Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mời Then xuống trần chơi hội cây nêu

Tấn Vịnh - 17:01, 18/02/2024

Trong đời sống tâm linh, người Thái đen ở Lai Châu luôn tin vào sự tồn tại của mường Then (mường Trời), nơi có Then và các vị thần cai quản đất, trời, mưa, nắng. Mỗi khi gặp bế tắc trong cuộc sống, dân bản thường tìm đến thầy mo Then, chỉ có ông mới có thể cầu xin Then giúp đỡ cho họ. Trong các nghi lễ liên quan đến mo Then, lễ hội Then Kin pang (tiếng Thái, có nghĩa là Then xuống trần chơi hội cây nêu) là lễ hội lớn nhất, thể hiện rõ nhất bản sắc văn hóa của người Thái.

Một nghi lễ trong lễ hội Then Kin Pang
Một nghi lễ trong lễ hội Then Kin Pang

Ngày thầy mo Then làm lễ, các “con nuôi” của Then từ khắp các bản gần mường xa đều đến, mỗi người mang theo một lễ vật để phụ giúp thầy cúng. Các “con nuôi” là những người từng được thầy mo làm lễ cứu giúp, lễ thành công, họ xin được làm “con nuôi” của Then để được Then che chở, không còn bị ốm đau nữa. Thầy mo và dân làng tổ chức lễ Then Kin Pang để dâng cúng cho các vua quan mường Trời, xin các ngài ban cho sức khỏe, may mắn.

Thầy mo chuẩn bị các lễ vật cúng mời Then xuống trần chơi hội cây nêu
Thầy mo chuẩn bị các lễ vật cúng mời Then xuống trần chơi hội cây nêu

Để có một ngày hội tưng bừng làm vui lòng Then, người Thái dựng một cây nêu và trang trí đẹp mắt bằng những đồ vật mà Then và các thần yêu thích. Cây nêu được làm từ 1 cây chuối rừng và 2 cây cau rừng ghép lại. Trên đó có: hoa chuối là món yêu thích dành cho linh hồn của các loài thú rừng cùng đến hưởng lộc; hoa tươi và hoa bằng chỉ màu tượng trưng cho núi rừng, bản mường tươi đẹp; những con côn trùng bằng giấy tượng trưng cho cuộc sống no đủ, muôn loài đều có ăn; hai quả trứng nhuộm là đồ chơi yêu thích của thần mưa, thần nắng; các dải vải màu là đạo cụ để đội múa trình diễn phục vụ Then và các vị thần.

 Các cô gái Thái biểu diễn điệu múa khăn quanh cây nêu để mừng đón Then
Các cô gái Thái biểu diễn điệu múa khăn quanh cây nêu để mừng đón Then

Sau các nghi lễ thiêng liêng, mọi người cùng tập trung xung quanh cây nêu, múa các điệu múa truyền thống của dân tộc. Với người Thái, phục vụ vua quan mường Trời cũng như phục vụ các quan mường thuở xưa, sau tiệc tùng thì phải được xem múa hát. Mở đầu, các con nuôi biểu diễn điệu múa khăn. Đoàn người bước đi uyển chuyển trong nhịp trống chiêng, tay cầm khăn đưa lên đưa xuống, đưa sang hai bên nhịp nhàng.

Từ thuở xưa, các đội múa phục vụ nhà vua thường múa điệu này trong các dịp trọng đại của bản mường. Theo đồng bào, vua quan bản mường khi mất đi sẽ hóa thân về mường Trời, trở thành các thần cai quản trần gian, nhưng vẫn thích xem điệu múa khăn của các cô gái Thái. Điệu múa khăn càng vui, càng tưng bừng thì các Ngài càng vui lòng và ban cho dân bản những điều tốt đẹp nhất.

Cô gái Thái đang trang trí, làm đẹp cho cây bông
Cô gái Thái đang trang trí, làm đẹp cho cây bông

Múa tăng bẳng là điệu múa dành tặng riêng cho thần mưa, thần sấm chớp. Các “con nuôi” mỗi người một ống tre, cùng nhau nện ống tre xuống sàn gỗ tạo âm thanh vang vọng giữa đại ngàn. Âm thanh phát ra từ ống tre được người Thái coi là tiếng sấm, mang ước vọng tới thần sấm chớp và thần mưa ban mưa về tưới mát nhân gian, cho cây cối tốt tươi, nhà nhà no đủ. Điệu múa tăng bẳng là kết quả của sự sáng tạo nghệ thuật từ hoạt động lao động sản xuất của người Thái; là dấu tích văn hóa khẳng định, tập quán sản xuất nông nghiệp lúa nước đã có từ lâu trong cộng đồng người Thái.

Sau một buổi vui hội múa hát tưng bừng, đến lúc các vua quan phải trở về mường Trời. Các “con nuôi” múa điệu “khảm nặm ta khái” (tức “vượt thác lên mường Trời”), động tác múa mô phỏng hành động chèo thuyền vượt thác. Người Thái quan niệm, đường lên mường Trời phải đi qua một ngọn thác rất cao. Đoàn vua quan hàng ngàn người được các con nuôi chèo thuyền đưa về và thầy cúng là người hát lời tiễn biệt.

Lễ Then Kin pang là dịp để bà con dân tộc Thái đen vui chơi, trình diễn các trò chơi và điệu múa dân gian đặc sắc. Lễ hội cũng là một cuộc trưng bày các tác phẩm mỹ thuật có giá trị nghệ thuật như trang trí cây nêu, cây bông, khoe diễn sắc màu thổ cẩm”.

Tin cùng chuyên mục
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Tin nổi bật trang chủ
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 1 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Công ty Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 1 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 1 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.