợi, Hồ Văn Vườn…”, ông Linh chia sẻ.

Tương tự, tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cũng xây dựng được mô hình thanh niên làm kinh tế tập thể từ những vườn sâm. Anh A Chen (36 tuổi, Bí thư Đoàn xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông) đã đi từng nhà để vận động thanh niên địa phương tham gia mô hình tổ hợp tác trồng sâm Ngọc Linh. Mô hình đã tạo việc làm cho hàng chục thanh niên tại địa phương và cho thu nhập ổn định. Đến nay, sau gần 10 năm, Tổ hợp tác do anh làm chủ đã có 25 thành viên, sở hữu hàng chục nghìn cây sâm Ngọc Linh cho sản phẩm củ, quả, thân lá, mang lại nguồn thu nhập ổn định khoảng 300 triệu đồng mỗi năm.

Không chỉ tạo ra sản phẩm, nhiều thanh niên còn kết hợp sử dụng điện thoại thông minh, tận dụng sức lan tỏa của mạng xã hội, các nền tảng thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu sản phẩm để việc chào bán, đặt đơn hàng nhanh chóng, thuận tiện hơn. Họ kết nối với shipper ở xa hàng trăm cây số để giao những đơn hàng dược liệu, đồng thời đảm bảo đầu ra nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.

Đoàn viên, thanh niên ở xã Trà Linh, huyện Nam Trà Mi tham gia làm kinh tế tập thể
Đoàn viên, thanh niên ở xã Trà Linh, huyện Nam Trà Mi tham gia làm kinh tế tập thể

Những mô hình kinh tế giảm nghèo bền vững như nuôi ong lấy mật dưới tán rừng, trồng cây dược liệu; nuôi gà thả vườn; nuôi heo; nuôi dê; bò sinh sản không chỉ giúp đồng bào xóa đói giảm nghèo, mà đang góp phần làm giàu cho nhiều hộ gia đình đồng bào. Trên hành trình thoát nghèo bền vững ở vùng sâm trên dãy núi Ngọc Linh không thể thiếu sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng các chương trình, chính sách dân tộc đầu tư thúc đẩy vùng đồng bào DTTS phát triển, là sự đoàn kết thống nhất và ý chí vươn lên thoát nghèo bằng đôi bàn tay chăm chỉ lao động của đồng bào.

Từ kinh tế hộ gia đình được cải thiện, bộ mặt nông thôn cũng được thay da đổi thịt. Bây giờ, những bản làng trên dãy Ngọc Linh nơi có loài sâm quý đã khang trang. Những mô hình tổ hợp tác, kinh tế tập thể của thanh niên ở vùng sâm đã xây dựng tinh thần đoàn kết, hộ làm ăn khá chỉ bảo cho hộ khó khăn hơn cách làm ăn để cùng nhau thoát nghèo. Ý thức tự vươn lên trong cộng đồng được hình thành và phát triển mạnh. Từ sự chia sẻ khó khăn, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cộng đồng, trong dòng họ... chính là sự kết nối giữa người dân với nhau.

Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ lĩnh của bản Ngà

Thủ lĩnh của bản Ngà

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 23:07, 08/05/2024
Gánh trọn ba vai Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Người có uy tín, ông Vàng Văn Suồn ở bản Ngà, xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được người dân ngợi khen là tấm gương đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển kinh tế, được bà con tin tưởng làm theo…
Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 13:10, 08/05/2024
Sáng 8/5, dự Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để ngành ngân hàng phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển lên tầm cao mới, trong đó có việc sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 10:51, 08/05/2024
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 10:26, 08/05/2024
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 10:18, 08/05/2024
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 09:15, 08/05/2024
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 09:09, 08/05/2024
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 09:04, 08/05/2024
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 08:55, 08/05/2024
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 08:48, 08/05/2024
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.