Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kiến trúc nhà làng truyền thống ở vùng cao Quảng Nam đang biến dạng

Khánh Nguyên - 10:42, 02/06/2020

Sau hàng chục năm “vắng bóng”, nhiều nhà làng truyền thống của đồng bào các DTTS tỉnh Quảng Nam đang dần được phục hồi, tạo không gian sinh hoạt cho cộng đồng. Nhưng giờ đây, niềm vui ấy với họ vẫn chưa thể trọn vẹn khi bài toán về vật liệu thay thế đang trở thành nỗi lo lớn, thách thức công tác bảo tồn.

Thiếu vật liệu thay thế, nhiều gươl của đồng bào Cơ-tu ở Quảng Nam đang bị bê tông hóa
Thiếu vật liệu thay thế, nhiều gươl của đồng bào Cơ-tu ở Quảng Nam đang bị bê tông hóa

Nhà chung cộng đồng

Ở tỉnh Quảng Nam, gươl của người Cơ-tu; âng của người Ve, Tà Riềng (thuộc dân tộc Giẻ Triêng) hoặc dư plây của người Cor… đều được xem là nhà chung cộng đồng phục vụ cho việc sinh hoạt, hội họp, đón tiếp khách của làng. Đây cũng là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc cúng tế thần linh trong dịp ăn tết mùa, đón năm mới, kết nghĩa anh em giữa các làng, nóc. Vì thế, nhà làng trở thành không gian chung, được dựng nên từ sức mạnh và tinh thần đoàn kết của cộng đồng miền núi. Tuy nhiên, vài chục năm trở lại đây, nhiều nhà làng truyền thống của đồng bào đã bị mai một, có thời điểm “biến mất” khỏi cuộc sống cộng đồng vùng cao, khiến nhiều người tiếc nuối.

Khoảng đầu thập niên 2000, một số địa phương miền núi chủ trương khôi phục nhà làng, xem đây là một trong những dự án bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào. Chủ trương đó, sau này được đưa vào nghị quyết của cấp ủy đảng, giúp nhà làng được “tái sinh”. Không chỉ nhà làng, đồng bào Cơ-tu ở các huyện miền núi Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang còn khôi phục cả moong (nhà sinh hoạt gia đình), gươl tô bhúh (nhà tộc họ) phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.

Già làng Clâu Nhấp, ở thôn Pơr’ning (xã Lăng, huyện Tây Giang) cho hay, từ chủ trương của huyện, năm 2005, đồng bào Cơ-tu địa phương đã tổ chức xây dựng không gian nhà làng truyền thống trên mặt bằng dân cư mới, với quy mô lớn nhất huyện. Ngoài gươl mẹ (gươl chung của làng), xung quanh còn có 9 gươl con (gươl tô bhúh) tượng trưng cho 9 tộc họ trong làng. Tùy mức độ sự kiện lớn nhỏ, có thể được tổ chức tại gươl mẹ hay gươl tô bhúh. “Gươl của người Cơ-tu được làm hoàn toàn bằng gỗ nên rất chắc và có độ bền cao. Gươl như hồn người Cơ-tu nên phải được gìn giữ và bảo tồn. Chỉ có điều, công việc tìm nguyên vật liệu gỗ, mây rừng không còn như trước đây”, già Nhấp chia sẻ.

Bài toán vật liệu thay thế

Những năm gần đây, sau thời gian phục hồi, nhiều nhà làng ở vùng cao đã bị hư hỏng nặng, cần được sửa chữa, bảo tồn. Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại vướng phải một trở ngại lớn, khiến nhà làng đang đứng trước nguy cơ biến dạng. Khan hiếm vật liệu tự nhiên, ở một số vùng, không còn cách nào khác, đồng bào chấp nhận bê tông hóa nhà làng truyền thống một cách bất đắc dĩ. Từ Phước Sơn, Đông Giang, Hiệp Đức… bây giờ, nhiều nhà làng đã được bê tông hóa, làm mất đi vẻ đẹp xưa cũ.

Nghệ nhân Dương Lai, dân tộc Cor, ở xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My) cho rằng, trước khó khăn về vật liệu gỗ, dù không muốn nhưng việc thay thế bằng vật liệu xi măng vẫn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, việc bê tông chỉ cho phép ở phần trụ, còn phên, sạp và một số kiến trúc khác phải được giữ nguyên trạng, đảm bảo “hồn cốt” cho nhà làng truyền thống. “Phên nhà làng có thể tận dụng gỗ keo, gỗ mít để đóng; sạp có thể làm bằng tre, nứa; mái lợp lá cọ, lá mây. Nếu bê tông hết từ đầu đến cuối, nhà làng sẽ như một khối xi-măng, không ra gì hết. Mà đã có nhiều vùng làm như thế rồi, không giống văn hóa của người Cor chút nào”.

Cũng theo ông Lai, nhà làng của đồng bào Cor xưa vốn được làm theo kiểu nhà dài ở từng nóc, là nơi sinh sống của nhiều hộ gia đình. Mọi chuyện sinh hoạt, cúng tế đều diễn ra tại đây. Tuy nhiên, nhà làng của người Cor đã bị mai một dần rồi biến mất trong đời sống cộng đồng. Vì thế, bây giờ nếu phục hồi cũng nên giữ theo kiến trúc truyền thống để thế hệ trẻ người Cor hiểu rõ hơn về văn hóa cha ông ngày trước.

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Nam trăn trở, ở tại nhiều cộng đồng, nhà ở của đồng bào DTTS, nhất là tại các khu tái định cư chủ yếu theo kiến trúc người miền xuôi. Do vậy, việc khôi phục, sửa chữa nhà làng truyền thống của đồng bào DTTS gặp rất nhiều khó khăn do nguồn nguyên liệu khan hiếm. Bên cạnh đó, số nghệ nhân dân gian - những người được coi là “báu vật sống”, lưu giữ một kho tàng văn hóa dân tộc đang ngày càng hiếm. Do vậy, chúng ta cần nhìn nhận nghiêm túc hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống để có giải pháp tốt hơn.

Việc khôi phục, sửa chữa nhà làng truyền thống của đồng bào DTTS gặp rất nhiều khó khăn do nguồn nguyên liệu khan hiếm. Bên cạnh đó, số nghệ nhân dân gian - những người được coi là “báu vật sống”, lưu giữ một kho tàng văn hóa dân tộc đang ngày càng hiếm”.

Ông Nguyễn Thanh Hồng - Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục
Khám phá nét độc đáo trong Lễ hội Khô Già Già năm 2024 của người Hà Nhì ở Lào Cai

Khám phá nét độc đáo trong Lễ hội Khô Già Già năm 2024 của người Hà Nhì ở Lào Cai

Lễ hội Khô Già Già năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 15 - 19/7 (tức ngày 10 - 14/6 Âm lịch) tại tất cả các thôn người Hà Nhì thuộc các xã Y Tý , A Lù, Trịnh Tường, Nậm Pung, A Mú Sung của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài 1)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết những vấn cấp thiết nhất của đời sống Nhân dân vùng DTTS và miền núi Gia Lai. Qua đó, góp phần giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân.
Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh

Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm (thực hiện) - 7 giờ trước
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV – năm 2024 là dịp để tỉnh Thanh Hóa tổng kết, đánh giá kết quả đạt được trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2019 - 2024; đồng thời ghi nhận, biểu dương, tôn vinh những cá nhân, tổ chức tiêu biểu, từ đó tạo ra không khí thi đua mới trong vùng đồng bào DTTS, tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh-Trưởng ban chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS các cấp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024, để rõ hơn ý nghĩa của sự kiện chính trị - xã hội quan trọng này.
Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Kinh tế - Minh Thu - 7 giờ trước
Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (Vietnam Forest Certification Scheme) của Việt Nam có tên viết tắt là VFCS được xây dựng theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 1/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Không chỉ mang lại những lợi ích về kinh tế, VFCS còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Xã hội - Hồng Phúc - 7 giờ trước
Với mục tiêu bao phủ tiến tới BHYT toàn dân, tỉnh Cao Bằng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực tế địa phương để người dân nâng cao nhận thức và tích cực tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT.
Tin trong ngày - 5/7/2024

Tin trong ngày - 5/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Đông Bắc. Bố trí định cư, di dời khẩn cấp 64 hộ dân vùng sạt lở núi ở Bình Định. Người lan tỏa phong trào làm đường Nông thôn mới ở Đồng Tâm. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 7 giờ trước
Từ thực hiện hiệu quả các nội dung dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, giúp cho các chỉ số hạnh phúc (CSHP) của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cải thiện rõ rệt.
Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 7 giờ trước
Tại tỉnh Thanh Hóa, đồng bào dân tộc Mông tập trung sinh sống đông nhất ở huyện biên giới Mường Lát. Những năm qua, thành công lớn nhất của những người làm công tác dân tộc, là đã vận động thành công đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, nổi bật nhất là vận động được đồng bào đưa người chết vào quan tài. Hủ tục đã được đẩy lùi, đến nay đồng bào Mông đang tiếp tục xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ.
Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Ẩm thực - Trọng bảo - 23:30, 06/07/2024
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2024 tỉnh Lào Cai đang triển khai kế hoạch khảo sát, nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Pháp luật - Ngọc Chí - 23:27, 06/07/2024
Mới đây, lần đầu tiên Công an Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã xử lý vụ án hình sự liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả qua mạng xã hội Facebook. Trước đây, lực lượng chức năng chỉ xử lý hành chính về hành vi buôn bán không rõ nguồn gốc xuất xứ cây giống. Điều này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum trong việc bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Vị À cha tận tụy, hết lòng vì đồng bào Khmer

Vị À cha tận tụy, hết lòng vì đồng bào Khmer

Gương sáng giữa cộng đồng - Chiến Khu - 23:24, 06/07/2024
Mặc dù đã gần 80 tuổi nhưng ông Chau Ku, Người có uy tín ở khóm Xuân Phú, phường Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang luôn tích cực tham gia công tác thiện nguyện, an sinh xã hội, hết lòng chăm lo cho đồng bào Khmer nơi biên giới. Ông còn là thành viên tích cực tham gia cùng cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) giữ gìn, bảo vệ đường biên, mốc giới quốc gia.