Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Không gian Lễ hội Katê của người Chăm Bình Thuận

Lâm Tấn Bình - 20:19, 09/10/2023

Bình Thuận là nơi còn lưu dấu nhiều di tích đền, tháp Chăm trải qua nhiều niên đại, tiêu biểu như Tháp Po Sah Inâ, Tháp Po Dam, Đền thờ Po Nit, Po Klaong Mânai, Po Ramé, Po Patao At, Po Klaong Kasat… Đặc biệt là Bộ sưu tập kho báu Hoàng tộc vua chúa Champa thuộc các vương triều cuối cùng ở giai đoạn thế kỷ XVII được đặt tại nhà bà Nguyễn Thị Thềm là hậu duệ trực hệ dòng vua (bà đã mất năm 1995). Hàng năm tại các đền, tháp và kho báu này vẫn còn diễn ra nhiều nghi lễ tín ngưỡng dân gian.

Đồng bào Chăm thực hiện nghi thức rước sắc trong Lễ hội Katê năm 2022 tại Tháp Po Sah Inâ Phú Hài, TP. Phan Thiết
Đồng bào Chăm thực hiện nghi thức rước sắc trong Lễ hội Katê năm 2022 tại Tháp Po Sah Inâ Phú Hài, TP. Phan Thiết

Người Chăm ở Bình Thuận hiện đang lưu giữ nhiều loại hình văn hóa phi vật thể ẩn chứa nhiều nội dung rất phong phú và đặc sắc. Với gần 100 lễ hội diễn ra liên tục theo chu kỳ trong năm trên mọi mặt của đời sống sinh hoạt như: Lễ hội đạp lửa đầu năm (Rija nagar) Lễ hội Katê (mbeng Katé), Cambur, Ramưwan, Yuer yang, Palao sah, Puis Payak, các lễ nghi vòng đời người, các lễ nghi theo chu kỳ sản xuất nông nghiệp… đã tác động tích cực vào đời sống văn hóa tinh thần và tín ngưỡng tâm linh của người Chăm, giúp cho mọi người vui tươi phấn khởi, hăng say lao động sản xuất. 

Đặc biệt nhất là lễ hội Katê của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn diễn ra rất tưng bừng, sôi động bởi yếu tố không gian lễ hội được lan tỏa rộng khắp từ đền, tháp cho đến các làng (palei), gắn với những giai điệu âm nhạc truyền thống hòa quyện với các điệu múa lễ thỉnh rước y trang dâng cúng thần linh để tưởng nhớ công đức của các vị tiền nhân và thể hiện ước mơ khát vọng của con người, cầu mong cho quốc thái dân an.

Nghi thức rước mâm trầu Lễ hội Katê tại Tháp Po Sah Inâ năm 2022
Nghi thức rước mâm trầu Lễ hội Katê tại Tháp Po Sah Inâ năm 2022

Lễ hội Katê của người Chăm thường diễn ra vào đầu tháng 7 Chăm lịch hàng năm (tương ứng vào tháng 10 Dương lịch) và cũng có thể dịch chuyển theo chu kỳ của năm nhuận. Theo quan niệm của người Chăm, Lễ hội Katê (mbeng Katé) hay còn gọi là Tết Cha là để tưởng nhớ công đức của các vị nam Thần (dương tính). Bên cạnh Tết Cha, người Chăm còn có Tết Mẹ là Lễ hội Cambur được diễn ra vào giữa tháng 9 Chăm lịch để tưởng nhớ công ơn của các nữ Thần, đặc biệt là Tổ mẫu Po Inâ Nâgar( Âm tính).

Đi đôi với việc tưởng nhớ đến cội nguồn, công đức của các vị tiền nhân, ý nghĩa trưng bày lễ vật cúng Katê tại mỗi gia đình tộc họ còn mang nội hàm thể hiện lòng chung thủy của người Mẹ và tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với công ơn sinh thành dưỡng dục của người Cha lúc sinh thời theo chế độ mẫu hệ và cầu mong cho nhân sinh vật thịnh. Tục ngữ Chăm có câu: “Katé di bingun Cambur di kanem”, tạm dịch nghĩa: “ Tết Cha đầu thượng tuần trăng, Tết Mẹ luôn nhớ đến trăng hạ tuần”.

Rước bằng sắc Katê năm 2022 tại Đền thờ Po Nit gắn với chương trình hoạt động Lễ hội Katê năm 2023
Rước bằng sắc Katê năm 2022 tại Đền thờ Po Nit gắn với chương trình hoạt động Lễ hội Katê năm 2023

Lễ hội Katê năm 2023 ở Bình Thuận sẽ diễn ra nhiều điểm tổ chức nghi lễ rước sắc cùng ngày mùng 1 tháng 7 Chăm lịch, nhằm 14/10/2023 dương lịch (thứ Bảy) như Di tích tháp Po Sah Inâ ở Phú Hài – Phan Thiết, Đền Thờ Po Nit ở thôn Bình Hiếu, xã Phan Hiệp, Kho mở Báu vật Hoàng tộc Chăm Po Klaong Mânai ở làng Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình và Đền thờ Po Inâ Nâgar ở thôn Lạc Trị xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong.

Riêng 2 điểm Di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia là Đền thờ Po Nit và Tháp Po Sah Inâ, về quy mô phần hội năm nay được nâng lên nhiều nội dung và phạm vi mở rộng so với năm 2022. Các nội dung đưa vào thi nâng cao tay nghề nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống như loại hình thi nắn bánh gừng, thi làm gốm dân dụng và gốm mỹ nghệ gắn với trình diễn, thi làm Thong Hala (mâm trầu 3 tầng), ẩm thực đặc trưng… (kèm theo Chương trình Lễ hội Katê năm 2023 của 2 di tích) chắc chắn sẽ thu hút nhiều đối tượng du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui hội.

Các em học sinh Chăm tham gia thi nắn bánh gừng trong dịp Lễ hội Katê năm 2022 tại Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm tỉnh Bình Thuận
Các em học sinh Chăm tham gia thi nắn bánh gừng trong dịp Lễ hội Katê năm 2022 tại Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm tỉnh Bình Thuận

Đối với không gian Lễ hội Katê ở Bình Thuận theo tục truyền từ xưa đến nay vẫn còn lưu giữ, sau nghi lễ nghinh thỉnh rước sắc và cúng tế thần linh trên đền tháp đúng vào ngày mùng 1 tháng 7 Chăm lịch, do trách nhiệm của mỗi làng Chăm được phân công thờ tự gắn với lịch sử của nó. Qua ngày hôm sau theo tuần tự rồi đến các làng palei, các nhà cả sư và gia đình tộc họ mới được phép cúng Katê (thường rơi vào ngày thứ Ba, thứ Tư, thứ Bảy, chủ Nhật, nhưng phải tránh ngày đại kỵ) và kéo dài thời gian cho đến ngày Rằm cùng tháng thì Đền thờ Po Dam ở Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc làm lễ cung thỉnh và cúng tế là điểm cuối cùng kết thúc Lễ hội Katê hàng năm của người Chăm ở Bình Thuận.

Tin cùng chuyên mục
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Media - BDT - 15 giờ trước
Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Tin trong ngày - 16/5/2024

Tin trong ngày - 16/5/2024

Media - BDT - 15 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp qua Zalo. Xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại vùng đồng bào DTTS. Người dân đổ xô đi uống ''nước thần chữa bách bệnh''. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 23:37, 16/05/2024
Chiều 16/5, huyện Sa Thầy (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024. Đây là huyện được Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh chọn là Đại hội điểm.
Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Sức khỏe - Như Ý - 23:35, 16/05/2024
Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Bệnh sán lá gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.
Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Pháp luật - Minh Nhật - 23:32, 16/05/2024
Công an huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đã bắt giữ nhiều ổ nhóm sử dụng, mua bán ma túy tại các địa bàn có khu công nghiệp, dự án tập trung đông người lao động ngoại tỉnh, trong đó, bắt 2 đối tượng là chủ thầu và quản lý công trình xây dựng có hành vi chia nhỏ ma túy Heroin để trả công cho công nhân.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Tin tức - Nguyệt Anh - 23:30, 16/05/2024
Tối 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề "Rạng ngời sắc sen".
Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Thời sự - PV - 23:28, 16/05/2024
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - BĐT - 23:22, 16/05/2024
Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 23:20, 16/05/2024
Ngày 16/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc Hội nghị lần thứ chín. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Thời sự - PV - 19:08, 16/05/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.