Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lợi ích kép từ phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở Thu Lũm

Nhật Minh - 20:39, 26/12/2021

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự nhiệt tình hưởng ứng của nhân dân nên phong trào Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở xã biên giới Thu Lũm (Mường Tè, Lai Châu) đã thiết thực góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn, đồng thời, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.


Bộ đội Biên phòng xã Thu Lũm giúp đồng bào Hà Nhì làm kinh tế
Bộ đội Biên phòng xã Thu Lũm giúp đồng bào Hà Nhì làm kinh tế

Dẫn chúng tôi đi thăm bản Thu Lũm với bề dày trên 10 năm được công nhận danh hiệu bản văn hóa, Bí thư Đảng ủy xã Thu Lũm - ông Lỳ Pó Chừ chia sẻ: Xã có 9 bản với 514 hộ/2.560 nhân khẩu thuộc 3 dân tộc: Hà Nhì, Dao, La Hủ cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Hà Nhì chiếm 81%. Nhờ đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động và triển khai có hiệu quả phong trào xây dựng gia đình văn hóa, bản văn hóa nên đã tạo nền tảng vững chắc để người dân đoàn kết, đồng lòng xây dựng nông thôn mới.

Nhân dân trong xã đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hiến trên 17.300 mét vuông đất để xây dựng các tuyến đường, hệ thống thủy lợi, nhà văn hóa, lớp học với tổng kinh phí thực hiện là 16,748 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2020, thu nhập bình quân của xã đạt trên 36 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,9%. Tháng 5-2021, UBND xã Thu Lũm đã tổ chức lễ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Từ thực tiễn quá trình xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới cho thấy, bà con đã đoàn kết, chung tay đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, tích cực ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Đến nay, người dân trong xã đã trồng được 167ha sa nhân tím, gần 132ha mắc ca, 1,2ha thất diệp nhất chi hoa; 350ha sả. Bên cạnh đó, toàn xã hiện có trên 500ha thảo quả, đây là một trong những cây trồng chủ lực góp phần xóa đói giảm nghèo của nhân dân địa phương.

Hiện nay, nhiều hộ dân ở xã Thu Lũm thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ trồng sả và trồng thảo quả. Ngoài ra, nhiều hộ dân còn tập trung chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng lúa nước, bình quân mỗi hộ thu hoạc khoảng 2 tấn thóc/năm.

Chị Chu Xừ Só, Đội trưởng Đội văn nghệ bản Thu Lũm phấn khởi nói: Để hướng ứng phong trào xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới thì ngoài việc chăm lo phát triển kinh tế gia đình, không để con cháu bỏ học, vợ chồng hòa thuận thì những lúc nông nhàn, hoặc vào các buổi tối, chúng tôi luyện tập văn nghệ để giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Đây cũng là dịp để các thành viên trao đổi các kỹ năng phát triển kinh tế như trồng sả, sa nhân tím, thảo quả hay những kinh nghiệm trong xây dựng gia đình hạnh phúc.

Tiết mục múa Khoe sắc Hà Nhì của Đội văn nghệ xã Thu Lũm đoạt giải A tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng các xã biên giới tỉnh Lai Châu lần thứ III, năm 2021. Ảnh: Nhật Minh
Tiết mục múa Khoe sắc Hà Nhì của Đội văn nghệ xã Thu Lũm đoạt giải A tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng các xã biên giới tỉnh Lai Châu lần thứ III, năm 2021. Ảnh: Nhật Minh

Song song với phát triển kinh tế thì các giá trị, bản sắc văn hóa tinh thần của người dân nơi đây luôn được bảo tồn, phát huy. Theo thống kê, hiện tại, xã Thu Lũm có 8/9 bản đạt danh hiệu bản văn hóa, 86% số hộ dân được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, 9/9 bản có đội văn nghệ và nhà văn hóa, trong đó, có 3 nhà trình tường được xây dựng theo truyền thống của người Hà Nhì.

Vào những dịp lễ, Tết, đặc biệt là Tết mùa mưa truyền thống của người Hà Nhì, những bài hát, điệu múa càng làm cho không khí của các bản trở nên vui tươi. Cùng với đó là âm vang của nhạc cụ, lời ca đắm say lòng người và sắc đỏ, vàng rực rỡ trong trang phục của các cô gái Hà Nhì nơi đây. Có lẽ, chính từ những điều bình dị ấy mà mới đây, Đội văn nghệ xã Thu Lũm vinh dự được trao giải Nhất toàn đoàn tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng các xã biên giới tỉnh Lai Châu lần thứ III, năm 2021.

Xã Thu Lũm có 36,245km đường biên giới và 15 cột mốc, giáp với Trung Quốc, trên địa bàn xã có cửa khẩu U Ma Tu Khoòng. Thời gian qua, ngoài việc thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng gia đình văn hóa, bản văn hóa, chung sức xây dựng nông thôn mới, Đồn Biên phòng Thu Lũm, BĐBP Lai Châu còn phối hợp với dân quân, Công an xã tổ chức tuần tra biên giới. Đơn vị cũng tham mưu cho chính quyền xã Thu Lũm tổ chức cho 27 hộ dân đăng ký tham gia tự quản đường biên, cột mốc theo Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 9-1-2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới - Thiếu tá Cao Văn Quý, Chính trị viên Đồn Biên phòng Thu Lũm cho biết.

Với cách làm phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương nên phong trào xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở xã biên giới Thu Lũm được ví như luồng gió mới, góp phần xây dựng khu vực biên giới ổn định; đồng thời huy động được sức mạnh toàn dân trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh nơi phên giậu của Tổ quốc.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 16 giờ trước
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 16 giờ trước
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 16 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 16 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 16 giờ trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1255/QĐ-BVHTTDL về tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một tại Yên Bái, Vĩnh Phúc và Trà Vinh.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 16 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 17 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 17 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).