Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khắc phục những yếu kém trong triển khai chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số

PV - 17:03, 19/10/2018

118 chương trình, chính sách đang có hiệu lực triển khai thực hiện ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi nhưng các chính sách còn mang tính ngắn hạn, tư duy nhiệm kỳ, thiếu tính chiến lược...

Có 118 chương trình, chính sách đang có hiệu lực triển khai thực hiện ở vùng DTTS&MN (Ảnh minh họa: Kim Thanh) Có 118 chương trình, chính sách đang có hiệu lực triển khai thực hiện ở vùng DTTS&MN (Ảnh minh họa: Kim Thanh)

 

Con số 118 chương trình, chính sách đang có hiệu lực triển khai thực hiện ở vùng DTTS&MN, trong đó có 54 chính sách trực tiếp cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và 64 chính sách chung có ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số được Chính phủ đưa ra báo cáo tại phiên họp 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chưa kể đến, ngoài những chính sách tác động trực tiếp đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS, MN), hiện nay còn 21 chương trình mục tiêu có nội dung gián tiếp tác động đến vùng DTTS, MN.

Thêm vào đó, đã có 40 tỉnh, thành phố ban hành chính sách riêng của địa phương để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo đời sống của đồng bào DTTS.

Dẫn những số liệu trên để thấy được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã dành sự quan tâm đặc biệt với chính sách dân tộc, hỗ trợ phát triển toàn diện vùng DTTS, MN. Thực tế, việc thực hiện các chính sách đã cải thiện đáng kể về hạ tầng, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân; bộ mặt miền núi có nhiều đổi mới.

Có điều, phân tích những con số thống kê trên, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đánh giá, trong số 15 chính sách dân tộc thì chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực xã hội như: Giáo dục, văn hóa, thông tin; còn thiếu vắng và chưa làm đậm nét nội dung các chính sách cho vùng dân tộc, miền núi liên quan đến vấn đề kinh tế, lao động, việc làm, phát triển hạ tầng, giải quyết đất ở, đất sản xuất, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS. Trong khi đó, đây là những chính sách căn bản để giải quyết vấn đề nghèo và phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc.

Cơ quan này cũng nhận xét, việc ban hành các chính sách còn mang tính ngắn hạn, tư duy nhiệm kỳ, thiếu tính chiến lược, có chính sách vừa ban hành đã hết thời hạn thực hiện. Chính sách manh mún, vừa thừa, vừa thiếu, chồng chéo về nội dung, trùng lặp về địa bàn và đối tượng thụ hưởng. Minh chứng là có tới 12/54 chính sách trực tiếp cho đồng bào DTTS, vùng DTTS liên quan đến lĩnh vực giáo dục; 19/118 chính sách liên quan đến giáo dục đồng bào DTTS; 10/54 chính sách liên quan đến công tác cán bộ; 9/118 chính sách thuộc lĩnh vực Lâm nghiệp liên quan đến đồng bào DTTS...

Chưa kể đến, trên cùng địa bàn, cùng đối tượng nhưng mức hỗ trợ một số chính sách khác nhau gây khó khăn trong thực hiện và đánh giá hiệu quả. Các chính sách thường hỗ trợ, cho không, giải quyết tình thế, chưa tập trung đầu tư phát triển để khai thác các thế mạnh vùng, chưa có chính sách khuyến khích đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững. Cơ quan này chỉ ra có 14/54 chính sách trực tiếp cho đồng bào DTTS mang tính chất hỗ trợ.

Không chỉ vậy, tìm hiểu kỹ hơn, Hội đồng Dân tộc cho rằng, con số thống kê 118 chính sách dân tộc là chưa chính xác do chưa thống nhất khái niệm, chưa làm rõ phạm vi, đối tượng tác động của chính sách. Kết quả phân tích cho thấy, trong số 54 chính sách dân tộc trực tiếp đang có hiệu lực, chỉ có 16 chính sách quy định cho vùng DTTS, vùng miền núi, vùng ĐBKK; 18 chính sách quy định cho người DTTS, người công tác tại vùng DTTS, ĐBKK; 9 chính sách quy định trực tiếp cho người DTTS; còn 11 chính sách chung cho mọi đối tượng trong cả nước. Còn 64 chính sách chung là áp dụng cho toàn quốc, hoặc phạm vi vùng, rất nhiều chính sách không liên quan trực tiếp đến đối tượng DTTS.

Xuất phát từ việc không xác định, tách bạch được phạm vi, đối tượng nên Chính phủ không báo cáo được nguồn lực ngân sách đã đầu tư cho vùng DTTS, MN. Chính phủ, các bộ, ngành đều đưa số liệu vốn đầu tư chung cho 51 địa phương là đầu tư cho vùng DTTS, MN. Từ đó, vùng DTTS, MN nhận được sự đầu tư rất lớn và tăng dần lên hằng năm, nhưng thực chất, người DTTS không được thụ hưởng như con số báo cáo nêu. Đơn cử, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng nguồn vốn đầu tư công kế hoạch 2018 của 52 địa phương vùng DTTS, MN là 258.543 tỷ đồng, chiếm 85,1% vốn đầu tư toàn khối địa phương và chiếm 67,8% so với tổng dự toán đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2018. Nhưng thực tế, người DTTS chỉ có 13.273.411/75.914.200 người, chỉ chiếm 17,48% dân số 52 tỉnh.

Rõ ràng, thực tế trên đòi hỏi Chính phủ cần rà soát, làm rõ về số lượng chính sách dân tộc hiện nay trên cơ sở tiêu chí thống nhất về đối tượng, phạm vi; lược bỏ sự trùng lắp, không đồng nhất số lượng văn bản với số lượng chính sách; lược bỏ văn bản chính sách đã hết hiệu lực.

Việc phải có đơn vị làm đầu mối để thống nhất quản lý toàn bộ nguồn lực, chính sách của nhà nước đối với vùng DTTS, MN cũng là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Hơn nữa, Chính phủ cũng cần đánh giá, làm rõ công tác phối hợp giữa các bộ, ngành khi đề xuất, ban hành chính sách, dẫn đến tình trạng có quá nhiều chính sách, do nhiều bộ, ngành quản lý như hiện nay. Trong khi đó việc theo dõi, quản lý chính sách ở các bộ, ngành chưa thực sự tốt. Nhiều bộ, ngành không thực hiện được báo cáo đầy đủ, không có đánh giá chính sách, không nắm được tình hình thực hiện ngân sách.

Một vấn đề nữa cần thực hiện là việc nghiên cứu, tích hợp, lồng ghép, thu gọn đầu mối văn bản chính sách theo hướng, tập trung nguồn lực cho chính sách cơ bản, tăng khả năng tiếp cận chính sách của người DTTS.

Nếu tích hợp được các chương trình đầu tư cho dân tộc miền núi, có ban điều hành, theo dõi, đôn đốc thực hiện tổng thể thì chắc chắn sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều.

Phải khẳng định rằng, những vấn đề trên đã được Chính phủ đánh giá tương đối thẳng thắn về tồn tại, hạn chế ngay trong báo cáo. Thẳng thắn nhìn vào yếu kém trên để thấy rằng, vẫn còn rất nhiều việc mà chúng ta phải trăn trở, tìm cách giải quyết, tháo gỡ cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi./.

Theo Báo Điện tử ĐCS

 

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Thí điểm phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG - Ưu tiên địa bàn nhiều vướng mắc

Nghệ An: Thí điểm phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG - Ưu tiên địa bàn nhiều vướng mắc

Nguồn vốn lớn, nhiều nội dung không sử dụng hết nguồn vốn, thậm chí khó giải ngân do không đủ điều kiện… là những khó khăn đang hiện hữu trong thực hiện các Chương trình MTQG tại một số huyện biên giới ở Nghệ An. Đó cũng là lí do mà UBND tỉnh này đang trình HĐND tỉnh thông qua nội dung thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG, nhằm giải quyết các vướng mắc.
Tin nổi bật trang chủ
Khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Tin tức - Minh Thu - 16:08, 05/09/2024
Tp. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) vừa phối hợp Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan và phường Thảo Điền, An Khánh tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại công viên đường Võ Nguyên Giáp, Tp. Thủ Đức.
Phố núi Pleiku (Gia Lai) nô nức ngày hội khai trường

Phố núi Pleiku (Gia Lai) nô nức ngày hội khai trường

Giáo dục - Ngọc Thu - 16:06, 05/09/2024
Sáng 5/9, hòa chung không khí rộn ràng của ngày hội khai trường, thầy và trò phố núi Pleiku (Gia Lai) đã nô nức đón chào năm học mới 2024 - 2025.
Bé trai tử vong nghi do bị bạo hành tại điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Bé trai tử vong nghi do bị bạo hành tại điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Pháp luật - Ngọc Thu - 16:02, 05/09/2024
Ngày 5/9, UBND phường Ia Kring (Tp. Pleiku, Gia Lai) có báo cáo nhanh vụ việc một em nhỏ chết chưa rõ nguyên nhân tại số 57 Trần Nhật Duật (phường Ia Kring). Đây là địa điểm được cá nhân mở ra trông coi trẻ khuyết tật có hộ khẩu ở Tp. Pleiku và các huyện.
Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10

Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10

Tin tức - Thúy Hồng - 15:55, 05/09/2024
UBND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm năm 2024.
VĐV Lê Văn Công giành Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024

VĐV Lê Văn Công giành Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 15:53, 05/09/2024
Đô cử Lê Văn Công vừa xuất sắc đem về tấm Huy chương Đồng ở môn cử tạ Paralympic Paris 2024. Đây cũng là chiếc huy chương đầu tiên của Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Đại hội lần này.
Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí

Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3. Hội ngộ trải nghiệm du lịch đất Võ. Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng 2024

Nhiều bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng 2024

Thể thao - Hoàng Minh - 15:50, 05/09/2024
Tạp chí France Football (Pháp) đã chính thức công bố danh sách 30 ứng viên cho cuộc đua Quả bóng Vàng (Ballon D'Or) 2024. Ngoài hai siêu sao Cristiano Ronaldo và Lionel Messi, danh sách này cũng vắng bóng nhiều hảo thủ tạo ra không ít ý kiến trái chiều.
Bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng

Bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 15:49, 05/09/2024
Trà hoa vàng hay còn có tên gọi khác là chè hoa vàng, kim hoa trà, trà trường thọ, trà rừng… có vị ngọt, tính bình, hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ. Trà hoa vàng có nhiều tác dụng với sức khỏe như thanh lọc cơ thể, giải độc, giảm căng thẳng và Stress, giảm Cholesterol xấu trong máu, duy trì vẻ đẹp trẻ trung, hỗ trợ điều trị ung thư, bảo vệ tim mạch, giúp hạ đường huyết, hỗ trợ giảm cân… Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng mời các bạn tham khảo.
Bắc Ninh đón khoảng 60.000 lượt du khách dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Bắc Ninh đón khoảng 60.000 lượt du khách dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Trang địa phương - Xuân Hải - 15:47, 05/09/2024
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, cho biết, trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, lượng khách du lịch đến Bắc Ninh ước đạt 60.000 lượt, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu du lịch ước đạt 42 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Canh tác nông nghiệp thuận lợi với

Canh tác nông nghiệp thuận lợi với "túi khôn" 4.0

Kinh tế - Vĩnh Sơn - 15:45, 05/09/2024
Tích hợp những công nghệ tiên tiến hàng đầu như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big DATA)... nền tảng mobiArgi giúp nhà nông nâng cao hiệu suất canh tác, tạo ra sự đột phá về chất lượng cây trồng, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Lễ khai giảng ở những vùng đất còn nhiều khó khăn

Lễ khai giảng ở những vùng đất còn nhiều khó khăn

Giáo dục - Minh Thu - 15:42, 05/09/2024
Sáng 5/9, hòa chung không khí vui tươi, phấn khởi của Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025, các thầy, cô giáo, các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cũng rất hân hoan chào đón năm học mới với những niềm tin mới.