Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khơi dậy sức sống Bài chòi ở Quảng Ngãi

PV - 11:02, 11/12/2018

Từ sự kiện UNESCO công nhận nghệ thuật Bài chòi là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (tháng 5/2018), di sản này đang dần hồi sinh, lấy lại sức sống. Những nghệ nhân, cán bộ công tác trong ngành văn hóa tại huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) tiếp tục nỗ lực để làm hồi sinh loại hình nghệ thuật này.

nghệ thuật Bài chòi Các học viên lớp Bài chòi tham gia biểu diễn tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Nghệ nhân duy nhất

Bà Phạm Thị Lượng (xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) là nghệ nhân duy nhất được phong tặng Nghệ nhân Bài chòi của huyện Mộ Đức, sau khi UNESCO công nhận Bài chòi là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.

Bà Lượng sinh ra trong gia đình thuần nông, quanh năm sống với ruộng đồng, bà học nghề đan võng để bán và hiện sống cùng con gái. Kể về niềm đam mê Bài chòi, bà Lượng cho biết: “Tôi có một người cô tham gia ca kịch phục vụ chiến trường trong Quân khu V. Sau này khi giải phóng, cô trở về mới tập tuồng, Bài chòi lại cho lớp trẻ, lúc này tôi chỉ mới 15 tuổi nhưng càng nghe càng thích hát nên đam mê từ đó... Những lớp học ca kịch, tuồng, Bài chòi mở ra hằng đêm cũng là lúc tôi đến học “lỏm” các bài hát”.

Về sau, bà Lượng được nhận tham gia các buổi biểu diễn tại xã nhà, nhiều người biết đến bà Lượng vì giọng hát ngọt ngào, dân dã, mượt mà như “hương đồng gió nội”. Theo nghề hát Bài chòi, tuồng,… đến nay đã hơn 50 tuổi, bà Lượng vẫn gắn bó với nghiệp hát. Thời điểm bà đi diễn nhiều nhất là ngày hội đại đoàn kết toàn dân tại các khu dân cư, tết hay các dịp lễ, đình làng,… bà chạy “show” cả sáng đến chiều theo đoàn Trung tâm Văn hóa huyện xuống các thôn, bản biểu diễn tuyên truyền đường lối, chính sách Đảng, Nhà nước.

Sau những ngày tất bật, bà trở về căn nhà nhỏ cấp 4 cùng đứa con gái bà đang cho theo học lớp dạy bài chòi của huyện.

Thế hệ trẻ huyện Mộ Đức giữ gìn và phát huy Bài chòi. Thế hệ trẻ huyện Mộ Đức giữ gìn và phát huy Bài chòi.

Bảo tồn và phát huy bài chòi

Nhiều nghiên cứu cho thấy, Bài chòi ra đời tại các tỉnh duyên hải miền Trung khoảng thế kỷ XVI, XVII. Bài chòi được diễn ra vào dịp tết đến, xuân về, tại các sân đình, miếu, làng… Bài chòi là sự kết hợp trò chơi giữa các chòi và nghệ thuật diễn xướng, hô bài của các nghệ nhân trong vai trò anh hiệu-người quản trò dẫn dắt, hô hát các con bài được đánh ra. Chính vì vậy, trong làng quê miền Trung có câu “Rủ nhau đi đánh Bài chòi/ Để con nó khóc cho lòi rốn ra…”

Ông Võ Việt Cường, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Mộ Đức cho biết: “Nhiều năm trước và sau giải phóng, hát Bài chòi là món ăn tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ tết của cư dân Quảng Ngãi nói chung, Mộ Đức nói riêng. Đây không chỉ là nét đẹp đời sống tinh thần mà còn là hoạt động giải trí giúp vơi đi mệt nhọc trong lao động, sản xuất”.

Trong một thời gian dài, nghệ thuật dân ca Bài chòi đã dần lãng quên, mai một và có nguy cơ thất truyền. Vừa qua, Phòng Văn hóa-Thông tin huyện đã đề xuất UBND huyện Mộ Đức chi ngân sách hỗ trợ để tổ chức lớp dạy hát dân ca Bài chòi, các tổ chức chơi Bài chòi cho giáo viên, học sinh, cộng tác viên văn nghệ trên địa bàn huyện.

Lớp học gồm 48 học viên, do nghệ sĩ Thu Hương, Đoàn Nghệ thuật Bài chòi tỉnh Quảng Nam hướng dẫn, tổ chức trình diễn. Trong 1 tháng, học viên đã biết hát các bài “Quảng Ngãi tình quê”, “Ông xã Bà đội”, “Hò khoan”, “Lý vọng phu”,…Trong lớp học này có học viên Trần Thị Diễm Phúc, lớp 9, Trường THCS Nguyễn Bá Loan, có tố chất hát dân ca tốt và thuần thục các điệu lý, hát dân ca…

Trong bối cảnh xã hội hiện tại với nhiều loại hình nghệ thuật phát triển, bản thân loại hình nghệ thuật Bài chòi gặp nhiều khó khăn. Để Bài chòi thoát khỏi tình trạng mai một thì cần có nhiều hơn nữa sự quan tâm vào cuộc Nhà nước, các ngành, nghệ nhân và cả người dân. Những lớp thế hệ trước chính là những người thực hành nghệ thuật Bài chòi dân gian, được coi là “di sản sống” lần lượt qua đời vì tuổi tác.

Ông Võ Việt Cường cho biết: “Để giữ gìn và phát huy giá trị di sản Bài chòi, Phòng Văn hóa-Thông tin huyện đã đưa ra các giải pháp như tổ chức cho nghệ nhân Bài chòi tham gia trình diễn nghệ thuật Bài chòi thông qua cuộc thi, liên hoan dân ca, phát động rộng rãi phong trào sáng tác, đặt lời mới cho Bài chòi..”

Ngành Giáo dục cần xem xét đưa dân ca Bài chòi vào lớp học, đồng thời, tiếp tục tư liệu hóa toàn bộ di sản nghệ thuật Bài chòi sưu tầm được trong dân gian, gắn kết bài chòi với các hoạt động du lịch.

Đối với những nghệ nhân như bà Phạm Thị Lượng khi tuổi đã cao, cần sự quan tâm, chăm sóc, đồng thời, ghi chép, thu nhập lại từ nghệ nhân những câu hô Bài chòi truyền thống, dân gian để lưu trữ, tư liệu hóa.

NGUYỄN TRANG

Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Ea Kmút

Đổi thay ở Ea Kmút

Xã hội - Lê Hồng - 6 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND - UBND, các cấp, ngành, cùng sự đoàn kết, nỗ lực của toàn thể hệ thống chính trị và Nhân dân trong toàn xã Ea Kmút, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ đề ra được hoàn thành, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao. Xã Ea Kmút (huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk) đã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới và vinh dự đón Bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 6 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 6 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 6 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Quảng Nam: Đề nghị các địa phương phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Đề nghị các địa phương phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố như: Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum và Đà Nẵng phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu để xây dựng trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 7 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 7 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).
Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Xã hội - Minh Nhật - 20:30, 10/05/2024
Ban Quản trị chuỗi Bánh mì chảo Cột điện Quán thông báo đã đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của cơ sở Cột Điện Quán ở Thái Bình, vì không tuân thủ các nội quy và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.