Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Men say câu lượn hà lều

Thanh Thắng - 19:23, 23/02/2022

Trong kho tàng văn hoá của đồng bào các dân tộc vùng cao, hát dân ca giao duyên luôn chứa đựng nhiều giá trị văn hoá tinh thần đặc sắc. Trong vô vàn các làn điệu dân ca làm say đắm lòng người phải kể đến hà lều - một hình thức hát giao duyên mang đậm bản sắc của người Tày - Nùng.

Hát hà lều là nhịp cầu se duyên đôi lứa tại các hội xuân
Hát hà lều là nhịp cầu se duyên đôi lứa tại các hội xuân

Hà lều có những nét rất gần gũi với quan họ Bắc Ninh. Hà lều thường được cất lên trong các cuộc vui, nhưng được hát phổ biến nhất là vào tháng Giêng, tháng Hai - mùa của hát hội và cũng là mùa của nam thanh nữ tú hoa lòng thắm đỏ, muốn được tỏ tình, trao duyên.

Nhà văn Chu Sĩ Liên, người con của đất mía Quảng Hòa (Cao Bằng) chia sẻ: “Có thể tự hào rằng, quê tôi là một trong những cái nôi của hà lều. Từ thửa tóc còn để chỏm, ngày ngày ngồi trên lưng trâu và “bước ngã bước trơn” trên con đường làng tới trường cấp I Cách Linh, tôi đã được nghe giai điệu hà lều ngọt ngào, da diết của các anh, các chị quê tôi. Họ lượn trong những phút nhàn tản, chuyện trò bên chén trà, chén rượu, hoặc lượn trong giờ giải lao của buổi gặt mùa, thu đỗ tương để xua tan cái mệt nhọc và cũng là để bày tỏ niềm vui của dân làng trước mùa màng bội thu. Thậm chí đang một mình lên nương, lên rẫy hoặc vào rừng hái củi, họ cũng ì ì … à lều … à đới để đỡ phút quạnh hiu, vắng vẻ. Và dường như khi ấy, núi rừng cũng xào xạc lá, lay động sẻ chia…”

Được cùng nhà văn Chu Sĩ Liên về thăm quê cũ, chứng kiến tận mắt, nghe tận tai những câu hát hà lều mượt mà, thắm cảm, mới hay, mới tỏ nét đẹp của ngôn ngữ vùng cao, ngôn ngữ ý nhị, kín đáo của lớp lớp người Tày, Nùng bồi đắp qua bao thế hệ. Chúng tôi được trò chuyện cùng các nghệ nhân Nông Văn Huyên, Hoàng Văn Dương, Đàm Thị Rằn... ở xóm Tà Lạn (xã Hồng Đại, huyện Quảng Hòa), các nghệ nhân chia sẻ, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, đến nay hà lều vẫn là một làn điệu dân ca trữ tình được yêu thích của người Tày-Nùng ở Cao Bằng. Người ta hát hà lều vào lúc đi chợ phiên hay trai gái gặp nhau để tỏ tình, cũng có khi hát trong buổi cất nhà mới hoặc trong đám cưới, hát trong tiệc rượu. Âm điệu của hà lều da diết, quyến luyến đến nao lòng. Ai đã bước vào cuộc hát thì không thể dứt ra, ai đã ngồi nghe thì không thể rời đi. Người hát càng lâu càng ngọt giọng, người nghe càng lâu càng bùi tai. Dường như cả rừng núi, đất trời cũng say theo tiếng hát.

Cuộc hát Hà Lều của các nghệ nhân người Tày Cao Bằng
Cuộc hát hà lều của các nghệ nhân người Tày Cao Bằng

Trong ngày hội mùa xuân khi hát hà lều, bên nam bên nữ tự chọn chỗ thích hợp để đứng hát. Hai bên chọn chỗ đứng không được gần nhau quá mà cũng không xa nhau quá bởi đứng gần sẽ không nghe được độ vang ngân của giọng, còn đứng xa quá sẽ không bắt được nhịp hát của nhau. Nơi đứng hát lý tưởng nhất là dưới một bóng cây hay bên một tảng đá để cho bên kia khi thấy khi không. Trong lúc hát cũng có khi bên nam hay bên nữ cần chuyển bè, chuyển giọng mà bảo nhau để bên kia không nghe được tiếng. Bởi có những lúc đang lượn vui thì bất chợt người con gái lại chuyển sang lượn thách đố hoặc người con trai lượn tỏ tình thì người con gái lượn trêu rồi châm chọc.

Bà Đàm Thị Rằn hồi tưởng lại những ngày xưa cũ, cách đây hơn 40 năm, khi các ông bà vẫn còn đương sức trẻ, những chuyến đi chợ xa đều là những ngày hội hà lều. Trai gái mến nhau không cần cần đến hội đông người, chỉ lặng lẽ chờ ở ven đường, gặp người vừa ý thì buông câu hát gọi, ướm thử lòng bạn, bạn ưng sẽ hát đáp. Cứ như vậy, từng đôi, từng cặp hình thành hội hát, hát mê mải để thử lòng, thử tài đối phương. Qua câu hát hà lều, tâm tình, tâm tính con người đều bộc lộ ra. Nhiều cặp đôi ưng nhau, hợp ý nên vợ nên chồng từ các cuộc hát đối hà lều.

Buổi sinh hoạt thường kỳ của những người yêu thích hà lều
Buổi sinh hoạt thường kỳ của những người yêu thích hà lều

Đối với hà lều, mới nghe tưởng chừng đơn giản, nhưng hát để được nhiều người khen hay thì không dễ chút nào. Cái khó của hát hà lều chính là người có giọng hát đẹp, mê hồn nhưng cũng phải là người ứng tác giỏi. Chất liệu từ câu hát không chỉ lưu trong sách, trong lời truyền dạy mà còn được chắt lọc từ cuộc sống hàng ngày, từ chính hoàn cảnh cụ thể mà thi tài ứng đối. Đây chính là một nét đặc thù của hà lều so với nhiều làn điệu dân ca khác.

Một đặc điểm nữa, lượn hà lều thường sử dụng câu thơ song thất, âm tiết thứ năm của câu thứ hai được gieo vần vào âm tiết cuối của câu đầu. Chính cách gieo vần đó tạo nên đặc trưng của hà lều là hát song ca mà tạo hai bè cao thấp trong câu hát, song vẫn bảo đảm ăn nhập với nhau, hòa quyện, nhuần nhuyễn như cùng diễn tả cái tâm đắc từ nơi sâu thẳm của tâm hồn. Cái tinh túy, chắt lọc làm mê hồn người nghe của hà lều chính là lối nói tượng trưng, ví von bằng hình ảnh. Hà lều như sợi chỉ kết nối giữa thế hệ này qua thế hệ khác, là sợi tơ hồng se duyên, đồng thời cũng là mạch nguồn liên kết những tâm hồn đồng điệu, cùng đắm say điệu hát giao duyên.

Đến với Cao Bằng, về với những lễ hội xuân ngày nay, trong các phiên chợ xuân vùng cao biên giới, trai gái Tày - Nùng vẫn mang bên mình điệu hát hà lều để hòa mình vào điệu hát giao duyên. Dẫu chỉ trong ngày xuân thắm, nhưng với chất ngọt trong câu hát, hà lều vẫn mãi là làn điệu dân ca kết nối văn hóa người bản địa, gắn kết cộng đồng, để ai một lần đến với lễ hội xuân, được nghe một lần câu lượn hà lều, khi về lòng sẽ lưu luyến mãi không thôi. 


Tin cùng chuyên mục
Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng bên trong bảo tàng lớn nhất vùng cao nguyên đá Hà Giang

Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng bên trong bảo tàng lớn nhất vùng cao nguyên đá Hà Giang

Dù được đầu tư với kinh khoản kinh phí lớn, nhưng Bảo tàng Không gian văn hóa các dân tộc vùng cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) luôn trong tình trạng đìu hiu, vắng lặng. Nhiều hạng mục công trình đã có dấu hiệu xuống cấp, cửa đóng, then cài.
Tin nổi bật trang chủ
Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Du lịch - Nguyễn Thế Lượng - 3 giờ trước
Vẻ đẹp giao hòa giữa không gian sơn thủy hữu tình với dáng vẻ trầm mặc cổ kính của những ngôi đền giữa một vùng núi non hùng vĩ đã tạo nên một bức tranh sinh thái kỳ thú, thơ mộng. Đó là địa danh Suối Mỡ của tỉnh Bắc Giang.
Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Kinh tế - Phương Nghi - 4 giờ trước
Khi mùa mưa kết thúc, cũng là thời điểm người dân 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) tất bật chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng cho mùa nấu đường thốt nốt mới.
Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Gương sáng - Tào Đạt - Phan Hòa - 4 giờ trước
“Mệ chỉ mong khỏe mạnh để tiếp tục se hương bán cho khách, nối tiếp nghề cha ông; ngày ngày gặp gỡ nói chuyện với bọn trẻ, cuối tháng dư ra năm mười triệu đem vô viện tặng mấy cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo!”... Đó là tâm sự của mệ Tuyết, một người phụ nữ khắc khổ, nhưng giàu lòng nhân ái mà chúng tôi có dịp gặp gỡ trên hành trình tìm kiếm những sự tử tế trong cuộc sống bon chen.
Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 4 giờ trước
Đã nhiều lần về với Môn Sơn (Con Cuông) để ghé thăm nhà cụ Vi Văn Khang- một địa chỉ đỏ nơi miền Tây xứ Nghệ, thăm người Đan Lai ngủ ngồi trong vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát, thăm những bản làng người Thái hay lam hay làm bên dòng sông Giăng thơ mộng… Mỗi lần mỗi khác, nhưng cảm nhận về sự đổi thay, bứt phá nơi đây thì ngày càng đậm nét.
Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 4 giờ trước
Không còn phải vất vả đi chở từng can nước ở dưới khe, dưới mó cách xa nhà hàng cây số, các hộ đồng bào Lô Lô ở xóm Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) mừng vui đón nguồn nước từ công trình nước tập trung được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) ngay tại xóm.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Pháp luật - An Yên - 4 giờ trước
Dù đã hoạt động hàng chục năm, nhưng hàng chục xưởng chế biến khoáng sản tại huyện Quỳ Hợp vẫn chưa hoàn tất thủ tục thuê đất theo quy định. Nghịch lý này đã dẫn đến hệ quả làm thất thoát nguồn kinh phí thuê đất mà lẽ ra các chủ xưởng chế biến này phải nộp qua hàng năm.
Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Pháp luật - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai rất bức xúc khi mảnh đất thổ cư mà gia đình họ sinh sống bao đời nay, không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau thời gian dài cơ quan chức năng thu hồi để thực hiện dự án chuẩn hóa hồ sơ địa chính.
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 4 giờ trước
Quảng Bình bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) với một tâm thế chủ động, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Qua 3 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung, tiểu dự án thành phần, Dự án trong Chương trình MTQG 1719 đã đi sâu và tác động tích cực đến đời sống đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Để có cái nhìn tổng quát hơn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.
Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Từ một xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), giờ đây Đại Dực đã khoác trên mình chiếc áo mới. Đặc biệt, đồng bào DTTS nơi đây đã nắm bắt được những lợi thế sẵn có của địa phương, để 'bắt nhịp" thực hiện mô hình du lịch cộng đồng, nhờ đó cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc.
Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Như Tâm - 4 giờ trước
Thừa ủy quyền của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đảng uỷ, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng lãnh đạo huyện Giang Thành vừa tổ chức lễ trao nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở tại khu vực biên giới thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trước mùa mưa bão năm 2024.