Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Miền núi Quảng Trị thiếu nước sạch

Minh Thu - 06:08, 08/04/2024

Từ nhiều năm nay, hàng nghìn hộ dân ở một số xã miền núi thuộc các huyện Đakrông, Hướng Hóa, Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đang thiếu nước sạch trầm trọng. Thiếu nước sạch nên người dân phải lấy nước từ giếng khoan, nước từ sông suối chứa nhiều tạp chất để sử dụng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật...

Nước sạch vẫn là niềm mong mỏi với một bộ phận người dân miền núi tỉnh Quảng Trị.
Nước sạch vẫn là niềm mong mỏi với một bộ phận người dân miền núi tỉnh Quảng Trị.

Vùng sâu vùng xa thiếu nước trầm trọng

Theo báo cáo của UBND huyện Đakrông, toàn huyện hiện có khoảng 1.310 hộ dân chưa có nước hợp vệ sinh và khoảng 8.778 hộ chưa có nước sạch đáp ứng quy chuẩn để sử dụng. Với tỉ lệ 12,9%, số hộ dân nông thôn (trong đó đa phần là đồng bào DTTS) trên địa bàn huyện được sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung thấp hơn nhiều so với bình quân chung của tỉnh Quảng Trị.

Xã Mò Ó, huyện Đakrông, hiện mới có 142/542 hộ dân trên địa bàn xã được sử dụng nước sạch, còn hơn 68% dân số còn lại phải sử dụng nước từ các công trình giếng khoan, giếng đào, nước tự chảy. Nhiều hộ dân nơi đây lo ngại bởi bị nhiễm các bệnh về thận, gan, ung thư, da liễu, tiêu hóa do liên tục trong thời gian dài dùng nước chưa đạt chuẩn để sử dụng.

Như ở xã Mò Ó, huyện Đakrông, hiện mới có 142/542 hộ dân trên địa bàn xã được sử dụng nước sạch, còn hơn 68% dân số còn lại phải sử dụng nước từ các công trình giếng khoan, giếng đào, nước tự chảy. Nhiều hộ dân nơi đây lo ngại bởi bị nhiễm các bệnh về thận, gan, ung thư, da liễu, tiêu hóa do liên tục trong thời gian dài dùng nước chưa đạt chuẩn để sử dụng. Tuy biết nước tự chảy chưa hợp vệ sinh nhưng nhiều người dân nơi đây vẫn dùng để nấu nước uống, phục vụ sinh hoạt hằng ngày vì cũng không còn cách nào khác.

Bà Hồ Thị Móm, ở thôn Đồng Đờng, xã Mò Ó cho biết: “Từ lâu, gia đình tôi sử dụng nguồn nước tự chảy dẫn từ suối về rồi đưa vào bể lắng để sử dụng dần. Mùa khô thì thiếu nước, mùa mưa bão thì nước đục, nhiều khi đá, rác, cành cây làm tắc ống dẫn nước nên con tôi phải ngược lên đầu nguồn để sửa chữa mới dùng được. Tôi rất mong muốn các cấp quan tâm đầu tư hệ thống nước sạch cho người dân sử dụng”.

Còn tại huyện Hướng Hóa, nơi có 19 xã, 2 thị trấn với 149 khối, thôn, bản, trong đó có 14 xã thuộc khu vực III, 11 thôn đặc biệt khó khăn, hiện có 52 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung và công trình cấp nước nhỏ lẻ đảm nhận nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 12.187 hộ dân. Và trong tổng số 52 công trình cấp nước sinh hoạt có 29 công trình không hoạt động, 15 công trình hoạt động kém hiệu quả, chỉ có 8 công trình hoạt động tương đối bền vững.

Theo báo cáo của UBND huyện Hướng Hóa, trên địa bàn vẫn còn khoảng 4.250 hộ dân chưa có nước hợp vệ sinh, trong đó tập trung chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Người dân xã Thanh, huyện Hướng Hóa lo ngại nước giếng khoan chưa hợp vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe (Ảnh: N.B).
Người dân xã Thanh, huyện Hướng Hóa lo ngại nước giếng khoan chưa hợp vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe (Ảnh: N.B).

Điển hình như ở xã Thanh, nơi có 219 công trình giếng khoan phục vụ nước sinh hoạt cho 1.740 nhân khẩu sử dụng, được phân bố tại 6/6 thôn trên địa bàn xã. Tuy nhiên, nước giếng khoan không thể dùng cho ăn uống, vì nguồn nước bị nhiễm vôi nặng. Ngoài ra, còn có 639 hộ dân trong xã chưa có giếng khoan, đều sử dụng nước sông suối để sinh hoạt. Nguồn nước này phần lớn chưa qua xử lý, ẩn chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng, có nguy cơ cao gây hại cho sức khỏe.

Hay ở xã Lìa, huyện Hướng Hóa có hai công trình nước sạch tại các thôn Kỳ Tăng và A Xau, nhưng do đã xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều năm nên hiện nay đã bị xuống cấp và không còn hoạt động. Nguồn nước từ các khe suối trên địa bàn chỉ có thể lấy vào mùa mưa, mùa nắng thì nước cạn, đồng nghĩa với việc thiếu nước nghiêm trọng.

Mòn mỏi chờ nước sạch

Do thời gian dài phải dùng nguồn nước tự chảy, nước giếng khoan, giếng đào phục vụ sinh hoạt nên người dân ở các xã miền núi thuộc huyện Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh luôn khao khát được sử dụng nước sạch.

Anh Hồ Văn Thông, ở thôn Bản 10, xã Thanh, huyện Hướng Hóa cho biết: Thiếu nước sạch và lo ngại nước từ giếng khoan, giếng đào, sông suối nhiễm vôi, phèn, tạp chất, thuốc trừ sâu nên nhiều gia đình trong thôn sử dụng nước mưa hoặc mua nước đóng bình để nấu ăn, uống hằng ngày.

“Mua nước đóng bình tốn thêm chi phí những cũng không chắc có đảm bảo chất lượng nước. Vì vậy, chúng tôi rất mong các cấp quan tâm đầu tư hệ thống nước sạch để người dân yên tâm sử dụng, phục vụ sinh hoạt và đời sống”, anh Thông bày tỏ.

Trẻ em ở thị trấn Krông Klang giúp ba mẹ lấy nước ở con suối trên địa bàn để về nhà sử dụng (Ảnh: T.L).
Trẻ em ở thị trấn Krông Klang giúp ba mẹ lấy nước ở con suối trên địa bàn để về nhà sử dụng (Ảnh: T.L).

Trước thực trạng thiếu nước sạch cho người dân sử dụng, chính quyền các huyện Đakrông, Hướng Hóa, Vĩnh Linh đã kiến nghị các cấp, HĐND tỉnh Quảng Trị sớm khảo sát, đánh giá lại hiện trạng các công trình nước sinh hoạt, hỗ trợ kinh phí cho địa phương để sửa chữa, hoặc đầu tư xây dựng mới nhằm giúp người dân có đủ nguồn nước sạch để sinh hoạt.

Đồng thời, tăng cường hỗ trợ tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng nước sinh hoạt tiết kiệm, hiệu quả, nhất là người dân vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào DTTS. Để phát huy hiệu quả các công trình cấp nước tập trung tại cộng đồng thì cần chuyển đổi các mô hình hoạt động thông qua việc xác lập đánh giá mức độ hiệu quả của các loại công trình. Mặt khác, cần xem xét tìm nguồn đầu tư xây dựng các giếng khoan, hệ thống cung cấp nước sạch, có hệ thống bể lọc hoặc hệ thống xử lý nước (nếu cần) tại các khu dân cư theo hình thức xã hội hóa.

Có thể nói, dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cộng với sự xuống cấp của các công trình, nhiều địa phương miền núi trong tỉnh Quảng Trị đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nhất vào mùa nắng nóng. Hiện, các địa phương vẫn chưa có giải pháp xử lý hiệu quả. Thực trạng nan giải của việc thiếu nước sinh hoạt đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân, nhất là người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.




Tin cùng chuyên mục
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Xã hội - Thảo Linh - 22 phút trước
Ngày ấy, Đưng K’Nớ là một vùng đất lọt thỏm giữa những cánh rừng nguyên sinh của dãy Bidoup – Núi Bà. Cuộc sống giữa chốn rừng già, tự cung tự cấp, bà con người Cơ Ho chỉ nghĩ đến kiếm cái ăn, cái mặc qua ngày cũng đã khó… nhưng nay, Đưng K’Nớ đã thay da đổi thịt, cuộc sống no ấm đang về trên vùng đất này.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 3 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 3 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 3 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Huổi Min ngày mới

Huổi Min ngày mới

Xã hội - Hoàng Quý - 4 giờ trước
Huổi Min là bản vùng cao duy nhất của phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điên Biên với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Người dân nơi đây đã cùng chính quyền địa phương vượt bao gian khó, quyết tâm để Huổi Min dần chuyển mình.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 10 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 14 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.