Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khám phá núi rừng Tây Giang

Uyển Nhi - 10:05, 01/01/2023

Nằm trên đỉnh Trường Sơn quanh năm mây phủ, Tây Giang (Quảng Nam) không chỉ được biết đến với những khu rừng nguyên sinh xanh mát, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Cơ Tu với các phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục, nhạc cụ...đặc trưng tạo nên sức hút đối với du khách trong và ngoài nước khi ghé thăm nơi đây.

(Tổng hợp) Khám phá núi rừng Tây Giang

Thời điểm ghé thăm

Khí hậu Tây Giang quanh năm mát mẻ. Từ tháng 2 đến tháng 4, là thời điểm đẹp nhất để bạn ghé thăm nơi đây. Vào thời điểm này hoa đỗ quyên nở rộ, rực rỡ cả một vùng trời. Đến đây bạn sẽ được ngắm hoa những rừng hoa đỗ quyên với đủ sắc màu như trắng, hồng, đỏ, tím, pha chút hồng trên đỉnh núi Trường Sơn quanh năm mây bao phủ vô cùng độc đáo và lãng mạn.

Từ tháng 10 đến tháng 2 được xem là thời điểm lý tưởng nhất cho một hành trình “săn mây” ở Tây Giang. Đến Tây Giang vào thời gian này, bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn tiết trời se lạnh với biển mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, núi rừng chìm trong làn sương mờ hư ảo, khung cảnh tựa như chốn bồng lai tiên cảnh vậy.

Ở Tây Giang mùa nào cũng đẹp, tuy nhiên bạn nên tránh đi vào mùa mưa bởi những trận mưa kéo dài khiến cho đường sá trơn trợt, khó di chuyển và đôi khi khá nguy hiểm.

(Tổng hợp) Khám phá núi rừng Tây Giang 1

Phương tiện đi lại

Để đến được Tây Giang bạn có thể di chuyển bằng máy bay, tàu hoả, xe khách đến Quảng Nam hoặc Đà Nẵng.

Nếu đi bằng xe khách, từ TP. Đà Nẵng hoặc TP. Tam Kỳ (Quảng Nam) có tuyến xe đi qua và dừng lại ở Tây Giang. Từ đây bạn có thể thuê xe ôm để vào các điểm du lịch ở Tây Giang.

Nếu đi bằng phương tiện cá nhân, từ Quảng Nam bạn có thể theo đường Quốc lộ 14G (trước kia là DT 604) để tới Tây Giang.

Từ trung tâm Đà Nẵng, bạn di chuyển về phía Bắc đi theo đường Hoàng Văn Thái di chuyển vào QL14G. Đi thẳng băng Dốc Kiến đi theo hướng thị trấn Prao, đến ngã ba của 3 huyện: Đông Giang, Nam Giang và Tây Giang, đi theo hướng Tây Giang là đến nơi.

(Tổng hợp) Khám phá núi rừng Tây Giang 2

Địa điểm lưu trú

Các dịch vụ lưu trú ở Tây Giang chưa thực sự được đầu tư nhiều. Bạn có thể chọn một số nhà nghỉ, homestay chất lượng như: Nhà nghỉ Tây Giang, nhà nghỉ Thanh Tuyền, nhà nghỉ Thân Bình, Làng Pơ Mu homestay, Cơ Tu Tây Giang homestay…Hoặc bạn cũng có thể lưu trú ngay trung tâm huyện là Làng truyền thống Cơ Tu, nơi đây là địa điểm được bảo tồn để gìn giữ văn hóa, cũng như đón khách du lịch đến trải nghiệm.

Những điểm tham quan nổi tiếng tại Tây Giang

Đỉnh Quế được xem là đỉnh núi đẹp nhất Quảng Nam với độ cao 1.369m so với mực nước biển, nơi đây dường như quanh năm đều có mây mù bao phủ. Trải qua hàng trăm cây số đường đèo, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một khung cảnh tuyệt đẹp với biển mây trắng bồng bềnh đẹp đến mê hồn. Đứng trên Đỉnh Quế, bạn sẽ thấy dường như mây trời hòa vào làm một, chỉ cần đưa tay ra là có thể chạm được tới mây trời vậy.

Làng truyền thống Cơ tu: Làng được xây dựng trên một khu đồi rộng khoảng 5ha, gồm 10 gươl đại diện cho 10 xã vùng thấp, vùng trung và vùng cao của huyện Tây Giang. Đặc biệt, ở đây còn được trưng bày một ngôi nhà dài đặc trưng của đồng bào Cơ Tu được trang trí bởi nghệ thuật khắc gỗ độc đáo của các nghệ nhân, mỗi nét chạm khắc đều phản ánh cuộc sống, phong tục tập quán và các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu.

Tại đây, bạn có thể tham quan kết hợp hình thức nghỉ dưỡng homestay, trải nghiệm các loại hình truyền thống như: Dệt thổ cẩm; xem múa trống chiêng, múa tung tung-da dá; thưởng thức đặc sản Cơ Tu... vô cùng đặc sắc và thú vị.

(Tổng hợp) Khám phá núi rừng Tây Giang 3

Cổng trời Azứt theo cách gọi của người dân địa phương cổng trời để chỉ một vòm núi đá vôi khổng lồ với nhiều hang động lớn, nhỏ mang nhiều khối thạch nhũ có hình dạng đẹp mắt. Từ cổng trời, bạn đi bộ vào bên trong sẽ bắt gặp nhiều hang động do những dòng nước chảy hàng ngàn năm tạo thành những nhũ hoa đẹp mắt, nơi đây có rất nhiều ghềnh thác trắng buốt, nước suối trong vắt...Tất cả hiện lên như một bức tranh hài hòa và vô cùng đẹp đẽ.

Rừng nguyên sinh Pơmu: Nằm cách Đỉnh Quế 10km, rừng nguyên sinh Pơmu là cánh rừng duy nhất nước ta còn tồn tại quần thể cây di sản Pơmu. Không gian núi rừng rộng lớn với những cây Pơmu cao ngút ngàn, phủ đầy rêu sẽ giúp bạn có một cuộc hành trình khám phá rừng xanh đầy thú vị. Ngoài ra, nơi đây còn có hàng loạt tầng sinh thái gồm các cây gỗ và dược liệu quý như dổi, sến… chưa từng được khai thác cũng vô cùng hấp dẫn.

(Tổng hợp) Khám phá núi rừng Tây Giang 4

Làng gốm Kanoon: Kanoon là làng gốm nổi tiếng thuộc xã AXan-một xã biên giới giáp với nước bạn Lào với 100% dân số là đồng bào dân tộc Cơ Tu. Đây là xứ sở của nghề làm gốm thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Điểm đặc biệt của làng gốm Kanoon là khi làm gốm, các nghệ nhân người Cơ Tu không dùng bàn xoay mà vận dụng đôi bàn tay khéo léo của mình để tạo ra các sản phẩm vô cùng tinh sảo và đẹp mắt để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và trao đổi buôn bán với các dân tộc khác trong vùng. Còn gì thú vị hơn khi bạn được khám phá và trải nghiệm nét độc đáo của một làng nghề truyền thống nằm giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ này.

Ruộng bậc thang Chuôr của đồng bào Cơ Tu, đẹp như dải lụa vắt giữa hai thôn Arâng và thôn Ariing, xã Axan. Ruộng bậc thang Chuôr được làm ra bởi bàn tay sáng tạo của đồng bào Cơ Tu, thừa hưởng phương thức canh tác nông nghiệp từ tổ tiên từ hàng trăm năm nay. Ruộng bậc thang Chuôr được chia thành những thửa ruộng vừa phải, có độ cao dần lên và được bà con kéo nước từ nguồn về để trồng lúa. Nhìn từ xa, những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tựa những bức tranh thủy mặc mềm mại uốn lượn trong ráng chiều. Ruộng bậc thang Chuôr đẹp nhất vào mùa lúa chín vàng, làm ngây ngất lòng người đến lạ.

Nếu yêu thích các lễ hội, bạn có thể đến Tây Giang vào tháng 9, đây là thời điểm đồng bào Cơ Tu tổ chức lễ hội ăn mừng lúa mới hàng năm. Đây là hoạt động văn hóa độc đáo, đặc sắc, mang đậm nét truyền thống. Vào dịp này dân làng tề tựu, cúng tế, cùng chia sẻ niềm vui được mùa đồng thời tạ ơn thần linh đã cho họ một vụ mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu cho mạnh khỏe và ấm no.

Ngoài ra bạn có thể ghé thăm thôn Pơr’ning, thôn Đhrôồng, thôn Bhơ Hôồng I, địa đạo Axòo, Thác Ra-ai, thác R’Cung, cổng trời Đông Giang, đồi chè Đông Giang…cũng là những điểm bạn không nên bỏ lỡ khi ghé thăm Tây Giang.

(Tổng hợp) Khám phá núi rừng Tây Giang 5

Đặc sản Tây Giang

Ngoài cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp khi đến đây bạn không nên bỏ qua những món ăn đặc sản mang đậm hương vị núi rừng như: Cơm lam, thịt heo muối chua, thịt xông khói, Thịt nướng ống, ếch đá xào, cá suối, món rạ (gồm thịt, cá, rau nướng ống tre), bánh cuốt của người Cơ Tu, các món ăn từ mối, rượu Tà-vạt…

Ngoài ra, bạn cũng có thể mua tiêu rừng Amót, đẳng sâm Tây Giang, ba kích Tây Giang, rượu nếp than, bánh sừng trâu, thịt rừng phơi khô, sóc khô, cá liêng khô, các món ăn từ mối…về làm quà cho bạn bè và người thân.

Bạn cần chuẩn bị những gì khi đến Tây Giang?

Thời tiết Tây Giang ban đêm và sáng sớm hơi se lạnh, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc áo khoác mỏng để giữ ấm cho cơ thể lúc cần. Nếu đi vào mùa mưa thì cần chú ý xem dự báo thời tiết để chuyến đi của bạn thuận lợi hơn.

Nên chuẩn bị những giày thể thao, dép thấp để thuận tiện cho việc di chuyển. Cần chú ý mang theo các loại thuốc như đau đầu, cảm cúm, đau bụng, kem chống muỗi, một ít nước uống và đồ ăn nhẹ…

Tây Giang là mảnh đất hoang sơ với vẻ đẹp bí ẩn, thu hút du khách đến chinh phục và khám phá. Với những thông tin trên của chúng tôi chúc các bạn có những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đến với Tây Giang nhé!.

Tin cùng chuyên mục
Thái Nguyên: Khai thác tốt bản sắc văn hóa vùng để phát triển du lịch bền vững

Thái Nguyên: Khai thác tốt bản sắc văn hóa vùng để phát triển du lịch bền vững

Mặc dù không có những danh thắng tầm cỡ thế giới như một số địa phương, nhưng thời gian qua tỉnh Thái Nguyên tập trung phát triển, khai thác các dòng sản phẩm du lịch mang tính đặc thù như du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch về nguồn; du lịch cộng đồng và có nhiều khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Tin tức - Minh Thu - 16:08, 05/09/2024
Tp. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) vừa phối hợp Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan và phường Thảo Điền, An Khánh tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại công viên đường Võ Nguyên Giáp, Tp. Thủ Đức.
Phố núi Pleiku (Gia Lai) nô nức ngày hội khai trường

Phố núi Pleiku (Gia Lai) nô nức ngày hội khai trường

Giáo dục - Ngọc Thu - 16:06, 05/09/2024
Sáng 5/9, hòa chung không khí rộn ràng của ngày hội khai trường, thầy và trò phố núi Pleiku (Gia Lai) đã nô nức đón chào năm học mới 2024 - 2025.
Bé trai tử vong nghi do bị bạo hành tại điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Bé trai tử vong nghi do bị bạo hành tại điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Pháp luật - Ngọc Thu - 16:02, 05/09/2024
Ngày 5/9, UBND phường Ia Kring (Tp. Pleiku, Gia Lai) có báo cáo nhanh vụ việc một em nhỏ chết chưa rõ nguyên nhân tại số 57 Trần Nhật Duật (phường Ia Kring). Đây là địa điểm được cá nhân mở ra trông coi trẻ khuyết tật có hộ khẩu ở Tp. Pleiku và các huyện.
Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10

Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10

Tin tức - Thúy Hồng - 15:55, 05/09/2024
UBND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm năm 2024.
VĐV Lê Văn Công giành Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024

VĐV Lê Văn Công giành Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 15:53, 05/09/2024
Đô cử Lê Văn Công vừa xuất sắc đem về tấm Huy chương Đồng ở môn cử tạ Paralympic Paris 2024. Đây cũng là chiếc huy chương đầu tiên của Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Đại hội lần này.
Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí

Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3. Hội ngộ trải nghiệm du lịch đất Võ. Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng 2024

Nhiều bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng 2024

Thể thao - Hoàng Minh - 15:50, 05/09/2024
Tạp chí France Football (Pháp) đã chính thức công bố danh sách 30 ứng viên cho cuộc đua Quả bóng Vàng (Ballon D'Or) 2024. Ngoài hai siêu sao Cristiano Ronaldo và Lionel Messi, danh sách này cũng vắng bóng nhiều hảo thủ tạo ra không ít ý kiến trái chiều.
Bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng

Bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 15:49, 05/09/2024
Trà hoa vàng hay còn có tên gọi khác là chè hoa vàng, kim hoa trà, trà trường thọ, trà rừng… có vị ngọt, tính bình, hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ. Trà hoa vàng có nhiều tác dụng với sức khỏe như thanh lọc cơ thể, giải độc, giảm căng thẳng và Stress, giảm Cholesterol xấu trong máu, duy trì vẻ đẹp trẻ trung, hỗ trợ điều trị ung thư, bảo vệ tim mạch, giúp hạ đường huyết, hỗ trợ giảm cân… Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng mời các bạn tham khảo.
Bắc Ninh đón khoảng 60.000 lượt du khách dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Bắc Ninh đón khoảng 60.000 lượt du khách dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Trang địa phương - Xuân Hải - 15:47, 05/09/2024
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, cho biết, trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, lượng khách du lịch đến Bắc Ninh ước đạt 60.000 lượt, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu du lịch ước đạt 42 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Canh tác nông nghiệp thuận lợi với

Canh tác nông nghiệp thuận lợi với "túi khôn" 4.0

Kinh tế - Vĩnh Sơn - 15:45, 05/09/2024
Tích hợp những công nghệ tiên tiến hàng đầu như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big DATA)... nền tảng mobiArgi giúp nhà nông nâng cao hiệu suất canh tác, tạo ra sự đột phá về chất lượng cây trồng, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Lễ khai giảng ở những vùng đất còn nhiều khó khăn

Lễ khai giảng ở những vùng đất còn nhiều khó khăn

Giáo dục - Minh Thu - 15:42, 05/09/2024
Sáng 5/9, hòa chung không khí vui tươi, phấn khởi của Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025, các thầy, cô giáo, các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cũng rất hân hoan chào đón năm học mới với những niềm tin mới.