Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Huế trong hành trình xây dựng “Kinh đô áo dài”

Tiêu Dao - 18:06, 24/05/2023

Áo dài là một di sản văn hóa đặc thù của Cố đô Huế từ xa xưa. Mới đây, Đề án “Huế - Kinh đô áo dài” vừa được phê duyệt kinh phí, đây được coi là động lực để xây dựng thương hiệu áo dài của Cố đô Huế.

“Huế - Kinh đô áo dài” là một đề án dài, không chỉ nhằm phục hưng một truyền thống văn hóa, một di sản mà còn góp phần thiết thực để hỗ trợ ngành Du lịch dịch vụ phát triển.
“Huế - Kinh đô áo dài” là một đề án dài, không chỉ nhằm phục hưng một truyền thống văn hóa, một di sản mà còn góp phần thiết thực để hỗ trợ ngành Du lịch dịch vụ phát triển.

Từ trong miền di sản

Áo dài là một di sản văn hóa đặc thù của Cố đô Huế, được hình thành, phát triển, tồn tại suốt hơn 300 năm qua. Trải qua chiều dài lịch sử, chiếc áo dài Huế được may thêu tinh tế bởi đôi bàn tay khéo léo của những người thợ tài ba xứ Huế đã trở thành di sản văn hóa đặc sắc, sản phẩm du lịch độc đáo của đất Cố đô. Đối với phái nữ, chiếc áo dài là trang phục tôn vinh vẻ kín đáo, dịu dàng, thanh lịch của người con gái Huế, thì áo dài nam lại mang nét trang trọng, lịch lãm, góp phần tạo nên tâm hồn, tính cách của người đàn ông.

Dưới thời nhà Nguyễn, Huế đã thực sự là Kinh đô áo dài của Việt Nam. Đối với nam giới, chiếc áo ngũ thân cùng khăn vấn đầu và quần dài màu trắng là trang phục được sử dụng phổ biến trong các nghi thức quan trọng và cả trong đời sống thường nhật. Áo ngũ thân chủ yếu có hai loại: Áo tay rộng (áo tấc) thường được sử dụng trong các nghi lễ quan trọng và áo tay hẹp (hay áo tay chẽn) được sử dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày. Sự phân biệt về đẳng cấp, thứ bậc chủ yếu thể hiện qua chất liệu, màu sắc của vải may và mức độ cầu kỳ của các hoa văn trang trí trên áo.

Áo dài nam đã bắt đầu được khôi phục trong thời gian qua.
Áo dài nam đã bắt đầu được khôi phục trong thời gian qua.

Giữa thế kỷ XX, khi vua Bảo Đại thoái vị, kết thúc triều đại phong kiến cuối cùng của đất nước, áo dài ngũ thân của nam giới không còn xuất hiện như một thường phục phổ biến của người dân Việt Nam nữa. Áo dài nữ cũng trải qua một giai đoạn mai một khi đất nước có chiến tranh, đời sống kinh tế của người dân Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Mãi từ năm 1986 trở lại đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, áo dài Huế mới dần dần được hồi sinh với diện mạo mới, nhất là áo dài của nữ giới và gần đây là áo dài của nam giới.

Giáo sư, Tiến sĩ Triết học Thái Kim Lan (TP. Huế), người đã dành một đời cho áo dài Huế cho hay, người phụ nữ Huế thừa hưởng tính cách nhẹ nhàng, đằm thắm mang đặc trưng của vùng đất một thời là Kinh đô của đất nước. Vẻ đẹp truyền thống với những nét dịu dàng, e ấp của cô gái Huế trong tà áo dài vẫn còn nguyên vẹn và có sức lay động lòng người. Phụ nữ Huế luôn coi áo dài như một trang phục thường ngày chứ không chỉ dùng trong những dịp lễ, Tết hay sự kiện đặc biệt nào đó. Và tùy theo điều kiện kinh tế mà ai cũng có vài bộ áo dài dành cho riêng mình.

Phát huy di sản trong đời sống đương đại

Vài năm trở lại đây, Thừa Thiên Huế đẩy mạnh việc phục hưng áo dài truyền thống (bao gồm cả áo dài nam và áo dài nữ) gắn với triển khai Đề án “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”. Ngành Văn hóa với vai trò chủ đạo đã đưa áo dài vào các lễ hội văn hóa, thể thao, lễ chào cờ nơi công sở... và trong cuộc sống thường nhật. Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã trang bị áo dài cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên và đã triển khai quy định mặc đồng phục áo dài khi tham gia các lễ hội, các sinh hoạt văn hóa. Giới doanh nhân đã sử dụng áo dài trong hầu hết các diễn đàn.

 Áo dài là một di sản văn hóa đặc thù của Cố đô Huế, được hình thành, phát triển, tồn tại suốt hơn 300 năm qua.
Áo dài là một di sản văn hóa đặc thù của Cố đô Huế, được hình thành, phát triển, tồn tại suốt hơn 300 năm qua.

Tại chợ Đông Ba, ngôi chợ hơn 100 tuổi nổi tiếng nhất xứ Huế, hàng trăm tiểu thương đã cùng nhau mặc áo dài trong các ngày lễ, Tết hay trong các ngày hội do TP. Huế phát động, tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp về áo dài Huế gắn liền với ngôi chợ truyền thống.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng cơ sở dữ liệu áo dài Huế; tổ chức các sự kiện, lễ hội về áo dài; quảng bá, truyền thông về áo dài Huế; tạo lập và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Huế - Kinh đô áo dài”… cũng đang được đẩy mạnh.

Ngành Giáo dục sau khi phổ biến áo dài nữ ở chốn học đường khối trung học phổ thông đã tiếp tục thử nghiệm đưa áo dài nam vào trong các hoạt động quan trọng. Một số trường học đã trang bị hoặc thuê, mượn áo ngũ thân để thầy, cô giáo và học sinh mặc trong các buổi đi tham quan, dã ngoại tại bảo tàng, di tích và các lễ hội do nhà trường tổ chức.

Xây dựng Huế thành “Kinh đô áo dài” là điều vô cùng cần thiết để phát huy di sản áo dài vào nghệ thuật trình diễn, phục vụ đời sống, kinh doanh áo dài, khai thác du lịch... Tuy nhiên, để Huế trở thành “Kinh đô áo dài” thì cần xây dựng Huế trở thành trung tâm may áo dài của cả nước. Huế cần có nhiều hơn các cơ sở kinh doanh đáp ứng được nhu cầu may áo dài, mua sắm áo dài của du khách.

Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Huế - Kinh đô áo dài” là một đề án dài hơi, không chỉ nhằm phục hưng một di sản của Cố đô Huế mà còn góp phần thiết thực để hỗ trợ ngành Du lịch dịch vụ phát triển. Tỉnh hướng đến mục tiêu đưa áo dài trở thành Di sản quốc gia, đồng thời xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh di sản áo dài. Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động để giới thiệu một cách đầy đủ và toàn diện nhất về văn hóa áo dài; có chính sách hỗ trợ phát triển áo dài Huế. Phấn đấu đến năm 2030 sẽ hình thành bảo tàng, trung tâm trưng bày, trình diễn, may đo áo dài phục vụ khách du lịch; Tổng kinh phí của Đề án này là 535,5 tỷ đồng. Trong đó, xã hội hóa 524,4 tỷ đồng và 11,1 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh.

Tin nổi bật trang chủ
Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Pék (16/5/1974 - 16/5/2024), sáng 3/5, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc năm 2024.
Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Ngày 3/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn đồng chủ trì Hội nghị.
Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Tin tức - Thời sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Để triển khai, thực hiện hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) được hiệu quả, thiết thực; năm 2024, tỉnh Lào Cai phấn đấu giải ngân 100% vốn Trung ương giao.
Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Tin tức - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa tổ chức cuộc họp để cung cấp thông tin về thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN) và tổng hợp tình hình cấp cứu các ca bệnh về thuốc lá mới nổi tại các bệnh viện.
Năm 2024 tỉnh Lào Cai phấn đấu giảm 30% số người tảo hôn và không có người kết hôn cận huyết thống

Năm 2024 tỉnh Lào Cai phấn đấu giảm 30% số người tảo hôn và không có người kết hôn cận huyết thống

Chính sách dân tộc - Trọng bảo - 1 giờ trước
Tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch về công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS năm 2024.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai gặp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Lào Cai gặp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Chiều 3/5, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2024). Dự buổi gặp mặt có lãnh đạo thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, lãnh đạo các cơ quan đơn vị có mối quan hệ phối hợp, triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong tỉnh.
Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Khoa học - Công nghệ - P.V - 1 giờ trước
Xã Tân Hưng (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) là địa điểm được khảo sát và lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu “Phát triển mô hình làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với BĐKH vùng đồng bào DTTS và miền núi”, do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện, Ủy ban Dân tộc là cơ quan quản lý.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông dự Công bố Quyết định thanh tra về việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Đắk lắk

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông dự Công bố Quyết định thanh tra về việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh Đắk lắk

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 3/5, Thanh tra Ủy ban Dân tộc đã công bố Quyết định 158/QĐ-TTg ngày 22/4/2024 về việc thanh tra thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tại tỉnh Đắk Lắk.
Nhiều vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc được cử tri kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội Lào Cai

Nhiều vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc được cử tri kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Ngày 3/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã có buổi tiếp xúc với cử tri trên địa bàn huyện Bát Xát.
Lạng Sơn: Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh

Lạng Sơn: Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Chiều 3/5, Ban Dân Tộc tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2023) và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn (2/8/2004 - 2/8/2024).