Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hồn cốt làng cổ Kon Kơ Tu

PV - 00:36, 11/03/2019

Tiếng Ba Na, Kon Kơ Tu có nghĩa là làng cũ (cổ). Người dân trong làng còn giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề dệt thổ cẩm. Cùng với những giá trị văn hoá khác, thổ cẩm và nghề dệt thổ cẩm là một trong những yếu tố góp phần tạo nên hồn cốt của người Ba Na ở làng cổ Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa (TP. Kon Tum).

Nhà rông làng cổ Kon Kơ Tu. Nhà rông làng cổ Kon Kơ Tu.

Nặng nợ với nghề

Băng qua những tuyến đường bê tông mới mở dọc theo các làng sau UBND xã Đăk Rơ Wa, chúng tôi về làng Kon Kơ Tu-làng xa nhất của xã. So với trước đây, nhiều tuyến đường trong làng Kon Kơ Tu bây giờ được bê tông. Đường làng thoáng và sạch hơn. Giữa làng là ngôi nhà rông cao vút, mặt hướng ra sông Đăk Bla. Mái nhà rông hình lưỡi rìu ngạo nghễ, vươn lên giữa trời xanh. Xung quanh nhà rông còn nhiều những ngôi nhà sàn giữ được phong cách cổ xưa.

Gần ngôi nhà rông là ngôi nhà sàn nhỏ xinh xắn của chị Y Xanh. Năm tháng trôi qua, nhưng tôi thấy chị Y Xanh vẫn không khác mấy như năm nào mới gặp. Tay chị dường như lúc nào cũng thoăn thoắt và mềm mại bên khung dệt. Kể cả khi trò chuyện với chúng tôi, chị vẫn không rời khung dệt.

Qua câu chuyện thân tình về nghề, chị kể, chị bị khuyết tật ở chân không thể đi nương rẫy nên lấy nghề dệt làm kế mưu sinh. Chị học nghề dệt thổ cẩm từ mẹ và bà ngoại khi mới 15 tuổi. Cũng như bao cô gái khác, ngày trước người con gái Ba Na nào cũng biết trồng bông, kéo sợi, nhuộm sợi và dệt vải.

Tuy nhiên, kể từ khi sợi chỉ có mặt nhiều trên thị trường, chị em không còn phải tốn nhiều công sức trồng bông, xe sợi mà mua sợi về dệt. Dần dần nghề trồng bông thất truyền.

“Mình nhớ những tấm thổ cẩm bằng bông lắm, nó bền và đẹp, nhưng đành chịu thôi. Trồng bông tốn nhiều công sức quá, mình không có sức khoẻ để trồng...!”, chị Y Xanh thở dài. Luyến tiếc với thổ cẩm bằng bông, hiện nay, chị Y Xanh và các chị em trong làng giữ nghề dệt bằng chất liệu sợi mua sẵn. Các sản phẩm từ nghề dệt chủ yếu là khăn choàng cổ, áo, chăn đắp, khố, túi xách...

Ngôi nhà bà Y Na thường xuyên có nhiều khách tây đến thăm quan nghỉ lưu trú. Ngôi nhà bà Y Na thường xuyên có nhiều khách tây đến thăm quan nghỉ lưu trú.

Giữ hồn cốt

Cần mẫn với nghề, nhưng theo chị Y Xanh nghề dệt thổ cẩm chỉ góp phần ổn định đời sống, khó có thể làm giàu. Muốn làm giàu phải tìm việc khác. Bởi theo chị, để dệt 1 tấm choàng phải mất ít nhất 5 ngày làm liên tục, bán chỉ được 400 nghìn đồng; 1 túi xách tay (kể cả công may) mất hơn 2 ngày, giá bán 300 nghìn đồng; 1 bộ áo-váy nữ mất 2 tuần (tính cả công cắt may), bán 1 triệu đồng; 1 áo nam mất 3-4 ngày, bán 300-400 nghìn đồng.... Đó là chưa tính tiền chỉ. Tiền chỉ thường chiếm trên 1/3 giá thành sản phẩm.

Điều khiến các chị em trong làng còn yêu nghề thổ cẩm là qua sản phẩm thổ cẩm, các chị em muốn giữ lại hồn cốt cho dân tộc mình. Nếu để mất thổ cẩm, những dấu ấn của dân tộc cũng sẽ dần dần mất đi. Hơn nữa, đây còn là nghề làm nên nét đẹp và niềm tự hào của người phụ nữ Ba Na.

Theo chị Y Xanh, trong làng còn có các bà, các chị Y Na, Y Mứt, Y Xenh, Y Yin... chuyên dệt thổ cẩm. Nhà chị Y Na còn là nơi lưu trú của nhiều khách Tây khám phá làng cổ trước khi họ theo thuyền độc mộc ngược dòng Đăk Bla hay muốn băng rừng, lội suối trở về với thiên nhiên trên những dãy đồi trong làng.

Chị em phụ nữ Ba Na ở thôn Kon Kơ Tu cần mẫn duy trì nghề dệt thổ cẩm. Chị em phụ nữ Ba Na ở thôn Kon Kơ Tu cần mẫn duy trì nghề dệt thổ cẩm.

Du khách đến làng cổ thăm quan có người cũng mang duyên nợ với người làng Kon Kơ Tu. Cũng từ cơ duyên đến thăm quan làng cổ mà một kỹ sư người Pháp đã trở thành con rể của bà Y Na, làng Ko Kơ Tu. Nhiều năm nay, chàng kỹ sư người Pháp vẫn thường đi về Việt Nam. Hiện tại, người kỹ sư người Pháp-con rể bà đang làm việc tại huyện Kon Plông. Tại nhà Y Na, tôi gặp một cháu gái lai Tây xinh xắn đang được bà ngoại chăm nom.

Bà Y Na cũng thật lòng khi trao đổi với tôi nghề dệt thổ cẩm, kinh doanh thổ cẩm và người con rể Tây của mình. Song thấy bà bận bịu, tôi không dám làm phiền nhiều. Còn chồng bà-ông A Ben cũng đang bận rộn, chuẩn bị đón một đoàn khách Tây vào thăm quan và nghỉ tại nhà mình. “Chung tay với người dân, UBND xã Đăk Rơ Wa triển khai nhiều biện pháp giữ gìn, phát huy các nghề truyền thống trong đó có nghề dệt thổ cẩm, gắn với phát triển du lịch sinh thái. Theo đó, xã đã mở lớp dạy nghề dệt thổ cẩm do nghệ nhân trong làng truyền lại cho các chị em trong làng”, chị Y Khiêm, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Rơ Wa chia sẻ.

Rời làng cổ Kon Kơ Tu, nhưng trong tôi vẫn còn mãi những hình ảnh đẹp về những người phụ nữ Ba Na bên khung dệt, về những sản phẩm thổ cẩm, về cái nét duyên ngầm của người phụ nữ bên trang phục thổ cẩm và bản chất chân thật của người dân nơi đây. Có lẽ những nét đẹp truyền thống tạo nền hồn cốt của người Ba Na làng cổ đã khiến du khách mãi luyến lưu.

VĂN NHIÊN

Tin cùng chuyên mục
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.
Tin nổi bật trang chủ
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 16/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc Hội nghị lần thứ chín. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Media - BDT - 10 giờ trước
Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Tin trong ngày - 16/5/2024

Tin trong ngày - 16/5/2024

Media - BDT - 10 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp qua Zalo. Xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại vùng đồng bào DTTS. Người dân đổ xô đi uống ''nước thần chữa bách bệnh''. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Phóng sự - Mỹ Dung - CTV - 23:54, 16/05/2024
Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Sắc màu 54 - Tào Đạt - Thúy Hồng - 23:46, 16/05/2024
Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.
Chuỗi hoạt động tôn vinh “Nét hoa nghề Hội An”

Chuỗi hoạt động tôn vinh “Nét hoa nghề Hội An”

Du lịch - Nguyệt Anh - 23:38, 16/05/2024
UBND TP. Hội An vừa ban hành kế hoạch tổ chức sự kiện “Nét hoa nghề Hội An” lần thứ III và “Phiên chợ khởi nghiệp - Tiêu dùng xanh Hội An” năm 2024. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 2/6 tại các làng nghề truyền thống và không gian sáng tạo trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Sức khỏe - Như Ý - 23:35, 16/05/2024
Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Bệnh sán lá gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.
Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Pháp luật - Minh Nhật - 23:32, 16/05/2024
Công an huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đã bắt giữ nhiều ổ nhóm sử dụng, mua bán ma túy tại các địa bàn có khu công nghiệp, dự án tập trung đông người lao động ngoại tỉnh, trong đó, bắt 2 đối tượng là chủ thầu và quản lý công trình xây dựng có hành vi chia nhỏ ma túy Heroin để trả công cho công nhân.
Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Thời sự - PV - 23:28, 16/05/2024
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - BĐT - 23:22, 16/05/2024
Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Thời sự - PV - 19:08, 16/05/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.