Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lai Châu: Tăng cường sự lãnh đạo Đảng trong việc xóa bỏ tảo hôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Phong - 17:59, 15/07/2022

Nhiều năm qua, tình trạng tảo hôn vẫn tiếp diễn tại vùng đồng bào DTTS, tại các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lai Châu, kéo lùi sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Trước thực trạng này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu đã ban hành Chỉ thị số 09- CT/TU ngày 6/4/2022 về tăng cường lãnh đạo của các cấp Đảng ủy trong việc giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Một buổi tuyên truyền phòng chống tảo hôn thu hút nhiều người dân tham gia.
Một buổi tuyên truyền phòng chống tảo hôn thu hút nhiều người dân tham gia.

Thực hiện Chỉ thị, thời gian gần đây, chính quyền địa phương, các đoàn thể đã tích cực vào cuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều giải pháp với nội dung, hình thức phù hợp, linh hoạt nhằm nâng cao nhận thức cho bà con trong việc phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Tăng cường giáo dục giới tính trong trường học

Nhiều năm qua, tảo hôn đã trở thành vấn đề nhức nhối trong vùng đồng bào DTTS ở Lai Châu, trong đó, không ít học sinh trong các trường học ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới bỏ học để lấy vợ, lấy chồng. Để ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng này, ngành Giáo dục huyện Phong Thổ đã chỉ đạo các trường học, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn đưa nội dung giáo dục giới tính vào trường học và coi như một môn học phụ.

Tham dự một buổi ngoại khóa về giáo dục giới tính tại Trường PTDT bán trú THCS Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ), không khí trao đổi của các học sinh nhộn nhịp, thoải mái hơn các giờ học khác. Vấn đề về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi học sinh, cách phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục, hay vấn đề xâm hại, lạm dụng tình dục vị thành niên và cách phòng tránh... đều được cô giáo và cán bộ dân số huyện truyền đạt một cách cởi mở, dễ hiểu, tạo sự hào hứng trong học sinh.

Hoạt động ngoại khóa tuyên truyền, giáo dục giới tính được các trường học ở Phong Thổ tổ chức theo tháng tại lớp học hoặc nhóm lớp học, hướng đến đối tượng học sinh nữ ở bậc THCS và THPT. Tuyên truyền viên thường là cán bộ dân số huyện, hoặc có khi là chính các thầy cô giáo trong các nhà trường.

"Chúng tôi thường xuyên tổ chức các buổi truyền thông tại thôn, bản, xã. Đồng thời, phối hợp với các phòng, ban của xã, huyện tuyên truyền sâu rộng hơn về pháp luật của Nhà nước để giảm thiểu tình trạng tảo hôn. Đội ngũ dân số của chúng tôi ở xã, khi nắm được thông tin trường hợp nào chuẩn bị tảo hôn, là chúng tôi lập tức đến vận động ngay tại gia đình. Do đó, tỷ lệ tảo hôn cũng giảm nhiều so với những năm trước", chị Lò Thị Thu Hà, cán bộ Phòng Dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Phong Thổ chia sẻ.

Tăng cường giáo dục giới tính trong trường học là giải pháp phòng chống tảo hôn
Tăng cường giáo dục giới tính trong trường học là giải pháp phòng chống tảo hôn

Những giải pháp đồng bộ, tích cực

Chia sẻ về vấn đề tảo hôn tại vùng đồng bào DTTS, ông Hoàng Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lai Châu cho biết: Việc triển khai thực hiện Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS, giai đoạn 2015-2025" trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm, hướng dẫn của Trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh. Việc triển khai thực hiện Đề án trong vùng đồng bào DTTS, luôn được các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố phối hợp triển khai thực hiện, được Nhân dân đồng tình ủng hộ, hưởng ứng.

Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn còn xảy ra tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Qua khảo sát và báo cáo của các huyện, thành phố, từ năm 2016 -2020, toàn tỉnh Lai Châu có 2.883 cặp tảo hôn, tập trung chủ yếu tại các huyện Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ, Mường Tè và 18 cặp hôn nhân cận huyết thống.

Nhận thấy những ảnh hưởng của tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống làm kéo lùi sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng đến giống nòi, chất lượng nguồn nhân lực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu đã ban hành Chỉ thị số 09- CT/TU ngày 6/4/2022 về tăng cường lãnh đạo của các cấp Đảng ủy trong việc giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Theo đó, tỉnh Lai Châu tích cực chỉ đạo các đơn vị liên quan vào cuộc và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn trong Nhân dân, nhất là vùng đồng bào DTTS về sức khỏe tiền hôn nhân, tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; đưa giáo dục giới tính với các chủ đề tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào trường học.

Đồng thời, tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật có liên quan như: Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Hình sự, Luật Hộ tịch. Làm tốt công tác quản lý, đăng ký hộ tịch, quản lý trẻ vị thành niên, đăng ký kết hôn; Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của Người có uy tín, già làng, trưởng bản và công chức, viên chức các xã, thị trấn trong tuyên truyền phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Đồng thời, nâng cao vai trò của cộng tác viên Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tại thôn, bản trong việc theo dõi, báo cáo những trường hợp có ý định kết hôn cận huyết và tảo hôn để kịp ngăn chặn; Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư theo hướng tiến bộ, từng bước đẩy lùi, xóa bỏ các hủ tục trong việc cưới, việc tang, lễ hội…

Tích cực phát triển, nhân rộng các mô hình can thiệp giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại các cơ sở. Đồng thời, nâng cao chất lượng thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS, giai đoạn 2015-2025”. Với nhiều biện pháp tích cực, hy vọng tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết sẽ từng bước ngăn chặn, đẩy lùi.

Tin cùng chuyên mục
Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Sông Kôn và sông Hà Thanh là 02 con sông lớn của tỉnh Bình Định; lưu vực của 02 con sông là vùng tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên, khách quan (địa hình, thảm phủ, mưa lũ lớn, diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm...), thì các hoạt động trên lưu vực với mục đích phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức cản lớn cho việc thoát lũ. Vì thế, tình trạng sạt lở, lũ ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, ven biển thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Sông Kôn và sông Hà Thanh là 02 con sông lớn của tỉnh Bình Định; lưu vực của 02 con sông là vùng tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên, khách quan (địa hình, thảm phủ, mưa lũ lớn, diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm...), thì các hoạt động trên lưu vực với mục đích phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức cản lớn cho việc thoát lũ. Vì thế, tình trạng sạt lở, lũ ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, ven biển thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tôm hùm, cá ở Phú Yên tiếp tục chết bất thường, đã gom gần 100 tấn

Tôm hùm, cá ở Phú Yên tiếp tục chết bất thường, đã gom gần 100 tấn

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Tôm hùm xanh, các loại cá nuôi ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên tiếp tục chết hàng loạt bất thường, trong khi chưa xác định nguyên nhân.
Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 1 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong quý I/2024, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành cấp 375 chiếc điện thoại thông minh cho 375 Người có uy tín thuộc 3 huyện Chợ Mới, Pác Nặm, Ba Bể.
Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
UBND huyện Hiệp Đức (Quảng Nam) vừa bàn giao 7 ngôi nhà được xây dựng từ sự hỗ trợ của Nhà nước đã giúp đồng bào DTTS ở xã Phước Trà an cư lạc nghiệp.
4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

Xã hội - Vũ Mừng - 4 giờ trước
4 kiểm lâm ở Hà Giang được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm vì có thành tích xuất sắc, trong đó 2 người dũng cảm hy sinh khi chữa cháy rừng.
Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Phóng sự - Thanh Hải - 5 giờ trước
Phải thừa nhận rằng, việc bảo vệ di sản là điều vô cùng khó khăn, bởi không chỉ thiếu kinh phí mà con người và công nghệ cũng đang là hai vấn đề rất đau đầu. Nhưng, câu chuyện di sản sống lại, trở thành nguồn tư liệu, tài nguyên… phục vụ cuộc sống của con người, chính là đích đến cuối cùng của quá trình phục dựng, bảo vệ di sản.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Gương sáng - Minh Nhật (t/h) - 5 giờ trước
Chứng kiến cảnh nhiều người dân chữa bệnh bằng cách nhờ thầy cúng trừ tà ma...mà không khỏi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí đã có những cái chết thương tâm... càng hun đúc thêm ý chí phải học trong chàng thanh niên Cao Xuân Tiêm. Ước mong mang kiến thức y khoa về cứu chữa cho bà con dân bản đã được vun đắp, trở thành hiện thực đối với bác sĩ người dân tộc Chứt nơi vùng biên Quảng Bình.
Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Kinh tế - Minh Thu - 6 giờ trước
Trong hai tháng 4 và 5, bên cạnh những mặt hàng được ưa chuộng như sầu riêng, cà phê, gạo, thời gian gần đây, nông sản xuất khẩu Việt Nam đang có thêm nhiều sản phẩm mới, mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Tiếng nói từ cơ sở - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, trong những trận mưa lớn vào đầu năm 2024, nước từ đường Đại Dực đi xã Đại Thành cũ theo cống thoát nước, chảy xuống đường dân sinh ra đến đường trục chính của xã Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) làm trôi bùn đất xuống ruộng và Trung tâm Văn hóa xã, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Sức khỏe - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Thực hiện Chương trình “Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai”, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai đã tổ chức khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí cho gần 1.000 học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Tin tức - Thanh Nguyên - 6 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.