Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lễ Nhảy lửa của người Dao đỏ tại Điện Biên

PV - 14:46, 29/11/2018

Tại Điện Biên, dân tộc Dao có hơn 6.000 người, sống tập trung chủ yếu ở các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa với các nhóm: Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Ðại bản), Dao Quần chẹt, Dao Khâu. Trong vòng đời người Dao có nhiều lễ và hội như: Thờ cúng tổ tiên, Lễ tạ ơn Bàn Vương, Lễ thêm đinh- thêm người, lễ đặt tên, lễ cưới, lễ cấp sắc (Tủ cải)… và một trong những nghi lễ mang bản sắc văn hóa đặc trưng là Lễ nhảy lửa.

Nhóm người Dao đỏ ở bản Huổi Sâu, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ (Điện Biên) cư trú ở vùng núi cao, xa xôi hiện vẫn còn lưu giữ được nhiều lễ thức của nghi lễ này. Bản Huổi Sâu có 95 hộ, 434 nhân khẩu, gồm có các họ chính như: Chảo, Tẩn, Phàn, Phùng... Năm nay, cộng đồng Dao đỏ bản Huổi Sâu đã chọn ngày 21/11 dương lịch (tức ngày 15/10 âm lịch) để tổ chức Lễ Nhảy lửa.

Những người đàn ông dân tộc Dao nhảy vào lửa bằng chân trần nhưng không bị bỏng. Những người đàn ông dân tộc Dao nhảy vào lửa bằng chân trần nhưng không bị bỏng.

Ngay từ sáng sớm, khi con gà rừng cất tiếng gáy đầu tiên cũng là lúc các ngôi nhà trong bản sáng đèn. Phụ nữ tất bật giúp nhau diện trang phục truyền thống, còn đàn ông trong nhà có nhiệm vụ chuẩn bị đồ cúng mang đến lễ. Trước kia, Lễ Nhảy lửa mang tính chất trong dòng họ nên chỉ diễn ra tại nhà trưởng họ. Song ngày nay đã được mở rộng, mang tính cố kết cộng đồng hơn nên bà con thường lựa chọn địa điểm tổ chức tại nhà thầy cúng (nếu đủ rộng) hoặc một nơi trung tâm của bản để mọi người cùng chung vui.

Ông Chảo Siêng Tá, già làng uy tín ở bản Huổi Sâu cho biết, tổ chức Lễ Nhảy lửa để cầu phúc, cầu may, xua đuổi ma tà, cái xấu cho dòng tộc và dân bản; cầu thần lửa mang lại sự ấm áp, vui mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho an khang thịnh vượng. Để chuẩn bị cho nghi lễ này, mâm lễ phải có đủ: một cái đầu lợn (hoặc lợn con); bát hương; nước trắng; rượu và năm cái chén; giấy dó tượng trưng vàng bạc âm phủ; quẻ âm dương (bằng một đoạn tre bổ đôi); 2 hào bạc; gạo đã được gói trong túm vải.

Khi lễ vật đã chuẩn bị đầy đủ, giờ tốt đến, dưới sự chủ trì của thầy cúng chính trong bộ trang phục truyền thống của dân tộc sẽ thực hiện các nghi thức cúng lễ trước bàn thờ tổ tiên và mâm lễ. Trong suốt quá trình này, trống, chiêng là nhạc cụ quan trọng không thể thiếu, tiếng nhạc được xem như cầu nối, giúp các vị thần linh tìm về chung vui với dân bản. Nghi lễ cúng rất quan trọng, vì thế sẽ được thực hiện nhiều lần, với nhiều nghi thức.

Đồng bào Dao đỏ tại Điện Biên vẫn bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, nhất là trang phục, nghi lễ. Đồng bào Dao đỏ tại Điện Biên vẫn bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, nhất là trang phục, nghi lễ.

Trước khi buổi lễ bắt đầu, một đống củi lớn được đốt lên ở khoảng sân rộng, thầy cúng bắt đầu ngồi vào mâm lễ đọc lời cầu khấn, những người muốn được nhảy lửa ngồi hầu lễ phía sau thầy cúng. Khi củi cháy thành đống than hồng rực đỏ, thầy cúng xin quẻ âm dương được thần lửa đồng ý, các chàng trai người Dao như được phù phép, trong phút thăng hoa xuất thần, họ nhảy bật lên bằng cả hai chân và lao vào nhảy giữa đống than hồng rừng rực.

Trong suốt quá trình này, người phụ nữ chỉ được đứng xung quanh đống lửa, tay cầm chổi liên tục quét gọn các tàn than bị tung ra. Điều đặc biệt là không phải ai cũng được tham gia nhảy lửa mà chỉ có đàn ông có sức khỏe, đảm bảo đầy đủ các điều kiện đặt ra trước đó mới được nhảy lửa. Họ nhảy bằng chân trần trên than hồng nhưng không bị bỏng, họ coi đó là cánh cửa chạm đến thần linh. Cứ như vậy, người nọ nối tiếp người kia cho đến khi đống than hồng tắt lịm dưới những đôi chân trần đen nhẻm do than để lại.

Sau khi nghi thức nhảy lửa là đến nghi thức trình diễn các điệu múa, đây cũng là một nghi thức rất quan trọng trong lễ nhảy lửa của người Dao đỏ. Trong Lễ nhảy lửa có hai thầy cúng đóng vai trò của người quán xuyến, một ông là chủ đám (Sliêu họ), một ông múa (Khoi tàn). Các điệu múa gồm có: “Tam nguyên an ham” hay còn gọi là múa “Ra binh vào tướng”; điệu múa chính thức là “Nhìang chầm đao”; điệu múa phát nương, múa điệu bắt ba ba; múa gà… Đây là các điệu múa thể hiện sức mạnh của tướng quân âm binh, biểu dương tinh thần thượng võ và tái hiện lại đời sống sinh hoạt, lao động thường ngày của người dân.

Nghi lễ cuối cùng là việc thầy cúng đốt tiền âm phủ biếu vàng mã để các cụ, ông bà, tổ tiên, các vị thần thánh trở về cõi tiên và cầu khấn để phù hộ cho gia đình, dòng họ, dân bản mọi sự tốt lành, bảo vệ cuộc sống được thanh bình, yên vui. Sau cùng là phần múa hát thể hiện niềm vui, niềm tin của bản làng qua nghi lễ.

Lễ nhảy lửa thường được tổ chức vào cuối năm hoặc đầu xuân năm mới. Lửa mang lại sự ấm áp, mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho an khang thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật. Đây là nét sinh hoạt văn hóa tinh thần phong phú và độc đáo của đồng bào Dao đỏ tại Điện Biên. Hiện nay ngành Văn hóa tỉnh Điện Biên đang rất nỗ lực để bảo tồn nét văn hóa này.

VŨ LỢI

Tin cùng chuyên mục
Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng bên trong bảo tàng lớn nhất vùng cao nguyên đá Hà Giang

Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng bên trong bảo tàng lớn nhất vùng cao nguyên đá Hà Giang

Dù được đầu tư với kinh khoản kinh phí lớn, nhưng Bảo tàng Không gian văn hóa các dân tộc vùng cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) luôn trong tình trạng đìu hiu, vắng lặng. Nhiều hạng mục công trình đã có dấu hiệu xuống cấp, cửa đóng, then cài.
Tin nổi bật trang chủ
Phát huy vai trò của đảng viên trong vùng đồng bào DTTS

Phát huy vai trò của đảng viên trong vùng đồng bào DTTS

Media - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Luôn đi đầu, gương mẫu trong các hoạt động phong trào, trực tiếp tại cơ sở hướng dẫn người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; tuyên truyền cho người dân đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… đó là những việc mà các đảng viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã và đang thực hiện. Qua đó, góp phần cùng cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Triệt phá đấu tranh thành công Chuyên án A424.2p, thu giữ 70 kg ma túy các loại

Triệt phá đấu tranh thành công Chuyên án A424.2p, thu giữ 70 kg ma túy các loại

Pháp luật - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 6 giờ trước
Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh vừa chủ trì, phối hợp với Hải quan Hà Tĩnh triệt phá thành công Chuyên án A424.2p, bắt quả tang 2 đối tượng quốc tịch Lào đang vận chuyển khoảng 70 kg ma túy các loại từ Lào về Việt Nam.
Ngoại hạng Anh: Arsenal đòi lại ngôi đầu sau chiến thắng trước Man United

Ngoại hạng Anh: Arsenal đòi lại ngôi đầu sau chiến thắng trước Man United

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 6 giờ trước
Vòng 37 Ngoại hạng Anh, dù phải hành quân đến sân Old Trafford nhưng Arsenal đã xuất sắc đánh bại đội chủ nhà để rời đi với 3 điểm và đòi lại vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng.
Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Du lịch - Nguyễn Thế Lượng - 20:02, 12/05/2024
Vẻ đẹp giao hòa giữa không gian sơn thủy hữu tình với dáng vẻ trầm mặc cổ kính của những ngôi đền giữa một vùng núi non hùng vĩ đã tạo nên một bức tranh sinh thái kỳ thú, thơ mộng. Đó là địa danh Suối Mỡ của tỉnh Bắc Giang.
Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Kinh tế - Phương Nghi - 19:55, 12/05/2024
Khi mùa mưa kết thúc, cũng là thời điểm người dân 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) tất bật chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng cho mùa nấu đường thốt nốt mới.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Sáp nhập các đơn vị hành chính vùng DTTS - Còn đó những băn khoăn

Sáp nhập các đơn vị hành chính vùng DTTS - Còn đó những băn khoăn

Xã hội - Tiêu Dao - 19:46, 12/05/2024
Sáp nhập các đơn vị hành chính nhỏ lẻ là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để khắc phục những hạn chế bất cập trong hoạt động của bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, sự khác biệt về phong tục, tập quán của người dân thuộc các cộng đồng DTTS khác nhau là một khó khăn lớn khi thực hiện sáp nhập.
Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Gương sáng - Tào Đạt - Phan Hòa - 19:33, 12/05/2024
“Mệ chỉ mong khỏe mạnh để tiếp tục se hương bán cho khách, nối tiếp nghề cha ông; ngày ngày gặp gỡ nói chuyện với bọn trẻ, cuối tháng dư ra năm mười triệu đem vô viện tặng mấy cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo!”... Đó là tâm sự của mệ Tuyết, một người phụ nữ khắc khổ, nhưng giàu lòng nhân ái mà chúng tôi có dịp gặp gỡ trên hành trình tìm kiếm những sự tử tế trong cuộc sống bon chen.
Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 19:26, 12/05/2024
Đã nhiều lần về với Môn Sơn (Con Cuông) để ghé thăm nhà cụ Vi Văn Khang- một địa chỉ đỏ nơi miền Tây xứ Nghệ, thăm người Đan Lai ngủ ngồi trong vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát, thăm những bản làng người Thái hay lam hay làm bên dòng sông Giăng thơ mộng… Mỗi lần mỗi khác, nhưng cảm nhận về sự đổi thay, bứt phá nơi đây thì ngày càng đậm nét.
Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 19:23, 12/05/2024
Không còn phải vất vả đi chở từng can nước ở dưới khe, dưới mó cách xa nhà hàng cây số, các hộ đồng bào Lô Lô ở xóm Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) mừng vui đón nguồn nước từ công trình nước tập trung được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) ngay tại xóm.
Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Pháp luật - An Yên - 19:19, 12/05/2024
Dù đã hoạt động hàng chục năm, nhưng hàng chục xưởng chế biến khoáng sản tại huyện Quỳ Hợp vẫn chưa hoàn tất thủ tục thuê đất theo quy định. Nghịch lý này đã dẫn đến hệ quả làm thất thoát nguồn kinh phí thuê đất mà lẽ ra các chủ xưởng chế biến này phải nộp qua hàng năm.