Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

"Lộc rừng" ở lưng trời Tây Bắc: Thuần hoá nguồn dược liệu quý hiếm (Bài 1)

Thuỳ Anh - 06:21, 20/12/2022

Cây sâm Lai Châu được đánh giá là loài cây có nguồn gen đặc biệt quý hiếm ở Việt Nam và thế giới, mới chỉ phát hiện thấy duy nhất ở tỉnh Lai Châu. Loài sâm này sống phù hợp dưới tán rừng nhiệt đới, ở độ cao trên 1.800 mét trở lên, là cây dược liệu đặc biệt quý đối với nhu cầu chăm sóc sức khoẻ con người. Tỉnh Lai Châu đang đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh phát triển loài cây dược liệu này nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo trên địa bàn.

Những chậu sâm đang được ươm trồng trong vườn của gia đình anh Pờ Và Hừ
Những chậu sâm đang được ươm trồng trong vườn của gia đình anh Pờ Và Hừ

Lộc trời trên núi Pu Si Lung

Cách TP. Lai Châu chừng 200km, chúng tôi đến thăm vùng trồng sâm Lai Châu của xã Pa Vệ Sủ, huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu). Từ UBND xã Pa Vệ Sủ lên đến bản Sín Chải B khoảng 15km, con đường dốc ngược ôm theo các sườn núi cheo leo chỉ toàn đất và đá, cậu thanh niên dẫn đường chỉ lên đỉnh núi cao nhất phía trước nói: “Mùa hè có nhiều người dưới xuôi lên đây tìm mua sâm rừng; mùa đông thì người ta lên để chinh phục đỉnh núi cao bên kia”.

Bản Sín Chải B nằm ở độ cao trên 1.900m so với mực nước biển, ngửa mặt chỉ thấy núi, cúi mặt thấy vực sâu và rừng thẳm, đây là vùng đất cư trú của đồng bào người La Hủ theo chương trình hỗ trợ nhà ở tập trung dân cư cách đây chưa đầy 10 năm.

Trưởng bản Sín Chải B- Pờ Và Hừ dẫn chúng tôi đi bộ vào sâu trong rừng già, phải mất hơn 1 giờ đồng hồ, mới đến được nơi mà nhiều người trong bản vẫn thường lên đây kiếm “lộc trời”.

Mặc dù đang là đầu mùa lạnh, cây sâm đã trút lá “ngủ đông”, nhưng với kinh nghiệm nhiều năm của người dân địa phương, thật không khó để nhận biết củ sâm đang “trốn” ở đâu dưới tán rừng này.

Một từ khác mà người Lai Châu thường dùng cho loại nhân sâm quý hiếm này là ‘tam thất hoang", nhưng cái tên gọi khác dễ nhận biết hơn là ‘tam thất đen’.

Quả và hạt của cây sâm Lai Châu
Quả và hạt của cây sâm Lai Châu

Sâm Lai Châu thuộc họ nhân sâm, mọc hoang dã dưới tán rừng nhiệt đới, và ở các dãy núi cao trên 1.800 mét so với mực nước biển. Nó có đặc điểm ngoại hình và thành phần dược lý gần giống với sâm Ngọc Linh. Từ rất nhiều năm trước, người dân ở những vùng núi cao của Lai Châu đã phát hiện ra nó, cùng với cây thảo quả và một số loài thảo dược quý, họ thu hái để bán và đun nước uống hằng ngày.

“Tôi nhớ khi Pờ Và Hừ còn rất nhỏ, dân bản chúng tôi đi làm nương thảo quả thường đào được những củ sâm này, nhìn giống củ tam thất, nhấm thử nó có vị đắng. Nghe ông bà xưa nói nó là một vị thuốc dùng được cả rễ, củ, thân và lá, nên chúng tôi thường mang về ngâm rượu hoặc phơi khô đun nước uống quanh năm”, ông Pờ Mò Xá - bố của Pừ Và Hừ kể.

“Cách đây khoảng 10 năm, người bên Trung Quốc mua củ sâm này với giá khoảng vài triệu mỗi cân. Từ đó, nếu không phải mùa thu hoạch thảo quả, thì chúng tôi đi rừng tìm sâm, hái cỏ thơm và một số cây dược liệu khác để bán. Thu nhập của người dân trong bản từ đây mà khấm khá hơn”, ông Xá nói.

Ông Xá là người đầu tiên trong bản nghĩ đến việc trồng sâm trên đất rừng; phần vì để trông coi vườn sâm hoang, phần vì quen với cuộc sống trong rừng mà ông chỉ về nhà khi hết lương thực. “Nhiều năm nay, tôi ươm hạt dưới ngay tán rừng này; đến mùa xuân, khi nắng ấm lên nó sẽ nảy mầm. Gần đây, người dân đi rừng phải may mắn lắm mới tìm được một củ, khi giá mỗi cân sâm nhỏ lên đến vài chục triệu, thì càng ngày nó càng trở nên hiếm hơn, nếu không trồng thì sẽ hết và không có cách nào để trồng lại nữa”, ông Xá nói

Anh Pờ Và Hừ, Trưởng bản Sín Chải B, xã Pa Vệ Sủ (Mường Tè, Lai Châu) chăm sóc cây sâm trong vườn nhà
Anh Pờ Và Hừ, Trưởng bản Sín Chải B, xã Pa Vệ Sủ (Mường Tè, Lai Châu) chăm sóc cây sâm trong vườn nhà

Thuần hoá sâm trong vườn nhà

Khi chúng tôi quay về tới bản, cũng là khi mặt trời chỉ còn le lói những tia sáng cuối cùng sau dãy núi bên kia. Vợ của Trưởng bản Pờ Và Hừ đã đun sẵn một ấm nước thảo quả lẫn lá sâm, rót mời chúng tôi chị nói bằng tiếng La Hủ “uống cái này cho khoẻ người và tránh bị cái cảm lạnh theo từ trên rừng về”.

Nhấp cốc nước còn nóng hổi, Và Hừ kể “năm 2016 giá củ sâm lên đến hàng chục triệu 1 cân, tôi bắt đầu nghĩ đến việc trồng thử ở vườn nhà, thấy nó nảy mầm và sinh trưởng tốt, nên tôi đầu tư làm vườn ươm kiên cố. Năm 2017, tỉnh Lai Châu cho những người trồng sâm ở bản Sín Chải đi tập huấn ở Quảng Ngãi. Từ đó, tôi có thêm kiến thức về kỹ thuật nuôi trồng cây sâm này”.

Đây là loài cây mọc hoang dã, nên để thuần hoá trong vườn nhà cần kỹ thuật chăm sóc vừa đơn giản lại vừa mỉ mỉ, người trồng sâm cần kiên trì và nhiều công phu. Và Hừ chia sẻ: “không được bón phân hoá học hay phun bất kỳ loại thuốc gì, khoảng 3 đến 4 ngày tưới nước 1 lần, trên mặt đất phải ủ 1 lớp lá khô để giữ ẩm, nên chọn đất mùn tơi xốp. Một tuần phải kiểm tra gốc cây một lần, tránh để kiến và sâu bọ ăn mất hạt và cây giống”.

Sâm Lai Châu có nhiều thành phần dược liệu quý hiếm đang được tỉnh Lai Châu bảo tồn và phát triển
Sâm Lai Châu có nhiều thành phần dược liệu quý hiếm đang được tỉnh Lai Châu bảo tồn và phát triển

Pờ Và Hừ là người đầu tiên của bản đưa củ sâm về ươm trồng. Vườn sâm nhà anh rộng khoảng 200 mét vuông, chủ yếu là Sâm Lai Châu, một phần là Lan Kim tuyến và Thất diệp nhất chi hoa.

Vén dưới lớp lá khô, Và Hừ chỉ vào một mắt củ sâm nhỏ xíu đang ngủ nói, “mắt này bóng, tới tháng tư sẽ lên cây”.

Ngoài bán củ sâm, Và Hừ cung cấp hạt giống và cây con cho bà con và thị trường, thu nhập của gia đình anh khá ổn định từ sâm, thảo quả và các loài dược liệu khác. Mỗi năm trừ hết chi phí, gia đình anh để ra được trên dưới 50 triệu đồng. Năm 2019, anh đã làm được cho vợ con ngôi nhà gỗ mới khang trang và ấm cúng hơn.

“Mỗi cây sâm con sau khi lên lá, tôi bán được khoảng 300 nghìn đồng. Cây càng nhiều năm thì càng được giá, từ năm thứ 7 trở ra là có thể bán củ. Những củ sâm nhỏ tìm được trên rừng, bán sô cũng được vài chục triệu một cân”.

Với vai trò là Trưởng bản và Người có uy tín, anh không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật trồng sâm cho bà con để nhân rộng mô hình. Đến nay, bản Sín Chải B có 46 hộ dân có vườn trồng sâm và một số cây dược liệu, với diện tích mỗi vườn dao động từ 40 đến 100 mét vuông.

Để sâm Lai Châu trở thành một trong những cây dược liệu chủ lực trong phát triển kinh tế, cần có sự quan tâm, đẩy mạnh phát triển loài cây dược liệu này nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục
Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Đón đầu cơ hội khởi sắc trên thị trường trái phiếu ngân hàng đầy tiềm năng, từ ngày 27/05/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 20 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1, với tổng giá trị chào bán 2.000 tỷ đồng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 6 giờ trước
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 6 giờ trước
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 7 giờ trước
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 7 giờ trước
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.
Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Thời sự - Minh Thu - 7 giờ trước
Thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Hà Giang triển khai sâu rộng. Từ đó, tạo động lực lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sao Mai Huyền Trang phát hành MV

Sao Mai Huyền Trang phát hành MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác

Tin tức - Thanh Nguyên - 7 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Sao Mai Huyền Trang phát hành MV về Bác với tên gọi "Nợ ân tình để tìm hình của nước".
“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

Tin tức - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Ngày 17/5, tại Tp. Cẩm Phả, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 (CSB1) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Tp. Cẩm Phả tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” năm 2024.