Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ký ức đẹp về vị Tư lệnh có tư duy, tầm nhìn đảo ngược thế trận Trường Sơn

PV - 11:15, 01/03/2023

Ấn tượng về vị Tư lệnh vận dụng tài tình nghệ thuật quân sự “Đánh địch mà đi, mở đường mà vận chuyển”, đảo ngược thế trận ngày ấy mãi không phai mờ trong ký ức của những người lính Trường Sơn.

Ký ức đẹp về vị Tư lệnh có tư duy, tầm nhìn đảo ngược thế trận Trường Sơn - Ảnh 1.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn Đồng Sỹ Nguyên đến thăm bộ đội Trường Sơn

Hôm nay (1/3), nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (1/3/1923 - 1/3/2023), Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật về chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam đã có nhiều chia sẻ xúc động về những tình cảm của ông với vị tướng quân đặc biệt.

Tư duy, tm nhìn chiến lược ca v Tư lnh, đảo ngược thế trn Trường Sơn

"Thời đánh Mỹ, những người lính Trường Sơn chúng tôi vinh dự, tự hào được chiến đấu và phục vụ chiến đấu dưới quyền chỉ huy của nhiều tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp tài năng, đức độ. Trong các tướng lĩnh đó, người để lại trong tôi sự kính trọng, ngưỡng mộ nhất và tôi cũng có những kỷ niệm sâu sắc về ông, là Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên", Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn mở đầu câu chuyện.

Để đáp ứng yêu cầu chi viện từ miền Bắc cho cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) được thành lập. Từ khi thành lập đến đầu năm 1962, Đoàn 559 vừa mở đường, tổ chức giao liên hành quân, vừa tổ chức gùi thồ hàng quân sự chi viện cho chiến trường miền Nam.

Tháng 2/1962, Đại đội 1, Đoàn ô tô 245 thuộc Tổng cục Hậu cần (TCHC) nhận nhiệm vụ vận chuyển cán bộ từ miền Bắc vào giao cho Đoàn 559 tại miền Tây Quảng Bình. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ông Hoàng Anh Tuấn và các đồng đội chuyển thuộc đội hình Đoàn 559, phục vụ công tác vận chuyển trên tuyến.

Do nhiều nguyên nhân, nhất là khó khăn đường sá, nên từ năm 1962 - 1964, vận chuyển ô tô trên Đường Trường Sơn chỉ tổ chức chạy đội hình nhỏ lẻ.

Năm 1965, chiến tranh ở hai miền Nam - Bắc nước ta đã có bước chuyển biến lớn. Cùng với thực thi chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam, đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Tình hình mới đòi hỏi Đoàn 559 phải thay đổi cơ cấu tổ chức, đặc biệt là phải chuyển từ gùi thồ lên vận chuyển cơ giới mới có thể vận chuyển khối lượng người và hàng hóa vào các chiến trường xa, đáp ứng yêu cầu chiến trường đánh to thắng lớn.

Quyết tâm là vậy, nhưng mùa khô 1965 - 1966, lần đầu tiên Bộ Tư lệnh 559 tổ chức vận tải cơ giới tập trung quy mô tiểu đoàn đã không thành công, do địch tập trung đánh phá ngăn chặn; công tác tổ chức, chỉ huy của ta còn hạn chế, đường sá chưa đáp ứng yêu cầu vận chuyển cơ giới quy mô tập trung.

Trước tình hình vận chuyển cơ giới chưa thành công, chịu nhiều tổn thất, Bộ Tư lệnh 559 tổ chức rút kinh nghiệm. Luồng ý kiến chủ đạo cho rằng chiến tranh ở miền Nam đã phát triển lên giai đoạn mới, Bộ Tư lệnh phải lấy vận chuyển cơ giới tập trung làm phương thức chủ yếu, đồng thời tùy từng thời điểm, từng tuyến, tổ chức vận tải thô sơ cho phù hợp. Và đã có một luồng ý kiến nên quay về vận chuyển thô sơ (gùi thồ) chậm nhưng chắc.

Nắm vững tư tưởng tiến công, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh chỉ đạo Bộ Tư lệnh 559 tiếp tục tổ chức vận chuyển cơ giới, tăng cường lực lượng, phương tiện cho tuyến; điều Đại tá Đồng Sỹ Nguyên, Phó Chủ nhiệm TCHC kiêm Chủ nhiệm TCHC Tiền phương vào làm Tư lệnh Đoàn 559.

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn
Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn chia sẻ, thời gian này, ông chỉ là Trung đội trưởng, thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn xe 52, nhưng qua một số thủ trưởng binh trạm, ông được biết Tư lệnh Đoàn 559 Đồng Sỹ Nguyên với tài năng, tầm nhìn của một người đã từng giữ chức Tổng Tham mưu phó, Chính ủy Quân khu 4, Phó Chủ nhiệm TCHC kiêm Chủ nhiệm TCHC Tiền phương.

Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên, sau một chuyến "vi hành" nắm tình hình tại một số trọng điểm, đã cho rằng hoạt động trên tuyến cơ bản mang tính phòng ngự bị động, tiêu cực. Tư lệnh đã phê phán kịch liệt: "Chúng ta đã để cho máy bay Mỹ cưỡi trên đầu, bắn gục lái xe. Để cho lái xe đơn thương độc mã đối đầu với máy bay địch. Kéo dài tình trạng này là một tội lỗi…". Và ngay lập tức lệnh chỉ thị: Muốn thắng địch, phải có tư tưởng tiến công. Đánh địch mà đi, mở đường mà vận chuyển. Pháo phòng không phải bố trí trận địa ngay tại trọng điểm để bắn máy bay địch, bảo vệ đội hình xe; công binh phải làm công sự, đóng ngay cạnh trọng điểm để kịp thời khắc phục tắc đường; cán bộ chỉ huy phải làm hầm ngay trọng điểm để chỉ huy, tổ chức hiệp đồng chiến đấu…

"Tư duy, tầm nhìn chiến lược của một vị Tư lệnh chiến trường, quyết tâm thay đổi, đảo ngược thế trận Trường Sơn là như vậy", Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn nhận định.

Vị Tư lnh vn dng tài tình tư tưởng tiến công và ngh thut quân s

Rồi cũng đến lúc Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn được tiếp xúc trực tiếp với vị Tư lệnh của mình. Đó là tại hội nghị tập huấn chuẩn bị cho chiến dịch vận tải mùa khô 1967 - 1968. Hội nghị được tổ chức tại hội trường Sở Chỉ huy Bộ Tư lệnh.

"Lần đầu tiên được tiếp xúc Tư lệnh, tôi như bị ông hớp hồn bởi khuôn dung sáng, đẹp, vóc dáng, tâm thế rất phong độ, đầy cuốn hút. Tư lệnh đội mũ mềm, mặc quân phục Tô Châu gọn gàng", ông Tuấn kể lại.

Nói chuyện với hội nghị, Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên quán triệt một số vấn đề: Qua mùa khô 1966 - 1967, tổ chức vận tải cơ giới quy mô tập trung giành thắng lợi, chúng ta rút được một số kinh nghiệm quý, đó là đánh giá đúng địch - ta, để từ đó khắc phục tình trạng phòng tránh bị động, đưa tư tưởng tiến công vào vận tải. Tuy nhiên, chúng ta phải tiếp tục đổi mới. Địch càng tăng cường đánh phá, xảo quyệt, ta càng phải tổ chức vận chuyển với tư tưởng chỉ đạo: Tiểu đoàn tập trung, đại đội gọn; không để mạnh ai nấy chạy. Muốn vậy phải có tổ chức chỉ huy; phải sử dụng thông tin tải ba để hiệp đồng tác chiến!

"Được trực tiếp chứng kiến tầm tư duy, tác phong làm việc, phong độ của Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên, ngay từ ngày đó, tôi đã thầm nghĩ, được công tác, chiến đấu dưới sự chỉ huy của Tư lệnh, được làm lính của ông là may mắn, hạnh phúc của tôi và nhiều đồng đội tôi", Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn nói.

Và tới cuối năm 1972, sau một mùa Hè trên cương vị Chính trị viên Tiểu đoàn 166 vận tải thủy, chỉ huy đơn vị phục vụ chiến dịch bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, một hôm, Trung đội trưởng Hoàng Anh Tuấn nhận được điện triệu tập của Bộ Tư lệnh 559 ra làm việc với Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên tại một địa điểm gần bến đò Trung Quán.

Trong buổi làm việc hôm đó, Tư lệnh hỏi ông Tuấn về tình hình vận chuyển của Binh trạm 17, nhất là vận chuyển bằng đường thủy; rồi thông báo yêu cầu vận chuyển lập chân hàng cho tuyến 559 rất lớn, vì vậy, Bộ Tư lệnh quyết định thành lập Binh trạm 19, còn Binh trạm 17 lùi ra tuyến ngoài, giao khu vực Tam Tòa cho Binh trạm 19 để tổ chức vận chuyển hàng từ Đồng Hới vào Bắc Quảng Trị.

Tư lệnh cũng thông báo Trung đội trưởng Hoàng Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Chủ nhiệm Chính trị Binh trạm 19 và dặn dò phải đặt Sở Chỉ huy Binh trạm ở lô cốt cũ gần nhà thờ Tam Tòa (Đồng Hới) để chỉ huy và tổ chức vận chuyển, không được chọn chỗ xa bến, xa đường.

Thực hiện chỉ đạo của Tư lệnh, trong vòng 1 tháng trước khi Hiệp định Paris được ký kết (27/1/1973), Binh trạm 19 đã tổ chức chuyển được một khối lượng lớn hàng vào khu vực Bắc Quảng Trị bằng đường thủy là chủ yếu.

Ngay sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vào thăm Quảng Bình và một số đơn vị quân đội đứng chân làm nhiệm vụ ở đây, ông Hoàng Anh Tuấn và các đồng đội vinh dự được đón Đại tướng đến thăm đơn vị tại khu tập kết hàng gần nhà thờ Tam Tòa.

Vào Tết Nguyên đán Quý Sửu 1973, mừng hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình đưọc ký kết, mừng Xuân chiến thắng và đón Đại tướng về thăm quê, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình tổ chức lễ mít tinh tại bến đò Trung Quán. Bộ đội dự lễ, đứng theo từng khối rất đẹp. 

Hai người con ưu tú của Quảng Bình -  Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn Đồng Sỹ Nguyên đi thuyền trên sông Nhật Lệ, diễu qua trước hàng quân giống như nghi thức duyệt binh. Chứng kiến hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên cùng bước lên thuyền và quân nhạc nổi lên trầm hùng, nhân dân và bộ đội đứng trên bờ vỗ tay vang dội… Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn kể lại rằng ông xúc động, rạo rực vô cùng.

Sau này, trên cương vị Chính ủy Trung đoàn Công binh 515, tham gia nâng cấp đường Đông Trường Sơn phục vụ Tổng tiến công mùa Xuân 1975, hay khi đã "gác súng, treo gươm" trở về cuộc sống đời thường, rồi tham gia Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam, ông còn được Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên giao nhiệm vụ, động viên rất nhiều trong công việc, cũng như trong cuộc sống.

Nhưng trong lòng Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, kỷ niệm về Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên trong những ngày trên tuyến lửa Trường Sơn, ấn tượng về vị Tư lệnh vận dụng tài tình tư tưởng tiến công và nghệ thuật quân sự vào vận tải quân sự chiến lược, từ đó đảo ngược thế trận, "Đánh địch mà đi, mở đường mà vận chuyển" ở Trường Sơn ngày ấy mãi không phai mờ.


Tin cùng chuyên mục
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Tin nổi bật trang chủ
Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Thời sự - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Sáng 20/5, Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai đã mở phiên tòa xét xử vụ án "Rửa tiền", 'Vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và những người liên quan.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024

Thời sự - Hồng Phúc - 4 giờ trước
Ngày 20/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024. Tham dự có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Tin tức - Minh Thu - 4 giờ trước
Đó là thông tin được Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) do Bộ Y tế tổ chức tại Thừa Thiên Huế mới đây.
Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Khoa học - Công nghệ - Khánh Sơn - 7 giờ trước
Tiếp nối những kết quả hợp tác đã đạt được trong năm 2023 và để cụ thể hóa các nội dung đã ký kết giữa hai bên, mới đây, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tập đoàn VNPT đã tổ chức Hội nghị ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024.
Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 10 giờ trước
Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người Cơ Ho - một dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 10 giờ trước
Vòng 38 Ngoại hạng Anh, Man United hành quân đến làm khách tại sân của Brighton. Dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng đội chủ nhà không thể giành chiến thắng trong trận chia tay giải đấu cao nhất xứ sương mù.
Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Tin tức - Hoàng Quý - 10 giờ trước
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đã nghe trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.
Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 10 giờ trước
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 12 giờ trước
Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Sức khỏe - PV - 12 giờ trước
Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.