Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lễ mít tinh kỷ niệm 5 năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ

PV - 22:34, 17/12/2021

Chiều 17/12, tại trụ sở Hội đồng Quan hệ đối ngoại Ấn Độ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Lễ kỷ niệm 5 năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với các đại biểu, đại sứ các nước tại Ấn Độ. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với các đại biểu, đại sứ các nước tại Ấn Độ. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Cùng tham dự Lễ kỷ niệm về phía Ấn Độ có Ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar, Tổng Giám đốc Hội đồng Quan hệ đối ngoại Ấn Độ Vijay Thakur Singh cùng nhiều bạn bè Ấn Độ.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Ngoại trưởng Ấn Độ khẳng định Việt Nam và Ấn Độ có tình hữu nghị bền chặt, luôn tin cậy lẫn nhau, quan hệ phát triển trên nhiều lĩnh vực bất chấp nhiều trở ngại, thách thức. Hai nước luôn ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế từ ASEAN đến Liên hợp quốc (LHQ). Ngoại trưởng Jaishankar cho biết Ấn Độ luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng và mong muốn quan hệ ngày càng gắn bó giữa hai nước sẽ trở thành nhân tố đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

Bộ trưởng Jaishankar khẳng định những gì hai nước có được hôm nay sẽ là nền tảng vững chắc cho những bước phát triển mạnh mẽ của quan hệ song phương trong tương lai. Ấn Độ mong muốn hai nước tiếp tục khai thác tốt tiềm năng, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, tham gia vào chuỗi cung ứng, góp phần bổ trợ cho sự phát triển kinh tế ở mỗi nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ kỷ niệm Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ kỷ niệm Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ niềm tự hào có người bạn Ấn Độ vĩ đại, thủy chung, trong đó tất cả các đảng chính trị đều luôn ủng hộ quan hệ hữu nghị với Việt Nam và là nền tảng vững chắc giúp cho sự tin cậy chính trị giữa hai nước luôn được củng cố. Quan hệ hai nước được các thế hệ lãnh đạo Việt Nam và Ấn Độ cùng nhân dân hai nước luôn đoàn kết, kế thừa và không ngừng làm phong phú và sâu sắc.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng trong chặng đường 5 năm qua, quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện về chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ, văn hoá, giáo dục. Ấn Độ là nước mà Việt Nam có tần suất trao đổi đoàn cấp cao nhiều nhất, với 7 chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước trong 5 năm qua. Quốc phòng, an ninh đã trở thành một trong những lĩnh vực hợp tác chủ chốt với các kế hoạch và chương trình hợp tác cụ thể. Thương mại tăng trưởng trung bình 20% mỗi năm kể từ khi hai nước nâng tầm quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện năm 2016 và dự kiến đạt trên 12 tỷ USD năm 2021.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đến nay, Ấn Độ đã trở thành một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Hai nước còn nhiều tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ số, công nghệ thông tin, công nghệ vũ trụ, công nghệ hạt nhân dân dụng. Hai nước cũng đã hợp tác thực chất trong các lĩnh vực truyền thống như văn hóa, giáo dục - đào tạo và giao lưu nhân dân. Nhiều công trình trùng tu văn hoá tại Việt Nam với sự hỗ trợ của Ấn Độ đã trở thành biểu tượng giao thoa văn hóa hàng ngàn năm giữa hai nước. Các đường bay trực tiếp đã được mở và sẽ sớm được nối lại khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát và sẽ là chìa khoá để thúc đẩy hợp tác du lịch và giao lưu nhân dân giữa hai nước trong chặng đường tiếp theo.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng, hai nước có nhiều điểm tương đồng trong các vấn đề chiến lược quan trọng và chia sẻ quan điểm về bảo đảm duy trì hòa bình, tự do hàng hải, hàng không, tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng khẳng định chính sách của Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Ấn Độ, ủng hộ chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ, ủng hộ Ấn Độ trở thành ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khi cơ quan này được mở rộng.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị hai nước trong thời gian tới phối hợp chặt chẽ thực hiện tốt Chương trình Hành động 2021-2023 triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện và Tầm nhìn chung về hòa bình, thịnh vượng và người dân đã được thông qua tháng 12/2020 để không ngừng tăng cường hơn nữa quan hệ tốt đẹp hiện nay giữa hai nước.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ S. Jaishankar tặng ảnh lưu niệm cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ S. Jaishankar tặng ảnh lưu niệm cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Nhân dịp Lễ kỷ niệm đặc biệt 5 năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar đã tặng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bức ảnh tư liệu quý Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại trụ sở Hội đồng Quan hệ đối ngoại Ấn Độ cách đây 64 năm.

Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng khích lệ thế hệ trẻ "gen Z" dũng cảm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thủ tướng khích lệ thế hệ trẻ "gen Z" dũng cảm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu tạo động lực, truyền cảm hứng để thế hệ trẻ "gen Z" sống một cuộc sống tràn đầy đam mê, hoài bão, khát vọng vươn lên, ý chí lập thân, lập nghiệp bằng tình cảm của trái tim, sáng tạo của khối óc, tình cảm yêu nước nồng nàn; "nuôi dưỡng ý tưởng; thổi bùng đam mê; quyết tâm, kiên trì; đương đầu thách thức, chấp nhận rủi ro, lập nghiệp thành công".
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 phút trước
Quảng Bình bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) với một tâm thế chủ động, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Qua 3 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung, tiểu dự án thành phần, Dự án trong Chương trình MTQG 1719 đã đi sâu và tác động tích cực đến đời sống đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Để có cái nhìn tổng quát hơn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.
Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 7 phút trước
Từ một xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), giờ đây Đại Dực đã khoác trên mình chiếc áo mới. Đặc biệt, đồng bào DTTS nơi đây đã nắm bắt được những lợi thế sẵn có của địa phương, để 'bắt nhịp" thực hiện mô hình du lịch cộng đồng, nhờ đó cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc.
Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Như Tâm - 12 phút trước
Thừa ủy quyền của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đảng uỷ, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng lãnh đạo huyện Giang Thành vừa tổ chức lễ trao nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở tại khu vực biên giới thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trước mùa mưa bão năm 2024.
Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng bên trong bảo tàng lớn nhất vùng cao nguyên đá Hà Giang

Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng bên trong bảo tàng lớn nhất vùng cao nguyên đá Hà Giang

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 14 phút trước
Dù được đầu tư với kinh khoản kinh phí lớn, nhưng Bảo tàng Không gian văn hóa các dân tộc vùng cao nguyên đá Đồng Văn luôn trong tình trạng đìu hiu, vắng lặng. Nhiều hạng mục công trình đã có dấu hiệu xuống cấp, cửa đóng, then cài.
Đồng bào Ba Na ở Gia Lai tổ chức lễ “Mừng chiến thắng”

Đồng bào Ba Na ở Gia Lai tổ chức lễ “Mừng chiến thắng”

Tin tức - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Mừng chiến thắng là lễ hội rất đặc trưng của người Ba Na nói riêng và trong văn hóa Tây Nguyên nói chung. Đây là dịp để cộng đồng người Ba Na thực hiện lời hứa trả ơn thần linh sau những đợt chống lại thiên tai, dịch họa, đồng thời cầu xin các vị thần tiếp tục giúp đỡ để cộng đồng được mạnh khỏe, bình yên, có những mùa vụ tươi tốt, đủ đầy.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thủ tướng khích lệ thế hệ trẻ

Thủ tướng khích lệ thế hệ trẻ "gen Z" dũng cảm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu tạo động lực, truyền cảm hứng để thế hệ trẻ "gen Z" sống một cuộc sống tràn đầy đam mê, hoài bão, khát vọng vươn lên, ý chí lập thân, lập nghiệp bằng tình cảm của trái tim, sáng tạo của khối óc, tình cảm yêu nước nồng nàn; "nuôi dưỡng ý tưởng; thổi bùng đam mê; quyết tâm, kiên trì; đương đầu thách thức, chấp nhận rủi ro, lập nghiệp thành công".
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 11 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 11 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 11 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 11 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.