Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khi y tế cơ sở mất vai trò “gác cổng”

PV - 09:58, 05/09/2018

Mạng lưới y tế cơ sở có vai trò “gác cổng” trong chuỗi hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Nhưng khi y tế cơ sở không làm tròn vai trò này thì cuộc sống của người nghèo-nhất là đồng bào DTTS, sinh sống ở vùng sâu, vùng xa càng thêm chật vật.

y tế cơ sở mất vai trò gác cổng Chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện bệnh sớm cũng là một cách để đồng bào DTTS giảm nghèo. (Ảnh minh họa)

 

Đi khám bệnh vui như đi hội

Ngày 13/1/2018, Trạm Y tế xã Tam Hợp (huyện Tương Dương, Nghệ An) nhộn nhịp hơn hẳn khi Đoàn công tác của Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh tổ chức hoạt động thăm khám và cấp phát thuốc miễn phí cho bà con. Hay tin, hàng trăm người dân trong xã đã háo hức đến khám; quanh năm lam lũ lo cái mặc, cái ăn nên nhiều người không có cơ hội thăm khám sức khỏe.

Bà Xồng Y Mô, đến từ bản Pà Lõm cho hay, năm nay đã 52 tuổi nhưng đây là lần thứ hai bà mới đi khám bệnh. Lần thứ nhất cách đây cũng mấy năm, do cái đầu gối đau quá nên bà phải xuống bệnh viện huyện để khám. “Lần này, nghe Trưởng bản nói có bác sĩ dưới xuôi lên khám miễn phí nên dù xa (bản Phà Lõm cách trung tâm xã gần 30km-Pv) tôi quyết tâm đi bằng được”.

Đặc biệt hơn là trường hợp của em Vừ Bá Hùa, nhà ở bản Huồi Sơn, năm nay đã 18 tuổi nhưng cơ thể như trẻ mới lên 10. Gia đình khó khăn nên Hùa mới được đi khám sức khỏe một lần duy nhất vào năm 2003. Từ đó đến nay, mặc dù ốm yếu nhưng Hùa chưa đi khám thêm một lần nào để kiểm tra sức khỏe.

Cũng như bà Mô, em Hùa, rất nhiều trường hợp người dân ở xã Tam Hợp không có điều kiện để đến cơ sở y tế khám bệnh thường xuyên. Toàn xã có 498 hộ thì có đến 239 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 48%).

Theo bà Lương Thị Đạo, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Hợp, việc người dân trên địa bàn không được chăm sóc sức khỏe ban đầu là một thực tế tồn tại lâu nay. Đời sống của người dân còn rất khó khăn; hơn nữa, xã cách trung tâm huyện hàng chục cây số, đường sá đi lại rất khó khăn nên người dân không thể thường xuyên đến bệnh viện huyện để thăm khám.

“Trạm Y tế xã cũng đã được đầu tư nhưng hiện xuống cấp; riêng phòng sản 2 năm không sử dụng được. Dù đóng vai trò quan trọng đối với việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân, nhưng như thực trạng hiện nay thì Trạm không thể đáp ứng được”, bà Đạo cho hay.

Cũng như Trạm Y tế xã Tam Hợp, hàng nghìn trạm y tế cấp xã trên cả nước hiện nay chưa “tròn vai” trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Dù đã được đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh nhưng tình trạng trạm y tế “vắng như chùa bà Đanh” không còn là chuyện hiếm.

Tại Hội nghị trực tuyến nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tuyến xã tổ chức ngày 06/7/2018, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, cả nước hiện có hơn 12.000 trạm y tế. Tuy nhiên, thực tế trạm y tế rất vắng vẻ; trung bình mỗi trạm một ngày chỉ khám 10-15 bệnh nhân, có nơi chỉ một vài người.

Mất vai trò “gác cổng”!

Nhận định của ông Khuê càng có thêm cơ sở vững chắc khi Bảo hiểm Xã hội Việt Nam công bố số liệu về tỷ lệ người dân khám, chữa bệnh theo tuyến. Theo đó, nếu như năm 2014, tỷ lệ người dân khám, chữa bệnh tại tuyến xã là gần 30% thì năm 2017 chỉ còn gần 20% và 6 tháng đầu năm 2018 chỉ còn 18%. Điều này có nghĩa là người dân ngày càng “vượt tuyến” để khám, chữa bệnh.

Với quy định thông tuyến trong khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT, rất nhiều bệnh nhân sẵn sàng vượt đường sá xa xôi để lên tuyến trên, thậm chí với những loại bệnh lý rất đơn giản. Dù không mất viện phí (được BHYT chi trả) nhưng chi phí ăn nghỉ trong thời gian điều trị cũng là một khoản không nhỏ đối với người nghèo; trong khi nếu như thăm khám ở trạm y tế xã thì không mất quá nhiều chi phí.

Ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban phụ trách Ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) lấy dẫn chứng: như một người bị bệnh tăng huyết áp điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai một tháng thì chi phí hết khoảng 1-1,5 triệu đồng; trong khi đó ở ngay tại trạm y tế xã chỉ hết khoảng 250-300 nghìn đồng và người ta vẫn đảm bảo, duy trì được thuốc uống, đảm bảo được tư vấn. Nhưng người bệnh vẫn “nói không” với trạm y tế.

Việc các trạm y tế xã không phát huy được vai trò trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân đang làm lãng phí một nguồn lực không nhỏ. Cùng với nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thì mỗi năm, ngân sách vẫn bảo đảm chi thường xuyên cho các Trạm Y tế xã.

Số liệu của Vụ Kế hoạch-Tài chính (Bộ Y tế) cho thấy, tỷ lệ chi cho y tế xã so với tổng chi sự nghiệp y tế theo đầu dân tăng từ 24,8% năm 2015 lên 25,3% năm 2016 và 30,7% năm 2017. Còn theo tính toán của các địa phương, chi lương và hành chính của trạm y tế tuyến xã đã chiếm khoảng 25% tổng chi sự nghiệp y tế.

Nhưng quan trọng hơn, khi trạm y tế không làm tròn vai trò “gác cổng” trong chăm sóc sức khỏe nhân dân sẽ khiến cho công tác xóa đói giảm nghèo càng thêm trầy trật. Theo GS.TS Phạm Mạnh Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, bệnh tật là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nghèo đói.

Vấn đề này cũng đã được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhìn nhận. Bà cho rằng, đối người nghèo nếu bị ốm thì sẽ rất khó khăn trong thoát nghèo. Nếu người cận nghèo ốm một trận thì có thể thành người nghèo, như vậy một vùng cộng đồng để nhiều bệnh tật và nghèo đói thì khó có thể phát triển được kinh tế-xã hội.

Thực tế nêu trên cho thấy, một nền y tế tốt không chỉ khám, chữa bệnh tốt, mà còn không được làm nghèo người dân thông qua chi phí khám chữa bệnh cao. Bởi vậy, y tế nói chung và y tế cơ sở nói riêng phải được gắn kết và tích hợp chặt chẽ trong mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Cả nước hiện có hơn 12.000 trạm y tế. Tuy nhiên, thực tế trạm y tế rất vắng vẻ; trung bình mỗi trạm một ngày chỉ khám 10-15 bệnh nhân, có nơi chỉ một vài người”.Ông Lương Ngọc Khuê,  Cục trưởng Cục Quản lý  Khám chữa bệnh (Bộ Y tế)

SỸ HÀO

Tin nổi bật trang chủ
Bản sắc riêng trong Lễ cúng cầu mưa của người Ê Đê

Bản sắc riêng trong Lễ cúng cầu mưa của người Ê Đê

Sắc màu 54 - Lê Hường - Gia Nguyen - 1 giờ trước
Đồng bào dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk giữ gìn nhiều lễ hội, nghi lễ nông nghiệp, nghi lễ vòng đời quan trọng. Trong đó, Lễ cúng cầu mưa mang nét đẹp, bản sắc riêng mà người Ê Đê còn gìn giữ đến ngày nay.
Giải quyết việc làm cho người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng

Giải quyết việc làm cho người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng

Xã hội - Lê Hường - 1 giờ trước
Đồng hành, hỗ trợ người lầm lỗi sau khi chấp hành án phạt tù làm lại cuộc đời, Công an huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã sẻ chia, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng; đồng thời tạo sinh kế giúp họ ổn định cuộc sống.
Hà Giang: Biểu dương, khen thưởng hơn 180 tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác

Hà Giang: Biểu dương, khen thưởng hơn 180 tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác

Tin tức - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Vừa qua, tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Bí thư Chi bộ (BTCB) thôn, tổ dân phố tiêu biểu năm 2024.
Quảng Nam: Rà soát các tiêu chí đối với huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025

Quảng Nam: Rà soát các tiêu chí đối với huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM) ở các huyện phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM và NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 ở Quảng Nam còn tương đối chậm. Do đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan rà soát, báo cáo để có hướng chỉ đạo triển khai trong thời gian tới.
Quảng Nam: Cải thiện dinh dưỡng trẻ em dưới 16 tuổi ở các huyện nghèo

Quảng Nam: Cải thiện dinh dưỡng trẻ em dưới 16 tuổi ở các huyện nghèo

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành kế hoạch thực hiện Tiểu dự án cải thiện dinh dưỡng (Tiểu dự án 2- Dự án 3) năm 2024 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Hôm nay (20/5), khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV

Hôm nay (20/5), khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV

Thời sự - Văn Toản - 1 giờ trước
Sáng nay 20/5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp được tiến hành theo 2 đợt: đợt 1 từ ngày 20/5 đến ngày 8/6/2024; đợt 2 từ ngày 17/6 đến sáng ngày 28/6/2024, với tổng thời gian 26,5 ngày làm việc.
Đắk Nông: Phạt gần 500 triệu đồng đối với trang trại nuôi heo xả thải ra môi trường

Đắk Nông: Phạt gần 500 triệu đồng đối với trang trại nuôi heo xả thải ra môi trường

Pháp luật - Hoàng Thùy - 1 giờ trước
Ngày 19/5, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, UBND tỉnh Đắk Nông vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông P.V.S. - chủ trang trại chăn nuôi heo (lợn) ở xã Nam Bình, huyện Đắk Song, với tổng số tiền 487 triệu đồng.
Mận hậu và nông sản Sơn La đã có mặt trong hệ thống siêu thị Saigon Co.op

Mận hậu và nông sản Sơn La đã có mặt trong hệ thống siêu thị Saigon Co.op

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 19/5, UBND tỉnh Sơn La và Liên hiệp HTX Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đã tổ chức Lễ khởi hành đưa quả mận hậu Sơn La vào hệ thống phân phối của Saigon Co.op.
5.500 phụ nữ diễu hành áo dài “Rạng ngời sắc sen” tại Đồng Tháp

5.500 phụ nữ diễu hành áo dài “Rạng ngời sắc sen” tại Đồng Tháp

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 19/5, tại Tp. Cao Lãnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Tháp tổ chức diễu hành áo dài với chủ đề “Rạng ngời sắc sen”. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 55 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ và hưởng ứng Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024.
Noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, rèn đức, luyện tài, xây dựng đất nước hùng cường

Noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, rèn đức, luyện tài, xây dựng đất nước hùng cường

Thời sự - PV - 14:00, 19/05/2024
Hôm nay, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Cuộc đời của Người là biểu tượng cao đẹp nhất về chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.