Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lạng Sơn: Nỗ lực biến di sản thành tài sản

Nguyệt Anh - 07:04, 30/03/2024

Triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) , tỉnh Lạng Sơn đã khôi phục, bảo tồn, từng bước phát huy giá trị văn hóa truyền thống thành những sản phẩm du lịch đặc trưng để thu hút du khách.

Lễ hội Đồng Đăng (Lạng Sơn) thu hút hàng chục nghìn lượt du khách tham dự. (Ảnh tư liệu)
Lễ hội Đồng Đăng (Lạng Sơn) thu hút hàng chục nghìn lượt du khách tham dự. (Ảnh tư liệu)

Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 được UBND tỉnh Lạng Sơn giao cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) là cơ quan đầu mối, chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu triển khai thực hiện. Dự án được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 2021 – 2025; giai đoạn 2 từ năm 2026 - 2030.

Trong giai đoạn 1, từ năm 2022 đến nay, Sở VHTT&DL tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng, chính quyền các huyện, thành phố và cấp cơ sở triển khai thực hiện một số tiểu dự án thành phần như: Chống xuống cấp, tu bổ Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia hang Cốc Mười và Pác Lùng - Ký Làng thuộc xã Tri Phương huyện Tràng Định; Nghiên cứu phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể hát Quan Lang của dân tộc Tày, huyện Bắc Sơn; Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trong Lễ hội truyền thống Háng Pỉnh, gắn với phục dựng, tái hiện chợ phiên Kỳ Lừa xưa; Xây dựng mô hình bảo tồn nghề thêu, dệt thổ cẩm dân tộc Nùng phàn slình (Nùng Cúm Cọt) xã Hòa Cư, huyện Cao Lộc; Tổ chức lớp truyền dạy hát Páo Dung dân tộc Dao và hát Then dân tộc Tày, Nùng tại huyện Hữu Lũng.

Lạng Sơn hiện có gần 100 đội múa sư tử mèo, trên 600 nghệ nhân có thể thực hành các điệu múa, trò diễn…(Ảnh tư liệu)
Lạng Sơn hiện có gần 100 đội múa sư tử mèo, trên 600 nghệ nhân có thể thực hành các điệu múa, trò diễn…(Ảnh tư liệu)

Sở VHTT&DL cũng đã chỉ đạo thành lập 12 câu lạc bộ văn nghệ quần chúng theo mô hình sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc tại một số xã trên địa bàn tỉnh. Theo đó, các câu lạc bộ được truyền dạy các kiến thức, thực hành trình diễn một số loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian và được đầu tư trang phục, dụng cụ phục vụ sinh hoạt và biểu diễn với tổng chi phí hỗ trợ khoảng 1,2 tỷ đồng. Các câu lạc bộ đi vào hoạt động đã góp phần làm phong phú thêm hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Tiêu biểu như tại huyện Cao Lộc, triển khai Dự án 6 từ năm 2022 đến nay, toàn huyện đã mở được 4 lớp truyền dạy múa sư tử, thêu dệt thổ cẩm, hát Sli với hơn 100 học viên tham gia. Toàn huyện nhân rộng thêm được 20 CLB văn hóa, văn nghệ quần chúng, nâng tổng số CLB văn hóa, văn nghệ trên địa bàn lên hơn 50 CLB, trung bình mỗi CLB có từ 15 – 30 hội viên tham gia. Các CLB, đội văn nghệ truyền thống tại các xã, thị trấn được hỗ trợ mua sắm trang thiết bị như tăng âm, loa đài… , theo đó ngày càng thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp Nhân dân và tạo sự lan toả sâu rộng.

Bên cạnh đó, tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng chính sách và hỗ trợ cho 19 Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú người DTTS; hỗ trợ hoạt động cho 140 đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi; hỗ trợ Ngày hội thi đấu thể thao truyền thống các DTTS tại huyện Đình Lập và Bắc Sơn năm 2023; hỗ trợ đầu tư 18 bộ trang thiết bị tại các thôn vùng đồng bào DTTS.

Hội đua bè mảng trên sông Kỳ Cùng được đông đảo người dân quan tâm, cổ vũ (Ảnh tư liệu)
Hội đua bè mảng trên sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn) được đông đảo người dân quan tâm, cổ vũ (Ảnh tư liệu)

Việc triển khai Dự án 6 không chỉ góp phần bảo tồn các giá trị di sản mà còn nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS, góp phần tạo sức lan toả sâu rộng trong cộng đồng, nhờ đó, từ năm 2022 đến nay, Nhân dân trong tỉnh đã đóng góp được hơn 12 tỷ đồng, hơn 7.000 ngày công lao động và hiến gần 5.000m2 đất để xây dựng các thiết chế phục vụ hoạt động văn hóa, văn nghệ. Nhờ đó đến nay, toàn tỉnh có 1.666/1.676 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa (đạt 99,4%).

Không chỉ đẩy mạnh công tác khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, việc thực hiện Dự án 6 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn gắn với phát triển du lịch còn tạo nên những sản phẩm du lịch mới vô cùng hấp dẫn. Cụ thể, trong năm 2023, ngành VHTT&DL đã triển khai hỗ trợ một số điểm du lịch tại các huyện: Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi Lăng, qua đó hình thành một số sản phẩm du lịch mới như: Du lịch trải nghiệm nông nghiệp văn hoá tại Bắc Quỳnh (Bắc Sơn); du lịch sinh thái nông nghiệp tại xã Yên Thịnh (Hữu Lũng); du lịch lịch sử văn hoá, sinh thái trải nghiệm. Qua đó, góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức làm du lịch của người dân.

Các câu lạc bộ giao lưu hát Then- đàn Tính tại Lễ hội Háng Pỉnh
Các câu lạc bộ giao lưu hát Then- đàn Tính tại Lễ hội Háng Pỉnh

Công tác bảo tồn di sản văn hoá dân tộc được quan tâm đầu tư đã góp phần không nhỏ trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo riêng biệt, thu hút du khách khi đến Xứ Lạng. Một số mô hình phát triển du lịch văn hoá đã hình thành và được các đơn vị tổ chức hiệu quả, tiêu biểu phải kể đến hoạt động đổi mới công tác tổ chức Lễ hội Háng Pỉnh (từ ngày 26 đến ngày 29/9/2023) với nhiều hoạt động đặc sắc như: Giao lưu hát then, sli, lượn; múa sư tử, võ thuật, trò diễn, lảy cỏ… thu hút gần 10.000 lượt người tham gia.

Ngoài Lễ hội Háng Pỉnh, trong năm 2023, hàng loạt sự kiện văn hoá du lịch, lễ hội lớn đã được tổ chức trên địa bàn toàn tỉnh, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh như: Lễ hội hoa đào; Tuần Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn; Hội nghị Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch Lạng Sơn năm 2023; Lễ hội Na Chi Lăng; Lễ hội văn hóa các dân tộc huyện Chi Lăng; Ngày hội văn hóa các dân tộc thành phố Lạng Sơn; Lễ hội mùa vàng Bắc Sơn… Qua đó, tạo dựng nhiều hình ảnh đẹp về đất và người Xứ Lạng trong lòng du khách.

Lễ hội hoa đào xứ Lạng thu hút nhiều bạn trẻ đến Lạng Sơn để check in (Ảnh tư liệu)
Lễ hội hoa đào xứ Lạng thu hút nhiều bạn trẻ đến Lạng Sơn để check in (Ảnh tư liệu)

Từ thực tế trên cho thấy, Dự án 6 được triển khai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã và đang trở thành động lực phát triển du lịch; góp phần mang lại thu nhập, việc làm và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Số liệu thống kê từ Sở VHTT&DL cho thấy, năm 2023, Lạng Sơn đã đón hơn 3,9 triệu lượt khách, (tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2022); thu nhập từ lĩnh vực du lịch ước đạt trên 3,1 nghìn tỷ đồng; (tăng 49,3% so với cùng kỳ năm 2022). Những con số trên chính là minh chứng cho hiệu quả từ việ triển khai Dự án 6 trên địa bàn tỉnh, góp phần biến văn hoá trở thành nguồn lực phát triển du lịch bền vững, biến di sản thành tài sản.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 139 di tích được xếp hạng các cấp; hơn 100 câu lạc bộ dân ca và sinh hoạt văn hóa truyền thống, cùng hàng trăm tổ, đội văn nghệ cơ sở; 9 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 2 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại gồm: “Thực hành Then”của đồng bào dân tộc Tày-Nùng-Thái và Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ, góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch Xứ Lạng.

Tin cùng chuyên mục
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Tin nổi bật trang chủ
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 12:12, 01/05/2024
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 11:44, 01/05/2024
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 11:37, 01/05/2024
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 11:33, 01/05/2024
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 09:21, 01/05/2024
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.