Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khát vọng Phúc Sen

Trường Hà - Minh Thu - 16:53, 13/05/2021

“Bản sắc của xã Anh hùng thời kỳ đổi mới là từ đôi tay làm nhiều, sáng tạo và khát vọng của đồng bào Nùng nơi đây. Xã phấn đấu về đích xây dựng nông thôn mới trong năm 2021 và tiếp tục thực hiện khát vọng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu mang đặc trưng văn hóa dân tộc Nùng…”. Đây là khẳng định của Bí thư Đảng ủy xã Đàm Đình Đạo khi chia sẻ về khát vọng của xã Phúc Sen, từng là một xã nghèo khó của huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng.

Phúc Sen nổi tiếng với nghề rèn – làm dao
Phúc Sen nổi tiếng với nghề rèn làm dao

“Ba nhiều” để xóa nghèo

Đến xã Phúc Sen, chúng tôi được hòa vào nhịp sống rộn rã của đồng bào dân tộc Nùng  từ tiếng quai búa bên lò rèn đỏ lửa, tiếng cười nói của bà con đang trồng ngô, rau, chè… Về bản Rìa Trên, Phja Thắp, Phja Chang, Lũng Vài… đâu đâu chúng tôi cũng được nghe đồng bào nói về cách làm, mục tiêu phấn đấu trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, làm nghề rèn, làm giấy dó… để phát triển kinh tế.

Ông Linh Văn Phù, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Phúc Sen nhớ lại: Những năm 2000, Phúc Sen cơ bản là hộ nghèo, bởi nơi đây là vùng đất nhiều núi đá, ít đất canh tác, khô hạn… Là người lính 20 năm trong quân ngũ, phục viên về nhà làm ruộng, gia đình ông Phù cũng đói nghèo, bởi nhà có 8 miệng ăn nhưng chỉ có 500 m2 đất nương rẫy khô hạn.

Không chịu cảnh đói nghèo, ông Phù quyết chí thoát nghèo. Ông nghĩ rằng, nhà nông đất ít thì phải làm nhiều, trồng nhiều cây, nuôi nhiều con, làm nhiều nghề. 

Năm 2000, ông khởi sự "làm nhiều", trồng 1 vụ lúa, ngô/năm, xen canh khoai, đỗ, lạc, rau màu vừa giữ ẩm, chống hạn vừa tạo màu, kết hợp chăn nuôi thêm lợn, gà, vịt. Nhờ vậy, cái đói đã được đẩy lùi; sau 4 năm, gia đình ông Phù thoát nghèo.

Nhiệm kỳ 2000 - 2005 của Đảng bộ xã Phúc Sen, ông Phúc được tín nhiệm bầu giữ chức  Phó Bí thư Đảng ủy xã. Theo đó, ông đã đề xuất với Đảng ủy xã Phúc Sen xây dựng Nghị quyết “ba nhiều” để xóa đói giảm nghèo (XĐGN).

Nghị quyết "ba nhiều" từ đề xuất của ông Phù gồm: trồng nhiều cây, nuôi nhiều con, làm nhiều nghề. Theo đó, chính quyền xã đã đẩy mạnh tuyên truyền vận động, giúp đỡ bà con trồng nhiều cây, thâm canh, tăng vụ; chăn nuôi nhiều con; làm nhiều nghề để phát triển kinh tế nhằm gỡ khó cho thực tế ít đất canh tác ở địa phương.

Các Chi bộ đảng trong Đảng bộ xã Phúc Sen triển khai Nghị quyết đến từng hộ. Nghị quyết “ba nhiều” trúng lòng dân, mở ra “cú huých” cho người dân vượt khó làm kinh tế hộ để đẩy lùi khó khăn, vươn lên XĐGN. 

Từ hiệu quả của Nghị quyết “ba nhiều”, cuối nhiệm kỳ 2000 - 2005, xã Phúc Sen giảm 30% hộ nghèo. Nghị quyết "ba nhiều" được Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2005 - 2010 thống nhất tiếp tục triển khai. 

Điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới

Hiện thực hóa định hướng mới của Nghị quyết “ba nhiều”, xã tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT để trang bị kiến thức cho nông dân sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, liên kết bán sản phẩm. Ông Phù trở thành “thủ lĩnh” tham mưu cho Ban Chấp hành Đảng bộ xã đẩy mạnh triển khai Nghị quyết “ba nhiều”, với bước điều chỉnh mới, phù hợp tình hình thực tế.

Người dân Phúc Sen nhanh chóng bắt nhịp với cách làm mới của Nghị quyết “ba nhiều”, chủ động liên kết sản xuất hàng hóa, tạo việc làm cho 1.400 lao động địa phương. Mỗi năm xã sản xuất ra hàng trăm tấn lương thực ngô, lúa, rau màu đậu, đỗ các loại, thực phẩm từ chăn nuôi gia súc, gia cầm và sản phẩm làng nghề thủ công bán ra thị trường.

Triển khai “ba nhiều”, đã có nhiều hộ như ông Mèng (xóm Lũng Sâu), ông Sung (xóm Lũng Vài) trồng nhiều lúa, ngô, rau màu, nuôi nhiều gia súc gia cầm; đồng thời duy trì nghề rèn, nghề đan lát nên có mức thu nhập từ 30 - 60 triệu đồng/năm.

Từ năm 2011 - 2021, Nghị quyết “ba nhiều” đã thấm vào mỗi hộ dân với suy nghĩ “làm nhiều và tư duy năng động”; trở thành cuộc “cách mạng” phát huy nội lực để xã Phúc Sen  thành điểm sáng xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh. Cùng với các nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ xây dựng NTM, xã phát động phong trào “Cán bộ, nhân dân xã Phúc Sen chung tay, góp sức xây dựng NTM”.

Làm đường giao thông nông thôn ở xã Phúc Sen
Làm đường giao thông nông thôn ở xã Phúc Sen

Xây dựng Nông thôn mới vững chắc

Với tổng nguồn lực huy động đầu tư hạ tầng cơ sở xây dựng NTM trên 80 tỷ đồng, trong đó Nhân dân đóng góp hơn 1/3, hiến trên 10.000m2 đất, hằng trăm ngàn công lao động. Riêng năm 2020, ngân sách nhà nước đầu tư cho xã xây dựng NTM trên 5 tỷ đồng, Nhân dân Phúc Sen cũng đã đóng góp gần 1 tỷ đồng, 2.650 m2 đất, gần 14.000 công lao động, trên 200m3 vật liệu xây dựng để làm đường giao thông nông thôn từ các xóm, bản đến trung tâm xã

Trên nền tảng của Nghị quyết “ba nhiều”, kinh tế của xã Phúc Sen phát triển ổn định. Với tầm nhìn mới, nhạy bén và tâm huyết của đội ngũ cán bộ đảng viên trẻ, Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã nâng Nghị quyết “ba nhiều” lên tầm cao mới. Mục tiêu “ba nhiều” của giai đoạn mới là “Nhiều lượng- nhiều chất- nhiều giá trị” để xây dựng các sản phẩm nông nghiệp và sản phầm nghề truyền thống có thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm và ổn định đầu ra trên thị trường.

Theo ông Đàm Đình Đạo, Bí thư Đảng ủy xã Phúc Sen, mục tiêu thời gian tới là xây dựng xã Phúc Sen trở thành xã NTM kiểu mẫu mang đặc trưng, bản sắc riêng của dân tộc Nùng, trở thành điểm hấp dẫn du lịch cộng đồng trong Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. 

"Phúc Sen có cảnh quan thiên nhiên đẹp, 98% đồng bào Nùng; bản sắc văn hóa từ nếp sống, không gian kiến trúc, làng nghề được giữ gìn; bản chất của đồng bào là chăm chỉ và năng động nên tôi đặt niềm tin ở bà con sẽ nâng Nghị quyết “ba nhiều” lên một tầm cao mới để xây dựng quê hương ngày càng giàu đep, Bí thư Đảng ủy xã Đàm Đình Đạo tự tin.

Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 1 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Công ty Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 1 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 1 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.