Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hương ước góp phần giảm tình trạng tảo hôn ở Đắk Drông

Lê Hường - Phạm Trọng - 16:12, 23/06/2023

Những năm qua, xã Đắk Drông, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đẩy lùi và tiến tới chấm dứt tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Trong đó, việc đưa các quy định của pháp luật về tuổi kết hôn, đăng ký kết hôn, cam kết không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào hương ước, quy ước thôn và làm tiêu chí xếp loại gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa đang phát huy tác dụng.

Kết hôn sớm, sinh đông con khiến nhiều gia đình đồng bào DTTS ở xã Đắk Drông rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo
Kết hôn sớm, sinh nhiều con đang khiến nhiều gia đình đồng bào DTTS ở xã Đắk Drông rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo

Thôn 20, xã Đắk Drông hiện có 441 hộ, với 2.473 nhân khẩu, chủ yếu đồng bào DTTS di cư từ các tỉnh phía Bắc đến định cư, sinh sống. Những năm trước, ở thôn 20 xã Đắk Drông này, thiếu niên ở độ tuổi 14 - 15 đã lấy vợ, lấy chồng diễn ra phổ biến. Nhiều em đang cắp sách đến trường cũng bỏ ngang việc học để lập gia đình, nên không hiếm những cặp vợ chồng tuổi mười tám đôi mươi đã có con bồng con bế. Nhưng bây giờ, nhận thức của người dân đã thay đổi, tình trạng tảo hôn giảm đáng kể. Tính từ năm 2022 đến nay, thôn 20 chỉ còn 2 trường hợp tảo hôn.

Theo chị Hạ Thị Mã, cộng tác viên dân số thôn 20, những năm qua, Ban Công tác Mặt trận thôn 20 đã phối hợp lồng ghép tuyên truyền các quy định của Nhà nước về chính sách kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các ban, ngành, đoàn thể, các trường học và Người có uy tín trong thôn đã tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân nhất là đồng bào DTTS về vấn đề hôn nhân, gia đình, hậu quả của việc tảo hôn và kết hôn nhân cận huyết thống. Song song với đó, còn kết hợp những biện pháp răn đe, xử phạt đối với những trường hợp cố tình vi phạm. 

Có những trường hợp có ý định kết hôn khi chưa đủ tuổi nhưng được vận động họ đã đồng ý hoãn đến khi đủ tuổi. Nh đó, nhận thức của bà con về tảo hôn đã có nhiều chuyển biến tích cực so với những năm trước đây", chị Mã cho biết thêm.

Qua tìm hiểu được biết, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn xã Đắk Drông tập trung ở 3 thôn gồm thôn 15, 19, 20. Tuy nhiên, với nỗ lực của cả hệ thống chính trị địa phương và ngành dân số ở xã Đắk Drông bằng các biện pháp tuyên truyền vừa khéo léo, vừa quyết liệt răn đe, xử phạt, phần nào kiềm chế được tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.

Thay đổi nếp nghĩ, người dân xã Đắk Drông từng bước phát triển kinh tế
Người dân xã Đắk Drông đang tập trung chuyển đổi cây trồng vật nuôi, thúc đẩy phát triển kinh tế

Ông Nông Văn Long - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Đắk Drông cho biết thêm: Từ năm 2015 đến nay, cấp ủy, chính quyền xã Đắk Drông cũng đã xây dựng các mô hình hỗ trợ pháp lý ban đầu tại cộng đồng nhằm hỗ trợ kiến thức pháp luật, hôn nhân, DS-KHHGĐ ngay tại thôn, bon; nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và thực thi công tác phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ngay từ cơ sở; xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình. Xã còn tổ chức cho các ông mai, bà mối ký cam kết không mai mối, không làm lễ cho các cặp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. 

Đồng thời, các gia đình có con từ 12 tuổi trở lên phải ký cam kết không để xảy ra tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Riêng đối với ban tự quản các thôn, bon, xã đề nghị đưa các quy định của pháp luật về tuổi kết hôn, quy định người dân không giúp việc, không dự, không tặng quà cho đám cưới tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào hương ước, quy ước của thôn. Nhờ vậy đến nay, nạn tảo hôn đã giảm đáng kể và không còn tình trạng hôn nhân cận huyết.

Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 4 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 4 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 4 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 5 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 5 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Media - BDT - 17:00, 11/05/2024
Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.