Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làng nghề đúc đồng An Hội: Nơi lưu giữ nét Sài Gòn xưa

PV - 08:58, 09/10/2018

Giữa lòng thành phố hiện đại có một làng nghề truyền thống tồn tại hơn 200 năm. Đó là làng nghề đúc đồng An Hội, quận Gò Vấp (TP. Hồ Chí Minh). Từ làng nghề này, hàng ngàn bộ lư, đồ thờ cúng bằng đồng được chế tác bằng phương pháp thủ công, theo chân thương lái ngược ra miền Bắc, miền Trung, xuôi về các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, và còn có mặt ở cả các nước bạn Lào, Campuchia, Myanmar...

Làng nghề hơn 200 năm

Theo lời kể của các bậc cao niên nơi đây, làng đúc đồng ở Sài Gòn ban đầu có mặt ở khu Chợ Quán, Phú Lâm vào đầu thế kỷ 19. Sau đó, được ông Trần Văn Kỉnh (người dân hay gọi là Năm Kỉnh) sang các lò học nghề. Đến khi thạo việc, ông quay lại khu Gò Vấp để mở xưởng hoạt động.

Nghệ nhân Hai Thắng thực hiện công đoạn hoàn thiện lư đồng. Nghệ nhân Hai Thắng thực hiện công đoạn hoàn thiện lư đồng.

Mang nghề mới về làng, ban đầu ông Năm Kỉnh chỉ nhận dạy và truyền nghề cho các con cháu trong dòng họ. Nghề đúc đồng An Hội ra đời và trở thành địa chỉ sản xuất lư đồng bậc nhất tại đất Sài Gòn-Gia Định xưa. Thời gian sau, ông Trần Văn Thắng (Hai Thắng), một trong những học trò xuất sắc của ông Năm Kỉnh, muốn phát triển hơn nghề này nên đã truyền dạy cho con em trong vùng.

Ông Hai Thắng kể, trước năm 1975, là thời điểm làng nghề phát triển nhất, cả làng có đến 60 hộ với hàng trăm nghệ nhân làm nghề. Lúc này, ở khu vực Chợ Lớn-Gia Định, đã hình thành các khu bán hàng thủ công và rất nhiều sản phẩm đúc đồng từ nồi, niêu, xoong, chảo đến đồ thờ cúng, lư hương, chân đèn. Sản phẩm đúc đồng An Hội lúc bấy giờ không chỉ có mặt khắp xứ Nam Kỳ lục tỉnh, mà còn sang tận các nước trong khu vực…

Tuy nhiên, hiện nay, làng chỉ còn 5 lò đang hoạt động là: Hai Thắng, Ba Cồ, Năm Toàn, Sáu Bảnh và Út Kiển.

Giữ lại nét Sài Gòn xưa…

Bà Phạm Thị Liên, chủ lò đúc đồng Ba Cồ cho biết: Những năm 1974, 1975, khi bà về làm dâu làng nghề An Hội, cả làng có đến khoảng 50 đến 60 hộ làm nghề đúc đồng truyền thống. Ngày đó, từ 5 giờ sáng đã nghe tiếng búa đập, tiếng máy rèn vang khắp cả làng. Người lớn, trẻ con ai cũng bám riết lấy nghề. Vậy mà theo thời gian, nghề cũng mai một đi nhiều.

Theo bà Liên, lý do người làng không làm nghề này nữa là vì nghề lao động cực nhọc, cần nhiều nhân lực và mặt bằng rộng rãi, sản phẩm bán ra ngày càng khó. Nếu sở hữu mảnh đất hàng trăm mét vuông giữa thành phố đông đúc và đắt đỏ như Sài Gòn, người ta có thể xây nhà cho thuê hoặc kinh doanh kiếm lời sẽ dễ dàng hơn.

“Cha chồng tôi đặt hết tâm huyết vào nghề này. Chồng tôi cũng đã mất, tôi có trách nhiệm phải giữ nghề truyền thống cho bằng được. Còn người mua lư đồng là tôi còn làm, còn truyền nghề cho con cháu”, bà Liên quả quyết.

Còn chị Thu Sương, con gái ông Hai Thắng cho biết, trung bình mỗi năm cơ sở đúc đồng Hai Thắng xuất đi hơn 2.000 bộ lư đồng các loại, riêng 2 tháng cuối năm phải hoàn thiện từ 400-500 bộ. Từ đầu tháng Chạp, các cơ sở phải làm việc gấp đôi để đáp ứng nguồn hàng Tết. Tùy thuộc vào chất lượng đồng, những bộ lư thủ công này có giá từ 5-12 triệu đồng. Tại cơ sở Hai Thắng, hiện có hơn 10 thợ làm với mức lương từ 6-8 triệu đồng/tháng.

Đặc trưng của công việc đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người từ bỏ nghề. Vì cùng một khoảng thời gian đó, họ làm công việc khác dễ dàng hơn, thu nhập lại cao hơn.

Một thách thức không nhỏ khác với nghệ nhân làng nghề, là mấy năm gần đây, thị trường có sự góp mặt của lư đồng được sản xuất công nghiệp với hình dáng và họa tiết bắt mắt, giá cả ưu đãi hơn. Do đó, không khí nhộn nhịp, tất bật của làng nghề đã dần mất đi. Nhưng theo các nghệ nhân, để giữ lại cái nghề của cha ông truyền lại, họ vẫn bám trụ và tiếp tục truyền lửa lại cho các con cháu, góp phần lưu giữ nét văn hóa đặc trưng của người Sài Gòn xưa.

NHƯ Ý

Tin cùng chuyên mục
Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Theo UBND huyện Hoài Ân (Bình Định), Ngày hội Nông sản lần thứ II sẽ diễn ra trong 3 ngày (16 - 18/5). Đây được đánh giá là ngày hội nông sản quy mô lớn nhất tỉnh Bình Định, quy tụ 105 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương và một số huyện lân cận.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 07:21, 11/05/2024
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 07:11, 11/05/2024
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 07:07, 11/05/2024
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 06:54, 11/05/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 06:52, 11/05/2024
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).
Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Xã hội - Minh Nhật - 20:30, 10/05/2024
Ban Quản trị chuỗi Bánh mì chảo Cột điện Quán thông báo đã đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của cơ sở Cột Điện Quán ở Thái Bình, vì không tuân thủ các nội quy và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Pháp luật - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 20:28, 10/05/2024
Ngày 10/5, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh thông tin, đơn vị vừa chủ trì phối hợp với Hải quan Hà Tĩnh phát hiện bắt quả tang 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.