Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 triển khai Dự án 8

Minh Anh - 07:52, 14/06/2024

Chiều ngày 13/6, tại TP.Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về triển khai Dự án "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" (Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Bà Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Trưởng ban điều hành Dự án 8 phát biểu tại Hội nghị. Ảnh PN
Bà Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Trưởng ban điều hành Dự án 8 phát biểu tại Hội nghị. Ảnh PN

Báo cáo tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Phó Trưởng ban điều hành Dự án 8, cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2024, Hội LHPN các cấp tiếp tục phát huy tốt vai trò chủ trì, tham mưu, phối hợp với các ngành liên quan trong xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách triển khai Dự án 8. 

Tính đến ngày 10/5/2024, một số chỉ tiêu của Dự án đã vượt, tiêu biểu như: củng cố/thành lập mới "Địa chỉ tin cậy cộng đồng”, vượt 809 địa chỉ; “Nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị”, vượt 611 người; nhiều tỉnh đã đạt và vượt một số chỉ tiêu của Dự án; Hội LHPN 10 tỉnh, thành phố tự chủ ngân sách đã chủ động thực hiện các nội dung, chỉ tiêu của Dự án phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Các hoạt động của Dự án 8 bước đầu đã có tác động tích cực đến đời sống, nâng cao nhận thức cho phụ nữ và trẻ em tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời, phát huy hiệu quả vai trò, sự tham gia của những Người có uy tín tại cộng đồng, trưởng thôn, bản trong thực hiện tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho người dân.

Các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh PN
Các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh PN

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hiền, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Dự án 8 vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc: Công tác phối hợp giữa Hội LHPN tỉnh với các sở, ngành có nơi chưa chặt chẽ, còn lúng túng, vướng mắc trong cách hiểu và áp dụng Thông tư 55/2023/TT-BTC giữa cơ quan thực hiện và cơ quan thẩm định, kiểm soát ngân sách ở một số địa phương dẫn đến quy trình lập, phê duyệt kế hoạch, dự toán ngân sách còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai hoạt động trong 6 tháng đầu năm. Một số chỉ tiêu, hoạt động của Dự án khó thực hiện.

Phát biểu tại Hội nghị, bà Ngô Thị Hồng Hảo, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa, cho biết, Dự án 8 được triển khai ở 96 xã, 318 thôn đặc biệt khó khăn của 12 huyện, thị xã. Trong thời gian đầu triển khai gặp rất nhiều khó khăn, nhất là liên quan đến vấn đề cơ chế tài chính, công tác phối hợp, kiểm tra giám sát. Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng, các hoạt động đã được triển khai phù hợp. 

Bà Ngô Thị Hồng Hảo cũng kiến nghị, khi xây dựng mô hình điểm của Dự án thì cần thường xuyên thực hiện các hội nghị tổng kết, đánh giá; phải làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn. Tăng cường công tác nắm bắt tình hình, kiểm tra giám sát tranh thủ lồng ghép các nguồn lực để xây dựng các mô hình cốt lõi đạt hiệu quả.

Đại biểu phát biểu tại Hội nghị. Ảnh PN
Đại biểu phát biểu tại Hội nghị. Ảnh PN

Bà Hoàng Thị Duyên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hòa Bình, cho rằng, việc triển khai Dự án 8 góp phần khẳng định, nâng cao vị thế, uy tín của tổ chức Hội, cũng như khẳng định năng lực quản lý của cán bộ Hội. Bên cạnh đó, các nội dung, mô hình của Dự án đã tác động rõ rệt đến các vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em trên địa bàn như phòng chống xâm hại tình dục, tảo hôn.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, bà Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Trưởng ban điều hành Dự án 8, cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, tất cả các tỉnh/thành trên cả nước, trong đó có 40 tỉnh có nguồn ngân sách Trung ương phân bổ và 10 tỉnh tự chủ ngân sách, đều đã rất cố gắng, nỗ lực để có được kết quả trong triển khai các mục tiêu của Dự án 8. Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam đánh giá cao tinh thần chủ động, cố gắng nỗ lực, đeo bám và vượt qua những khó khăn của Hội LHPN tỉnh/thành để đạt được những kết quả ban đầu.

Theo Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Trung ương Hội tiếp tục đôn đốc các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện đảm bảo các mục tiêu của Dự án; mặt khác, ban chuyên môn và các đồng chí Thường trực Đoàn Chủ tịch phụ trách đã rất cố gắng nỗ lực, thường xuyên làm việc, kết nối với Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

Trong quá trình thực hiện, có những chỉ tiêu rất khó nhưng một số địa phương đã làm tốt. "Chúng tôi đề nghị các chị hãy học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Khó nhưng không có nghĩa là không làm được, có những nơi đã làm rất tốt", Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhấn mạnh. Đồng thời đề nghị Hội LHPN các tỉnh/thành ở các địa phương tham mưu thật tốt cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai thực hiện Dự án. 

Bên cạnh đó,  thường xuyên kết nối với Ban Thường trực của Dự án để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy quá trình triển khai để đạt mục tiêu cao nhất của Dự án 8.

Tại 40 tỉnh được phân bổ ngân sách từ Trung ương tập trung triển khai có hiệu quả các mô hình cốt lõi của Dự án. Theo đó, trong 6 tháng đã thành lập 1.001 tổ truyền thông cộng đồng (nâng tổng số tổ lên 8.624/9.000 tổ), truyền thông cho 368.302 người dân tại cộng đồng (đạt 95,8% chỉ tiêu giai đoạn 1);  Thành lập, củng cố 347 địa chỉ tin cậy (nâng tổng số lên 1.809/1000 địa chỉ tin cậy), hỗ trợ, tư vấn cho khoảng 49.339 phụ nữ, trẻ em, vượt chỉ tiêu giai đoạn 1; Thành lập 424 CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi (nâng tổng số CLB lên 1.556/1800 CLB), tuyên truyền cho 113.610 trẻ em, đạt 86,4% chỉ tiêu giai đoạn 1; Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ cho 135/500 tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã…

Ngoài ra các tỉnh đã tổ chức tập huấn về kỹ năng lãnh đạo quản lý cho 2.611/2.000 cán bộ nữ; Tổ chức 21 cuộc tập huấn cho cán bộ huyện, xã để nâng cao năng lực thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị; Tổ chức 180 cuộc tập huấn cho trưởng thôn/bản, Người có uy tín cho 41.614 người; ...


Tin cùng chuyên mục
Tràng Định (Lạng Sơn): Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Tràng Định (Lạng Sơn): Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Trong hai ngày 20 - 21/6, UBND huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh, lãnh đạo Ban Dân tộc Lạng Sơn, Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện huyện Tràng Định, cùng 146 đại biểu đại diện cho đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Tin nổi bật trang chủ
Chuyện về những cây nghiến di sản

Chuyện về những cây nghiến di sản

Tìm trong di sản - Thu Trang, Giang Lam - 9 giờ trước
Tuyên Quang vừa vinh dự có 3 cây nghiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam, trong đó 2 cây thuộc thôn Bản Bung, xã Thanh Tương, huyện Na Hang và 1 cây thôn Nà Khậu, xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình. Rễ của những cây nghiến này đã luồn lách qua từng kẽ đá hàng trăm, hàng nghìn năm để ăn sâu vào lòng đất và vươn mình lên bầu trời xanh.
Phát huy vẻ đẹp tường rào đá của người Mông

Phát huy vẻ đẹp tường rào đá của người Mông

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - Ngọc Ánh - 9 giờ trước
Đến Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, du khách đều ngỡ ngàng, thích thú khi được ngắm nhìn những bức tường rào bằng đá bao quanh những ngôi nhà của người Mông. Nét đẹp văn hóa này không chỉ trở thành điểm check in ấn tượng của khách du lịch mà còn đi vào thơ ca, phim ảnh, tạo nên “thương hiệu” du lịch cho vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.
Phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS nhìn từ Lào Cai

Phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS nhìn từ Lào Cai

Giáo dục - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Lào Cai có 25 dân tộc cùng sinh sống với hơn 66% dân số là đồng bào DTTS; thời gian qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt chú trọng triển khai thực hiện nhiều chính sách, giải pháp từ đào tạo, quy hoạch đội ngũ cán bộ DTTS; coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Điểm trường đặc biệt dành cho trẻ em Xtiêng nơi biên giới

Điểm trường đặc biệt dành cho trẻ em Xtiêng nơi biên giới

Giáo dục - Thanh Liêm - 9 giờ trước
Một điểm trường đặc biệt gồm 2 lớp học dành cho trẻ em dân tộc Xtiêng có hoàn cảnh khó khăn thuộc xã biên giới Thiện Hưng, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước (giáp Vương quốc Campuchia) như một “ánh lửa” thắp lên hy vọng về cơ hội thay đổi cuộc đời các em trên miền biên giới xa xôi...
Vĩnh Phúc: Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS

Vĩnh Phúc: Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS

Sức khỏe - Kim Ngân - 9 giờ trước
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân nói chung, đồng bào DTTS và miền núi nói riêng, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm, dành nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ y tế, nhất là tuyến cơ sở.
Tin trong ngày - 21/6/2024

Tin trong ngày - 21/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Lập đoàn giám sát về bảo vệ môi trường. Hồi hương cổ vật tượng đồng Champa bị bán trái phép ở nước ngoài. Người nông dân giỏi làm kinh tế, nhiệt huyết với phong trào địa phương. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thầm lặng - những “nhà báo” không chuyên!

Thầm lặng - những “nhà báo” không chuyên!

Phóng sự - Đỗ Ngọc Hà-Mỹ Dung - 9 giờ trước
Bên cạnh những nhà báo được đào tạo bài bản ở các cơ quan báo chí, ở tỉnh Quảng Ninh có rất nhiều "nhà báo" không chuyên. Họ chính là những công tác viên vẫn âm thầm cung cấp thông tin và làm giàu kho tàng về hình ảnh người dân vùng DTTS và miền núi qua những bài viết, những phóng sự. Đặc biệt là những sự kiện, vấn đề diễn ra bất ngờ mà các nhà báo, phóng viên của các cơ quan báo chí không kịp đến địa bàn tác nghiệp. Bằng tất cả tâm huyết, họ cũng mong muốn truyền tải thông điệp, phản ánh kịp thời ý kiến nguyện vọng chính đáng của người dân đến với cộng đồng, các cấp chính quyền, hay tôn vinh những điển hình tiên tiến để nhân rộng, lan tỏa cái hay, cái đẹp trong cuộc sống...
Lan tỏa hình ảnh văn hóa, con người Hà Giang qua âm nhạc

Lan tỏa hình ảnh văn hóa, con người Hà Giang qua âm nhạc

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 9 giờ trước
Hà Giang là mảnh đất địa đầu của Tổ quốc với hơn 19 dân tộc anh em cùng sinh sống. Phong cảnh thiên nhiên độc đáo kết hợp với sự đa dạng về văn hóa các dân tộc khiến cho Hà Giang thu hút sự sáng tạo của giới văn nghệ sĩ, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc. Những năm qua, giới văn nghệ sĩ đã sáng tác ra nhiều bài hát, MV âm nhạc đặc sắc, tạo tiếng vang trên các trang mạng xã hội, giúp lan tỏa hình ảnh, con người Hà Giang, thúc đẩy du lịch Hà Giang phát triển mạnh mẽ.
AI tạo sinh đang thúc đẩy sự gia tăng các vụ lừa đảo trực tuyến về du lịch

AI tạo sinh đang thúc đẩy sự gia tăng các vụ lừa đảo trực tuyến về du lịch

Du lịch - T.H - 9 giờ trước
Trang dịch vụ du lịch Booking.com có trụ sở tại Hà Lan cảnh báo AI tạo sinh đang thúc đẩy sự gia tăng các vụ lừa đảo trực tuyến trong lĩnh vực du lịch.
Hà Giang: Nhiều chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Hà Giang: Nhiều chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Tin tức - Vũ Mừng - 9 giờ trước
Công tác giải ngân vốn đầu tư công và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tại tỉnh Hà Giang bị chậm, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang yêu cầu các chủ đầu tư giải ngân chậm tiến độ làm rõ nguyên nhân để có giải pháp tháo gỡ.
Phá đường dây cá độ bóng đá qua mạng hơn 1.000 tỷ đồng trong mùa Euro

Phá đường dây cá độ bóng đá qua mạng hơn 1.000 tỷ đồng trong mùa Euro

Pháp luật - Minh Nhật - 9 giờ trước
Công an quận Hải Châu (Đà Nẵng) vừa triệt xóa đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc với quy mô giao dịch hơn 1.000 tỷ đồng. Các đối tượng được nhà cái cung cấp cho đầu mạng với hạn mức hơn 60 tỷ đồng mỗi tháng để tham gia cá cược các trận bóng đá, mùa giải Euro…