Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chống diễn biến hòa bình

Lại trò tung hỏa mù dịp Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

PV - 22:03, 22/11/2022

Điều 11, Luật Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quy định: “Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của MTTQ Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc”. Từ đó đến nay, hằng năm, việc tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư đã trở thành sinh hoạt xã hội rộng rãi ở từng cộng đồng dân cư trong cả nước.

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
Ảnh minh họa

Năm nay, ngày hội được tổ chức rộng khắp trên toàn quốc, tại các địa bàn, khu dân cư thôn, bản, ấp, làng, tổ dân phố, khu dân cư… với đa dạng hình thức, tạo khí thế sôi nổi, đoàn kết. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương dành thời gian về dự chung vui ngày hội với bà con, đồng thời thăm hỏi, tặng quà những cá nhân, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn…

Vậy nhưng, khi đồng bào ta phấn khởi, chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thì cũng là lúc các tổ chức, cá nhân phản động lưu vong ở nước ngoài, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị giở trò xuyên tạc, chống phá.

Mượn chuyện hòa hợp để chia rẽ đoàn kết, kích động hận thù

Trên trang mạng xã hội của một số hội, nhóm phản động đưa ra những luận điệu xuyên tạc về chính sách hòa hợp dân tộc của Đảng, Nhà nước ta. Mới đây, trang mạng xã hội của Đài Á châu tự do (RFA) dựng lên câu chuyện sai trái, kệch cỡm khi cố tình đánh tráo bản chất, chính sách hòa hợp dân tộc của Đảng, Nhà nước ta là “chiêu nạp” lại cộng đồng người Việt ở nước ngoài; bôi lem, phủ nhận chính sách hòa hợp dân tộc khi xem đó là những mục tiêu chính trị nhất thời; phớt lờ những cố gắng, thành tựu trong thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc; vu cáo “cộng sản Việt Nam muốn nhận của kiều bào nhưng vẫn chưa muốn cho”… Họ cố tình kích động, chia rẽ đoàn kết bằng việc đưa ra trò so sánh lố bịch rằng người Việt Nam ở trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài “mang bản sắc riêng”, như nước với dầu không thể “trộn” vào nhau, không thể dung hòa, không thể đại đoàn kết!

Một số cá nhân còn đưa ra “yêu sách” bằng cách quy chụp công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước là cuộc “nội chiến”!. Tổ chức Việt Tân đăng bài viết bôi nhọ sự thật, đánh đồng người có công với cách mạng giống như những người thương phế binh từng làm việc cho chính quyền Sài Gòn trước đây. Từ đó, đòi xóa bỏ chính sách xã hội đối với người có công với cách mạng.

Chiêu trò chống phá chính sách đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc được xáo đi xáo lại nhiều lần, xét về bản chất là không mới nhưng qua mỗi năm lại được biến tấu, nhào nặn theo các hình thức khác nhau. Tựu trung thủ đoạn, mưu mô rất nguy hiểm, biểu hiện ở chỗ số đối tượng phản động, cơ hội chính trị thường lựa chọn thời điểm nước ta tổ chức các sự kiện trọng đại, kỷ niệm các ngày lễ lớn như kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) hay ngày Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11)… Các đối tượng đánh tráo bản chất sự việc theo kiểu “lập lờ đánh lận con đen”, nói không thành có, nói có thành không…

Họ bẻ cong lịch sử, đảo ngược chân lý nhằm làm cho người dân Việt Nam, nhất là kiều bào ta ở xa Tổ quốc hiểu sai, dẫn tới thiếu niềm tin, hoài nghi về chủ trương, chính sách đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc; gợi lại vết thương trong quá khứ; gây chia rẽ, nghị kỵ lẫn nhau, cố tình tạo ra sự phân biệt, ngăn cách, kỳ thị trong nhân dân. Họ cố tình làm cho thế giới hiểu sai về một Việt Nam nhân văn, hòa hiếu, trọng tình, trọng nghĩa; làm giảm sự chung tay, đồng lòng trong tiến trình hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; cản trở, tiến tới xóa bỏ con đường đi lên CNXH của Việt Nam.

Hãy tôn trọng lịch sử, đừng phủ mờ chân lý

Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta cũng có những trường hợp người ăn ở hai lòng, khi gặp khó khăn, gian nan thì làm tay sai cho giặc. Nhưng với sự nhân văn “đánh người chạy đi, không ai đánh người chạy lại”, dân tộc ta luôn thể hiện hành xử độ lượng, bao dung với số này khi họ nhận ra lỗi lầm của mình. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu bật quan điểm nhân văn: “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài, nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng, đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc”. Sau này Người khẳng định chân lý: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

Kế thừa truyền thống nhân văn hòa hiếu của dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, từ trong quá khứ cho đến hiện tại, chính sách hòa giải, hòa hợp dân tộc luôn là chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta. Theo đó, năm 2003, Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) của Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng như: Nghị quyết số 23-NQ/TW “Về phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; Nghị quyết số 24-NQ/TW “Về công tác dân tộc”; Nghị quyết số 36-NQ/TW (2004) của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”; Chỉ thị 45-CT/TW về tăng cường công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài của Bộ Chính trị (2015).

Trong Chỉ thị 45 đã khẳng định “Đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung...; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai; xoá bỏ mặc cảm, định kiến; chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu trên đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc” và “Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam… Mọi người Việt Nam ở nước ngoài đều được khuyến khích, tạo điều kiện trở về thăm quê hương, đầu tư sản xuất, kinh doanh, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam”. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh mục tiêu: Xây dựng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục phát triển ổn định, đoàn kết, có địa vị pháp lý vững chắc, phát triển kinh tế và đời sống, hòa nhập xã hội nước sở tại, tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc...

Hòa hợp dân tộc là chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta. Ở trong nước hiện nay, đồng bào thuộc mọi thành phần xã hội, kể cả những người từng làm việc trong chế độ cũ đều không bị phân biệt đối xử, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ như những công dân khác. Với đồng bào ở nước ngoài, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho kiều bào trên nhiều lĩnh vực như: Xuất nhập cảnh, cư trú, hồi hương, quốc tịch, hộ tịch, về đầu tư kinh doanh; về quyền được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam…

Đối với kiều bào Việt Nam ở Mỹ, tại Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ từ ngày 11/5 đến 17/5/2022, trong đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương, Việt Nam đã đề nghị Chính phủ Mỹ công nhận cộng đồng người Việt tại Mỹ là một dân tộc thiểu số. Nếu đề nghị này được Chính phủ Mỹ chấp thuận sẽ là một bước tiến quan trọng trong mối quan hệ Việt – Mỹ, là cơ sở để mang lại nhiều quyền lợi và giá trị to lớn đối với kiều bào ta.

Trong năm 2021, với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, Nhà nước ta đã tích cực hỗ trợ đồng bào có hoàn cảnh khó khăn ở nước ngoài, huy động các doanh nghiệp và địa phương hỗ trợ vật tư y tế cho hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ năm 2015 đến năm 2020, tổng lượng kiều hối đạt hơn 71 tỷ USD. Năm 2021, dù chịu tác động bất lợi của đại dịch COVID-19, lượng kiều hối về Việt Nam vẫn đạt 12,5 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2020. Tính đến cuối năm 2020, kiều bào từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có 362 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký 1,6 tỷ USD. Trên phương diện nghĩa đồng bào những đóng góp xây dựng quê hương, đất nước của kiều bào là rất quý giá và trân trọng; xét về mặt kinh tế, việc đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ trong nước mang lại lợi ích cho chính kiều bào và lợi ích quốc gia dân tộc. Điều này khẳng định Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, khuyến khích, hỗ trợ kiều bào và chính kiều bào luôn hướng về Tổ quốc. Đây là những con số biết nói cho thấy những chủ trương, chính sách hòa hợp dân tộc của Đảng, Nhà nước là vô cùng đúng đắn, hợp lòng dân; đồng thời, thể hiện rõ nét nghĩa tình đồng bào, góp phần đập tan những mưu mô chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, ly gián đồng bào trong và ngoài nước.

Để có được thành quả cách mạng như ngày hôm nay, đất nước ta đã kinh qua bao gian khổ, hy sinh, mất mát. Hậu quả của chiến tranh để lại là hết sức nặng nề, cả nước có 1.146.250 liệt sỹ, trong đó 191.605 liệt sỹ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, 849.018 liệt sỹ trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ và hơn 4 triệu dân thường đã thiệt mạng hoặc bị thương tật suốt đời. Chúng ta không gợi lại quá khứ để sự hận thù che mờ hiện tại và tương lai nhưng chúng ta không được lãng quên lịch sử mà phải luôn ghi nhớ sự mất mát trong chiến tranh để trân trọng hòa bình, độc lập, tự do và thực hiện cho bằng được hòa hợp dân tộc. Chúng ta ghi nhận thái độ chân thành hòa giải, thiện chí hòa hợp, đóng góp xây dựng đất nước từ phía những người từng lầm đường, lạc bước.

Hòa hợp không phải là cái cớ để những người định kiến, những kẻ thù địch gieo rắc sự hận thù; đưa ra những đòi hỏi vô lý đối với đất nước, đối với dân tộc; bóp méo lịch sử, đảo ngược chân lý, phủ nhận những nỗ lực, thành tựu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ vào tháng 6/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong cuộc gặp gỡ với kiều bào tại quận Cam đã bày tỏ cảm xúc: “Chúng ta nghĩ Tổ quốc là cái gì xa xôi, nhưng Quốc văn giáo khoa thư nói rằng, đó là những gì gần gũi nhất... Tôi mong bà con của mình, hãy vì quê hương đất nước, gác bỏ những khác biệt của mình, hãy đoàn kết lại, cùng nhau xây dựng Mẹ hiền Việt Nam, đất nước Việt Nam giàu mạnh, hùng cường”.

Tin cùng chuyên mục
Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Những ngày qua, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động và một số kẻ thiếu thiện chí vẫn tìm cách xuyên tạc bản chất, tính chính nghĩa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Kinh tế - Thảo Linh - 39 phút trước
Ở vùng đất pha cát - xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng có đủ các loại rau thương phẩm được trồng, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sinh trưởng và phát triển tốt. Vụ này nối tiếp vụ kia đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào DTTS.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng; kế hoạch điều phối vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 11 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 11 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 11 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 11 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 11 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 11 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 11 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.