Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kiểm tra sức khỏe tại nhà để hạn chế dịch bệnh

PV - 09:59, 14/05/2018

Là huyện miền núi nghèo nhất tỉnh Khánh Hòa, dân số chủ yếu là dân tộc Raglai, quanh năm bám rừng rẫy nên còn chủ quan trong việc chăm sóc sức khỏe, nhất là đối với trẻ em.

Vậy nên, để hạn chế những diễn biến phức tạp của dịch, bệnh, ngành Y tế Khánh Sơn đã phối hợp với các già làng, y tá thôn bản đến tận nhà lấy mẫu kiểm tra, vận động người dân thay đổi nhận thức, chủ động ứng phó với dịch bệnh...

Hiểm nguy vì tự dùng thuốc

Được các bác sĩ điều trị kịp thời cho khỏi bệnh, nhưng anh Cao Toàn (người Raglai) ở thôn A Thi (xã Ba Cụm Bắc) vẫn còn giật thót mỗi lần nhớ lại lúc mình phát bệnh thủy đậu. Thường xuyên đi làm rẫy nên khi thấy xuất hiện hàng trăm nốt đỏ trên người, Cao Toàn nghĩ mình bị muỗi đốt, tự lấy nước lá xoa lên. Càng xoa lại càng nặng thêm, thấy nhức mỏi toàn thân, lên cơn sốt, các nốt trên người rộp nước vỡ ra, đầu đau cả ngày. Vẫn tiếp tục uống thuốc lá không khỏi nên anh Toàn đến cơ sở y tế thì biết mình bị thủy đậu chứ không phải muỗi đốt. Do không đảm bảo vệ sinh nên anh Cao Toàn bị nhiễm trùng nốt thủy đậu. Các bác sĩ cho biết, nếu anh không đến điều trị mà cứ tự thoa các thứ lá cây còn có thể gây nhiều biến chứng khác như; viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết…

Thăm khám bệnh cho học sinh người Raglai ở Khánh Sơn. Thăm khám bệnh cho học sinh người Raglai ở Khánh Sơn.

Anh Toàn cho biết: Xưa nay ở nhiều buôn làng của người Raglai vẫn có thói quen tự chữa bệnh ở nhà bằng các bài thuốc người này chỉ cho người kia. Từ ngày được điều trị kịp thời khỏi bệnh, Cao Toàn đã khuyên nhiều người trong thôn buôn đến các cơ sở y tế khi bị bệnh.

Cuối năm 2017, ông Cao Bành ở thôn Tha Mang (xã Ba Cụm Bắc) thấy cháu mình mọc nhiều mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối lại nghĩ là do đi lội suối nên dị ứng. Theo thói quen, ông Bành đi bứt lá cây về nấu nước dội lên người cháu nhưng càng ngày càng sốt cao, thở khò khè rồi nằm lịm đi, không chịu chơi như những ngày bình thường. Lúc này, ông Bành đưa cháu đến cơ sở y tế mới biết bị mắc bệnh tay chân miệng.

Theo Trung tâm y tế huyện Khánh Sơn, riêng trong năm 2017 trên địa bàn có 371 ca tiêu chảy, 5 ca sốt xuất huyết, 75 ca thủy đậu, 1.781 ca cúm và 201 ca tay chân miệng. Ở vùng núi, thời tiết thất thường nên bệnh tay chân miệng thường xuất hiện, nếu người dân chủ quan, lơ là sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với con em mình và lây lan sang người khác. Khi thấy có những dấu hiệu bất thường thì tìm đến trạm y tế ngay.

Linh hoạt các biện pháp chống dịch

Hết quý I/2018, huyện Khánh Sơn có 4 ca mắc bệnh tay chân miệng, 3 ca mắc sốt xuất huyết, 15 ca thủy đậu, 104 ca tiêu chảy, 580 ca cúm. Để hạn chế tối đa những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Khánh Sơn áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt như, lập các đội y tế cơ động, tuyên truyền cách nhận biết và phòng chống dịch, bệnh đến tận các thôn buôn trên địa bàn toàn huyện. Ở một số xã có số ca mắc tay chân miệng cao như xã Ba Cụm Bắc, các nhân viên y tế phải đến tận thôn, buôn giám sát từng nhà. Khi phát hiện bất kể ai có dấu hiệu bệnh dịch là lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm ngay. Vừa giám sát tại nhà, vừa vận động người dân phải nhanh chóng thay đổi thói quen cũ, không tự ý dùng các bài thuốc theo thói quen nữa.

Các trạm y tế cũng phối hợp chặt chẽ với các trường học để tuyên truyền đến từng học sinh cách nhận biết và phòng chống dịch bệnh. Tham gia nhiều chương trình ngoại khóa về tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Em Cao Thị Na, học sinh lớp 5, trường tiểu học và THCS Thành Sơn cho biết: các bạn ở lớp nhỏ không nắm bắt kịp thì những anh chị lớp lớn như chúng em hướng dẫn lại. Trước kia ngay cả học sinh lớp 5 như chúng em cũng không biết bệnh tay chân miệng là gì, không biết cảm cúm, không biết cách vệ sinh môi trường để bảo vệ sức khỏe, nhưng đến nay, được các nhân viên y tế và thầy cô giáo tuyên truyền hướng dẫn liên tục nên chúng em biết nhiều rồi.

Già làng Cao Văn Thì ở xã Sơn Lâm đề xuất thêm sáng kiến: Ngành Y tế địa phương cần phối hợp với các thôn, buôn thỉnh thoảng tổ chức các cuộc thi về kiến thức về phòng chống các loại dịch bệnh thông thường, qua đó khích lệ người dân hăng hái hơn trong việc phòng chống dịch, vệ sinh môi trường cộng đồng. Hiện nay, thời điểm tuyên truyền phòng chống dịch tốt nhất cho người dân ở Khánh Sơn là buổi trưa, buổi tối bởi đó là lúc mọi người ở nhà đông đủ nhất.

ĐÔNG HƯNG

Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 00:58, 19/05/2024
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 00:55, 19/05/2024
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 00:46, 19/05/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 00:42, 19/05/2024
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 12:44, 18/05/2024
Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.