Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Khánh Hòa: Quyết tâm đưa hai huyện miền núi ra khỏi danh sách huyện nghèo

Thành Nhân - 14:24, 08/11/2022

Thực hiện Nghị quyết số 55 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, UBND tỉnh đã đề xuất cơ chế mới, cho phép các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sử dụng ngân sách của địa phương và nguồn hợp pháp khác để hỗ trợ hai huyện miền núi Khánh Vĩnh, Khánh Sơn phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu thoát nghèo vào năm 2025.

Khu công nghiệp Sông Cầu (Khánh Vĩnh) được kỳ vọng sẽ giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho người dân
Khu công nghiệp Sông Cầu (Khánh Vĩnh) được kỳ vọng sẽ giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho người dân

Những hành động cụ thể

Những năm qua, mặc dù đã được tỉnh quan tâm, đầu tư, nhưng hai huyện miền núi Khánh Vĩnh và Khánh Sơn vẫn chưa có sự phát triển mạnh mẽ, vượt bậc. Công tác giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ nghèo là người DTTS chiếm 63,12% số hộ nghèo của cả tỉnh; trình độ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của các DTTS không đồng đều; cơ sở hạ tầng KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh chưa đáp ứng và tạo động lực cho phát triển.

Tuy nhiên, với Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 55 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, hai huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh nói trên sẽ có những cơ hội để phát triển đột phá.

Theo đó, từ tháng 8/2022, UBND tỉnh đã có tờ trình gửi Thường trực HĐND tỉnh về chủ trương bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 16/2021 của HĐND tỉnh về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi thường xuyên giữa các cấp ngân sách ở địa phương thời kỳ ổn định ngân sách 2022 - 2025. Với chủ trương này, mức hỗ trợ từ ngân sách các huyện, thị xã, thành phố cho ngân sách hai huyện Khánh Vĩnh và Khánh Sơn là 10% số tăng thu (bao gồm tăng thu tiền sử dụng đất).

Tuy nhiên, qua rà soát, mức hỗ trợ này chưa đủ để tạo động lực cho 2 huyện miền núi phát triển, UBND tỉnh tiếp tục đề nghị Thường trực HĐND tỉnh xây dựng Nghị quyết mới cho phép các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sử dụng ngân sách của mình và nguồn hợp pháp khác để hỗ trợ hai huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn với mức hỗ trợ trong năm 2023 là 20% số tăng thu ngân sách cấp huyện (bao gồm tăng thu tiền sử dụng đất) sau khi trích tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương; những năm tiếp theo, căn cứ vào nguồn thu phát sinh trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố sẽ điều chỉnh mức hỗ trợ cho phù hợp với tình hình thực tế.

Ông Mấu Thái Cư - Bí thư Huyện ủy Khánh Sơn chia sẻ: Theo Nghị quyết số 55, HĐND tỉnh có thẩm quyền cho phép các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sử dụng ngân sách của địa phương mình và nguồn hợp pháp khác để hỗ trợ hai huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn. Cơ chế, chính sách đặc thù này sẽ giúp các địa phương trong tỉnh có điều kiện tốt hơn hỗ trợ cho hai huyện miền núi khắc phục hạn chế và thực hiện mục tiêu phát triển hai huyện miền núi trở thành các tiểu đô thị sinh thái núi rừng như Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị đã đề ra.

Lao động người DTTS tìm hiểu thông tin việc làm tại Khu công nghiệp Sông Cầu
Lao động người DTTS tìm hiểu thông tin việc làm tại Khu công nghiệp Sông Cầu

Còn theo ông Mấu Văn Phi - Bí thư Huyện ủy Khánh Vĩnh, để có những giải pháp bứt phá, Khánh Vĩnh đang đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt, thiết thực. Cụ thể như: Hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng các loại cây ăn quả giá trị cao, đồng thời, đẩy mạnh dạy nghề để tạo việc làm cho bà con...

“Để thực hiện thành công việc đưa huyện Khánh Vĩnh thoát khỏi huyện nghèo, chúng ta phải giảm được nghèo, mỗi năm phải giảm được 4 - 5% tỷ lệ hộ nghèo. Bà con phải biết làm thế nào để tăng giá trị trên diện tích đất, vươn lên làm giàu chính đáng, không được bán đất, sẽ làm mất tư liệu sản xuất…”, ông Phi chia sẻ thêm.

Đề xuất nhiều dự án đầu tư, tạo việc làm cho người dân

Để tranh thủ cơ hội từ Nghị quyết số 55 của Quốc hội, huyện Khánh Sơn đã tiến hành rà soát nhu cầu kinh phí, dự kiến danh mục các công trình, dự án cần đầu tư. Theo đó, địa phương kiến nghị đầu tư xây dựng các công trình cấp thiết, gồm: 6 công trình thuộc lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi; nâng cấp hệ thống xử lý nước sinh hoạt 5 xã; xây dựng kè sông Tô Hạp đoạn qua xã Sơn Bình; kè sông Tô Hạp đoạn qua xã Sơn Lâm; Khu tái định cư Tà Lương, thị trấn Tô Hạp, với tổng nhu cầu vốn khoảng 375 tỷ đồng; 3 công trình giao thông; xây dựng cầu tràn Tà Gụ, xã Sơn Hiệp, với tổng nhu cầu vốn khoảng 170 tỷ đồng; xây dựng và cải tạo điểm Trường Tiểu học Tà Giang 1, xã Thành Sơn, với tổng nhu cầu vốn khoảng 6 tỷ đồng; xây dựng sân vận động huyện Khánh Sơn với tổng nhu cầu vốn khoảng 40 tỷ đồng...

Trong khi đó, huyện Khánh Vĩnh đề xuất thực hiện 10 công trình khắc phục hậu quả thiên tai, với tổng nhu cầu vốn hơn 90 tỷ đồng; 73 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống của người dân trong vùng đồng bào DTTS, tổng nhu cầu vốn hơn 199 tỷ đồng; 6 công trình hệ thống nước sạch, tổng nhu cầu vốn 35,5 tỷ đồng; 2 công trình thiết chế văn hóa, tổng nhu cầu vốn khoảng 44 tỷ đồng…

Ông Văn Ngọc Hường - Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh cho biết: “Các công trình, dự án mà huyện đề xuất phù hợp với nhu cầu thực tế tại địa phương; có ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất, đời sống của người dân, nhất là các hộ đồng bào DTTS; góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đưa KT-XH huyện phát triển nhanh và bền vững…”.

Sầu riêng sẽ là cây trồng chủ lực giúp người dân Khánh Sơn thoát nghèo
Sầu riêng sẽ là cây trồng chủ lực giúp người dân Khánh Sơn thoát nghèo

Thực tế cho thấy, muốn thoát nghèo bền vững, hai huyện miền núi không chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, mà cần chủ động, tích cực kêu gọi sự ủng hộ, vào cuộc của người dân, các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp… Từ đó có thêm nguồn lực để đầu tư, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân.

Hiện, tỉnh Khánh Hòa đã xây dựng cụm công nghiệp tại huyện miền núi. Theo đó, việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy, tuyển dụng lao động địa phương đang được tỉnh mời gọi với nhiều cơ chế chính sách ưu đãi. Ngành Lao động Thương binh và Xã hội của tỉnh, huyện thường xuyên mở các lớp đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động hai huyện miền núi.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia vào cuối tháng 8/2022, ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ mục tiêu, phấn đấu đến năm 2025, Khánh Sơn và Khánh Vĩnh thoát khỏi huyện nghèo. Để đạt được mục tiêu này, Chủ tịch tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các thành viên trong Ban Chỉ đạo chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án điều phối, triển khai các nhiệm vụ được giao; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tránh tình trạng quan liêu, tiêu cực, lãng phí trong quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu. Có định hướng tuyên truyền, giáo dục hiệu quả về nâng cao sức khỏe, thể chất cho trẻ em và giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS…

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cũng giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh nghiên cứu xây dựng, hỗ trợ phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang tính hiệu quả ổn định, lâu dài cho người dân vùng DTTS, miền núi; hoàn thiện hồ sơ giao cho hộ gia đình, cá nhân tham gia bảo vệ rừng để có cơ sở giải ngân kinh phí cho người dân. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh ban hành hoặc kéo dài thời gian quy định về hạn mức đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng đồng bào DTTS, miền núi…

Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa ban hành Nghị quyết số 12 ngày 22/4/2024 về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, năm 2024 (Chương trình MTQG 1719). Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương có nguồn lực thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án của Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, tỉnh Nghệ An cần ưu tiên xem xét, lập kế hoạch phân bổ nguồn vốn này sớm hơn, làm cơ sở cho các địa phương chủ động thực hiện.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Media - BDT - 12 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở UBDT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5 năm 2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Media - Tuấn Ninh - 13 giờ trước
Chiều 7/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Tổng cục Thống kê (TCTK) ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà và Tổng Cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương đồng chủ trì buổi lễ.
Thuốc lá điện tử: Phong cách hay hiểm họa

Thuốc lá điện tử: Phong cách hay hiểm họa

Media - BDT - 13 giờ trước
Hút để cai thuốc lá, hút vì bạn bè rủ rê, hay thậm chí hút vì cảm thấy sành điệu... Với những lý do ấy, ngày càng có nhiều người trẻ bị cuốn vào làn khói của thuốc lá điện tử. Rất nhiều trường hợp được gia đình đưa đến bệnh viện thăm khám, khi phát hiện con em mình bắt đầu có tình trạng rối loạn tâm thần do nghiện thuốc lá điện tử. Vậy rối loạn tâm thần, hay loạn thần, ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe cũng cuộc sống con người? Cùng đi tìm câu trả lời qua phân tích của một số chuyên gia trong lĩnh vực y tế qua nội dung của chuyên mục Sống khỏe hôm nay.
Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Xã hội - Minh Nhật - 13 giờ trước
Khi thi Giấy phép lái xe hạng A3 và A4 thì phải trải qua những phần thi nào và bao nhiêu điểm thì đậu? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Hà Giang: Tổ chức Đại hội điểm Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV cấp huyện

Hà Giang: Tổ chức Đại hội điểm Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV cấp huyện

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 13 giờ trước
Sáng 8/5, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đây là Đại hội được lựa chọn làm điểm cấp huyện.
Tin trong ngày - 9/5/2024

Tin trong ngày - 9/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở ở vùng núi Bắc Bộ. Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Cô học trò dân tộc Mông xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hà Giang: Thực hư về thông tin hàng trăm em học sinh phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm

Hà Giang: Thực hư về thông tin hàng trăm em học sinh phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm

Xã hội - Vũ Mừng - 13 giờ trước
Nhận được phản ánh của người dân về việc lo ngại chất lượng nguồn nước sử dụng hàng ngày của các em học sinh Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS Pải Lủng (xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi làm việc cùng chính quyền địa phương và Ban Giám hiệu nhà trường.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 13 giờ trước
Ngày 9/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo về đề cương Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Sẽ diễn ra chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Sẽ diễn ra chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Xã hội - Văn Hoa - Hải Đăng - 13 giờ trước
Trong tháng 5/2024, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Công ty TCP Việt Nam - Nhãn hàng Red Bull tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2024. Chuỗi ngày hội cấp Trung ương sẽ diễn ra tại 3 tỉnh thành, gồm: Đà Nẵng, Thanh Hóa và Hải Phòng.
Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - V.Long - M.Triết - 13 giờ trước
Ngày 9/5, tại xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức “Gian hàng 0 đồng” dành cho người có hoàn cảnh khó trên địa bàn xã Lai Hòa. Đây là xã biên giới có trên 70% là đồng bào dân tộc Khmer.
Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân - 13 giờ trước
Theo UBND huyện Hoài Ân (Bình Định), Ngày hội Nông sản lần thứ II sẽ diễn ra trong 3 ngày (16 - 18/5). Đây được đánh giá là ngày hội nông sản quy mô lớn nhất tỉnh Bình Định, quy tụ 105 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương và một số huyện lân cận.