Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lễ chùa đầu năm, nét đẹp văn hóa của người Việt

PV - 16:06, 26/01/2023

Tết Nguyên đán là lễ tết quan trọng nhất của người Việt. Từ bao đời nay, Tết là dịp để mọi người hướng về nguồn cội, đoàn tụ sum vầy, nghỉ ngơi vui chơi sau một năm làm việc nhọc nhằn, vất vả.

Cửa chùa luôn rộng mở với mọi người và ai cũng cảm thấy bình yên, thảnh thơi, an lành, hạnh phúc…
Cửa chùa luôn rộng mở với mọi người và ai cũng cảm thấy bình yên, thảnh thơi, an lành, hạnh phúc…

Tết cũng là cơ hội để lắng tụ, kết tinh, lưu giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp từ ngàn đời mà cha ông đã truyền lại. Một trong những nét đẹp văn hóa rất đáng quý của người Việt đó là đi lễ chùa vào dịp đầu năm mới.

Trong tâm thức của người Việt, chùa là chốn tôn nghiêm, linh thiêng nhưng cũng rất gần gũi. Chùa là nơi có giáo lý nhà Phật hướng định con người đến các giá trị đạo đức thiện lành, hiểu biết, yêu thương, từ bi hỉ xả; khuyên mọi người tránh xa lầm lạc, tham, ác, sân, si… Chính vì thế, cửa thiền, cửa Phật, cửa chùa luôn rộng mở với mọi người và ai cũng cảm thấy bình yên, thảnh thơi, an lành, hạnh phúc… mỗi khi lui tới viếng thăm.

Bất cứ ở đâu, chúng ta đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh những ngôi chùa cổ kính, đơn sơ hoặc khang trang, bề thế từ nơi thôn quê đến chốn thị thành. Hình ảnh mái chùa có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong tâm thức của người Việt. Việc lễ chùa đầu năm là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng, tâm linh đã có từ lâu đời của người Việt, giúp cho con người biết hướng thiện, bao dung, độ lượng hơn; có cảm giác như mình được che chở, bảo vệ khi trao gửi lòng thành và sự khẩn cầu vào đức Phật...

Giữa không gian tĩnh lặng trang nghiêm, tiếng chuông chùa bình thản vang ngân hòa quyện với khói hương trầm nhẹ nhàng và tinh tế, thanh dịu và ấm áp khiến cho bao xô bồ, ồn ã, bon chen, nhọc nhằn của cuộc mưu sinh như được rũ sạch. Gác lại những lo toan, lòng người cảm được sự thư thái, an yên và hướng đến khát vọng một năm mới an lành, tốt đẹp.

Nếu ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hoặc các đô thị lớn, rất nhiều người sau khi đón giao thừa ngoài trời, xem trình diễn pháo hoa xong, họ cùng nhau đến chùa lễ Phật, thì ở vùng thôn quê miền núi, người dân chọn buổi sáng mùng 1 tết đi viếng chùa để thuận tiện hơn. Tôi cũng đến chùa ở gần nơi cư trú để cầu nguyện đầu năm mới

Trong tiết trời se lạnh buổi sớm xuân, người đến chùa mỗi lúc một đông, già trẻ gái trai đều có, kể cả các cháu nhỏ rất đáng yêu cũng hồn nhiên tung tăng theo ông bà, cha mẹ. Họ đi cả gia đình hoặc từng đôi, từng nhóm bạn trẻ, ai nấy đều rạng ngời niềm vui Xuân mới.

Đầu năm đến chùa để cầu nguyện bình an, may mắn chính là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của người Việt
Đầu năm đến chùa để cầu nguyện bình an, may mắn chính là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của người Việt

Đầu năm đến chùa, mỗi người đều có nguyện ước riêng cho mình và gia đình. Tựu trung là mong cầu về sức khỏe, bình an, tài lộc, tình duyên, con cái, học hành, thi cử, hạnh phúc; cầu cho dịch bệnh bị tiêu trừ, mưa thuận gió hòa, vụ mùa tươi tốt, quốc thái dân an… Chung quy là cầu mong những điều không may mắn sẽ qua đi và những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong năm mới.

Người đến chùa một lòng hướng thiện, cầu cho đất nước thanh bình, xã hội ổn định, gia đình bình an, sức khỏe dồi dào, con cái chăm ngoan, học hành đỗ đạt, cả năm may mắn… Rõ ràng, đây là những mong cầu rất chính đáng của mọi người. Nhìn chung, bà con đi chùa không phải mê tín dị đoan mà biết tựa nương vào cửa Phật, tìm sự thanh thản cho lòng mình, để rồi tự nhắc nhở bản thân tu nhân tích đức, thực hành theo chính đạo.

Điều đáng quý nhất mà tôi nhận thấy là bà con Phật tử hoặc khách du Xuân viếng chùa đều hành xử rất văn minh, lịch sự, thành tâm. Từ trang phục đẹp, kín đáo với áo dài truyền thống cho tới cung cách đi đứng, nói năng ứng xử đều nhẹ nhàng, vui vẻ, có văn hóa. Nơi tôi đến, tuyệt nhiên không có hiện tượng gây phản cảm như chen lấn, xô đẩy hoặc bẻ cành, lặt lá trong vườn chùa…

Đầu năm đến chùa để cầu nguyện bình an, may mắn chính là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của người Việt. Vấn đề là mỗi người cần phải nâng cao nhận thức và có cách ứng xử đúng đắn để vừa gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, vừa thể hiện nét đẹp văn hóa du Xuân mỗi dịp tết đến Xuân về!

Tin cùng chuyên mục
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 20 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 20 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 20 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 20 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.