Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lạng Sơn: Hiệu quả đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia nâng cao đời sống người dân

Thiên An - 05:17, 24/11/2023

Một trong dấu ấn nổi bật làm thay đổi diện mạo nhiều địa phương trong tỉnh Lạng Sơn là sự cải thiện đáng kể về hạ tầng giao thông. Ngoài những công trình, tuyến đường quan trọng, còn có rất nhiều công trình giao thông đến vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho cộng đồng dân cư...; Để có kết quả này, là sự vào cuộc của chính quyền địa phương, trong việc tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ các chương trình MTQG; nguồn vốn huy động từ các tổ chức trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp và của cả hệ thống chính trị, người dân đồng lòng để thực hiện.

Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn (ngoài cùng bên trái) thăm vườn na tại huyện Chi Lăng.
Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn (ngoài cùng bên trái) thăm vườn na tại huyện Chi Lăng.

Củng cố hạ tầng giao thông kết nối vùng khó

Một trong những dấu ấn nổi bật nhất ở Lạng Sơn, là việc huy động các nguồn lực nhằm cải thiện hạ tầng giao thông vận tải. Các tuyến đường quan trọng đã được mở rộng và nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa và người dân. Điều này không chỉ kết nối các khu vực nông thôn với các thị trấn và thành phố lớn, mà còn tạo ra cơ hội mới cho phát triển kinh tế và thương mại.

Theo thống kê, giai đoạn 2018 – 2023, từ nguồn vốn ODA, tỉnh Lạng Sơn đã đầu tư 10 công trình hạ tầng giao thông khu vực vùng sâu, đặc biệt khó khăn, với tổng chiều dài hơn 121 km trên địa bàn các huyện: Bình Gia, Văn Quan, Đình Lập, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng và Hữu Lũng.

Điển hình như, Dự án Xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản địa phương (LRAMP) do Ngân hàng Thế giới tài trợ giai đoạn 2018 – 2023 có 6 tuyến đường với tổng chiều dài 59,37 km đầu tư tại các huyện: Văn Quan, Văn Lãng, Hữu Lũng, Bình Gia, Tràng Định và Lộc Bình. Dự án Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn – Tiểu dự án Lạng Sơn, sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thực hiện giai đoạn 2018 – 2023, có 4 công trình hạ tầng giao thông, với tổng chiều dài 62,5 km tại các huyện Bình Gia, Văn Quan và Đình Lập.

Đến nay, các công trình đã cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần quan trọng trong liên kết vùng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất; đời sống của người dân tại các khu vực có dự án đi qua được cải thiện đáng kể.

Thôn Ngàn Chả, thuộc xã Bính Xá, huyện Đình Lập là thôn vùng sâu đặc biệt khó khăn của xã Bính Xá, trước đây, bà con trong thôn mỗi khi có việc phải ra xã, thường đi từ 50 phút đến 1 tiếng để vượt qua quãng đường khoảng 8 km. Nhưng giờ đây, từ địa bàn thôn Ngàn Chả, bà con đi xe máy chỉ mất khoảng 15 phút là tới UBND xã Bính Xá trên quốc lộ 31 và chỉ mất khoảng 20 phút đi xe máy, là ra tới quốc lộ 4B địa bàn xã Đình Lập.

Ông Triệu Văn Lý, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Ngàn Chả cho biết: Thôn có 19 hộ đều là bà con đồng bào dân tộc Dao, dù đất đai rộng nhưng vì giao thông không thuận nên việc sản xuất của bà con rất khó khăn. Đến năm 2021, nhà nước triển khai xây dựng mở mới tuyến đường Khau Bân-Còn Quan-Nà Lừa chiều dài gần 20 km kết nối quốc lộ 4B với quốc lộ 31 đi qua địa bàn hai xã Đình Lập và Bính Xá, bà con rất phấn khởi bởi cái khó về đường giao thông đã được tháo gỡ. Đời sống của bà con đang dần khởi sắc, bởi có đường giao thông thuận lợi sẽ là điều kiện cho bà con phát triển trồng rừng, chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo.

Ông Dương Công Vĩ, Giám đốc Sở Giao thông-Vận tải cho biết: Để huy động nguồn vốn ODA cho các công trình giao thông tại khu vực vùng sâu, đặc biệt khó khăn, Sở đã phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng danh mục để kêu gọi vốn, chủ động trong việc chuẩn bị hồ sơ dự án và quản lý sử dụng vốn theo đúng mục tiêu đề ra.

 Bên cạnh đó, Sở và các đơn vị chủ đầu tư còn chủ động làm việc với các huyện được thụ hưởng, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án. Nhờ vậy, khi các dự án được triển khai đều cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến độ đề ra. Các công trình sử dụng vốn ODA, đã góp phần nâng tỷ lệ cứng hoá đường đến trung tâm các xã trên địa bàn tỉnh đến hết tháng 8/2023 đạt 96,6%.

Nâng cao năng lực cho nông dân

Là tỉnh miền núi, biên giới với nền kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp, những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Lạng Sơn đã được địa phương triển khai hiệu quả. Qua đó, nông dân không chỉ được cung cấp kiến thức mới nhất về phương pháp canh tác hiện đại, mà còn nhận được sự hỗ trợ về giống cây, phân bón và các nguồn lực khác. 

Điều này, đã giúp cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, từ đó tăng cường thu nhập cho nông dân. Nhờ vậy, cuộc sống của đồng bào các dân tộc ở địa phương được cải thiện, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng cuộc sống ấm no.

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Lạng Sơn đã được triển khai hiệu quả
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Lạng Sơn đã được triển khai hiệu quả

Ông Phạm Đức Huân, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn cho biết, năm 2022, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 60%, trong đó tỷ lệ LĐNT tham gia các khóa đào tạo chiếm trên 80%. Đào tạo nghề luôn gắn với nhu cầu thực tiễn của Lạng Sơn, bởi vậy, nội dung đào tạo chủ yếu là dạy thực hành (chiếm tối thiểu 80% thời gian học). 

Các nghề được lựa chọn xây dựng mô hình và nhân rộng như: Trồng nấm ăn, trồng rừng kinh tế, kỹ thuật trồng và chăm sóc quả na, khoai tây, chăn nuôi gà, lợn, thú y, sửa chữa máy nông nghiệp, kỹ thuật trồng rau an toàn, sửa chữa xe máy, sửa chữa điện dân dụng, tin học ứng dụng…

Hiện, bình quân mỗi xã của tỉnh Lạng Sơn đã đạt 12,92 tiêu chí trong bộ tiêu chí xã nông thôn mới.Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) triển khai tại tỉnh Lạng Sơn, đến nay đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, 

"Để thực hiện thành công, hiệu quả các chương trình MTQG, các dự án chính sách dân tộc, Lạng Sơn đã rút ra một số bài học kinh nghiệm, trong đó có sự huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; lãnh đạo chỉ đạo phải đi đôi với giám sát, gắn trách nhiệm với nhiệm vụ, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Đồng thời, khơi dậy tinh thần tự giác, tính tự lực, chủ động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân", ông Phạm Đức Huân, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 5 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 5 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 5 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.

"Chữa bệnh" cho chiêng

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 5 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 6 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 6 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Tin tức - PV - 16:15, 11/05/2024
Sáng 11/5, sau khi khảo sát tình hình khai thác cát sông phục vụ san lấp các tuyến cao tốc trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ người dân tại khu vực khai thác cát sông ở 3 xã Tích Thiện, Thiện Mỹ, Lục Sĩ Thành và thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).