Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mô hình chăn nuôi lợn bản địa của các Hợp tác xã ở Hòa Bình đang phát huy hiệu quả

Hà Việt Lâm - 07:03, 25/11/2023

Trong những năm gần đây, nhiều hợp tác xã và hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã chọn hướng chăn nuôi lợn bản địa quy mô hàng hóa để phát triển kinh tế. Các cấp ủy Đảng, chính quyền tạo điều kiện cho người chăn nuôi nhân giống, thành lập các chuỗi sản xuất nâng tầm thương hiệu lợn bản địa Hòa Bình.

Nuôi lợn bản địa là hướng kinh tế của các thành viên Hợp tác xã đa ngành nghề Tâm Cương, huyện Đà Bắc.
Nuôi lợn bản địa là hướng phát triển kinh tế của các thành viên Hợp tác xã đa ngành nghề Tâm Cương, huyện Đà Bắc.

Một trong những đơn vị đi đầu trong phát triển chăn nuôi lợn bản địa ở huyện Đà Bắc là Hợp tác xã đa ngành nghề Tâm Cương. Được thành lập từ tháng 8/2022, Hợp tác xã đã chọn hướng chăn nuôi và cung ứng sản phẩm thịt lợn bản địa Tân Minh. Đặt mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu, nên ngay sau khi thành lập, Hợp tác xã đã lựa chọn và phát triển giống lợn. Đặc điểm giống lợn này chân nhỏ, mõm nhỏ, thịt thơm, bụng thon, ít mỡ. Chúng thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt, khỏe mạnh, ít bệnh tật. Giống lợn này là giống lợn truyền thống đã có từ xa xưa ở Đà Bắc, là niềm tự hào của nông người Đà Bắc.

Để tìm được giống lợn thuần chủng, Hợp tác xã lựa chọn những hộ dân chăn nuôi truyền thống từ nhiều năm nay rồi tuyển lựa giống lợn. Qua thời gian dài đã tìm được những con lợn nái thuần chủng để chuyển về cho các hộ thành viên nuôi để nhân giống. Chị Hà Thị Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã đa ngành nghề Tâm Cương cho biết: Từ trước khi thành lập Hợp tác xã, gia đình tôi đã cung ứng sản phẩm thịt bản địa ở Đà Bắc đến nhiều thị trường lớn. Họ rất thích giống lợn bản địa ở Đà Bắc do chủ yếu là nuôi thả vườn, đồi nên chất lượng thịt rất ngon. Sau khi thành lập Hợp tác xã định hướng phát triển chăn nuôi lợn bản địa theo chuỗi cung ứng cho người tiêu dùng từ chuồng trại đến bàn ăn. Để nhân giống rộng rãi hơn, Hợp tác xã đã vận động những gia đình có giống bản địa cho các gia đình thành viên hoặc người liên kết mượn giống, nuôi rẽ. Khi lợn sinh sản thì sẽ tạo điều kiện cho các hộ khác gây giống. Đến nay, đàn lợn đen bản địa của Hợp tác xã đa ngành nghề Tâm Cương đã đạt khoảng 2.000 con với 53 hộ chăn nuôi…

Bà Xa Thị Sinh ở xóm Tràm (xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc) chọn giống lợn bản địa và cách nuôi truyền thống nên sản phẩm bán ra thị trường rất dễ dàng.
Bà Xa Thị Sinh ở xóm Tràm (xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc) chọn giống lợn bản địa và cách nuôi truyền thống nên sản phẩm bán ra thị trường rất dễ dàng.

Cùng với chọn giống lợn đen bản địa thuần chủng, các thành viên, hộ liên kết sử dụng hình thức chăn nuôi truyền thống bằng cách nấu cám gạo, ngô với cây chuối và tận dụng nguyên phụ phẩm gia đình. Với cách nuôi như vậy sẽ tạo chất lượng thịt thơm ngon, khách hàng ưa chuộng. Cũng từ hình thức chăn nuôi truyền thống giống lợn thuần chủng, đến nay sản phẩm thịt lợn đen bản địa Tân Minh của Hợp tác xã ngày càng có nhiều khách hàng lựa chọn. Sản phẩm đã có mặt ở các thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hòa Bình… Sản phẩm chất lượng cao, giá thành cao, tiêu thụ mạnh, người chăn nuôi lợn bản địa ở Đà Bắc không lo đầu ra.

 Bà Xa Thị Sinh ở xóm Tràm xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc cho biết: Trước đây, gia đình tôi nuôi lợn chủ yếu là tận dụng rau cỏ ở nhà và tranh thủ lúc nông nhàn. Sau khi được Hợp tác xã cho mượn giống, nhà tôi đã gây giống đàn lên hơn 10 con. Nuôi giống này lợn dễ bán và giá thành cao. Ngoài thời gian ở nhà trông cháu, tôi chăm đàn lợn, khi cần lúc nào cũng có thể bán được.

Ông Hà Văn Vững ở xóm Tràm, xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc là một hộ chăn nuôi truyền thống từ nhiều năm nay cho biết: Trước đây, tôi nuôi nhỏ lẻ chỉ vài con để dùng trong gia đình. So với giống lợn khác thì giống lợn này chậm lớn. Nhưng bù lại chi phí nuôi thấp, giá thành cao và ổn định. Tính về kinh tế thì nuôi lợn ở vùng cao hiệu quả hơn các vật nuôi khác nên gia đình tôi mở rộng thêm quy mô. Với diện tích khoảng 3ha, nhà tôi làm rào thả đồi hơn 70 con. Đến bữa gọi lợn về ăn, đầu tư chuồng trại đơn giản không phải chăm sóc nhiều. Chỉ cần 1 người có thể nuôi được 70 con lợn mà còn làm thêm được việc khác. Tôi dự tính tiếp tục nhân đàn lợn của mình khoảng 200 con. Đây là một hướng đi phù hợp với bà con vùng cao Đà Bắc.

Tin cùng chuyên mục
Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Theo UBND huyện Hoài Ân (Bình Định), Ngày hội Nông sản lần thứ II sẽ diễn ra trong 3 ngày (16 - 18/5). Đây được đánh giá là ngày hội nông sản quy mô lớn nhất tỉnh Bình Định, quy tụ 105 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương và một số huyện lân cận.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 9 giờ trước
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 9 giờ trước
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 9 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 9 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 9 giờ trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1255/QĐ-BVHTTDL về tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một tại Yên Bái, Vĩnh Phúc và Trà Vinh.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 9 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 10 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 10 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).