Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Mùa “đi xuôi” chơi chợ

PV - 16:38, 03/02/2023

Khi hạt thóc đã về kho, những cánh chim Cơ Tia, C’rao sải cánh giữa đại ngàn, hoa Pơ lang thắp lửa giữa nền trời xanh thẳm... mùa lữ hành đã đến. Già trẻ, gái trai ở các buôn làng Tây Nguyên hẹn hò “đi xuôi” chơi chợ. Họ thích thú rảo theo những cung đường mòn song song các dãy núi, gùi trên lưng và xà gạc cầm tay, du hành về phía biển, mang sản vật của miền Thượng đổi lấy vị mặn của biển khơi. Và, trên những cung đường “hạt muối năm xưa” ấy, đã nảy nở những thâm tình.

Trên cung đường “hạt muối năm xưa”
Trên cung đường “hạt muối năm xưa”

Mang âm hưởng bản Tình ca Tây Nguyên, tôi lang thang lần theo tích cũ trên cung đường huyền thoại Nam Tây Nguyên, để nghe chuyện về “hạt muối năm xưa...”.

Sáng. Cung đường nối thành phố hoa Đà Lạt và phố biển Nha Trang nắng vàng tơ. Phía chân Bidoup, buôn Đưng K’si, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng yên bình đến lạ. Bên hiên nhà vừa mới cất chưa lâu, già Bon Tô Sa Nga phà khói thuốc vào thinh không, nhìn về phía núi. Có lẽ, ông đang du ngoạn qua “miền mơ tưởng”! - Chuyện con đường muối à? Dài lắm..., ông mở lời. Ở vùng đất này có hai tuyến đường xưa cha ông thường “lòt drà” (đi chợ), khi mùa màng thu hoạch xong. “Nói là “lòt drà”, nhưng ngày xưa miền Thượng làm gì có chợ. Muốn đổi chác, mua sắm phải xuống tận miền biển Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa mới có họp chợ và hạt muối cũng theo cái gùi bà con về với buôn làng”, già Sa Nga thổ lộ.

Chuyện hạt muối trong ký ức của già làng Cơ Ho, Mạ, Chu Ru... trên miền đất Tây Nguyên huyền ảo, hẳn chưa thể lạt phai về con đường “đủ bàn chân đi” cắt ngang những cánh rừng, để người miền Thượng gùi sản vật xuống miền biển đổi chác, cõng về những hạt muối trong sự chờ đợi của bà con buôn làng. Qua bao chu kỳ hành trình “cõng” hạt muối, đã có những mối tình “gừng cay, muối mặn” nảy nở, kết trái đến tận bây giờ. Già Sa Nga bảo, ngày chưa về nhà vợ (theo tục bắt chồng của người Cơ Ho), hàng đêm, bên bếp lửa hồng, cha ông, cụ Pi Năng Noa, thường kể cho các con nghe về buôn làng Raglay, nơi neo đậu tuổi thơ trước khi theo bà Bon Tô KBắc lên xứ này. Giờ ông bà đã về với rừng Yàng, nhưng Sa Nga, Sa Lốt... vẫn nhớ câu chuyện tình của cha mẹ mình trên hành trình “cõng” hạt muối lên miền Thượng. “Ngày đó, mẹ mình trong đoàn người buôn làng Cơ Ho “đi xuôi”, gùi sản vật của rừng xuống miền biển đổi muối. Đi hàng tuần mới về. Qua những chuyến đi, họ đã phải lòng nhau. Ông cũng theo hạt muối lên ở xứ này”, Sa Nga kể.

Cũng như bao người con trên miền đất bazan Tây Nguyên hùng vĩ, xưa, người Cơ Ho, Mạ, Chu Ru... trên cao nguyên Lang Biang, cao nguyên Di Linh đã trải qua những tháng ngày rất dài đốt cỏ tranh lấy tro làm vị mặn trong các bữa ăn. Và hôm nay, họ vẫn nhớ như in những câu chuyện trên hành trình thung thăng về phía biển.

Nắng lên. Đỉnh Bidoup bồng bềnh mây trắng, như mái tóc buông xõa của bà Cil Kvơr giữa cung đường làng. Đã qua hơn 70 mùa rẫy, nhưng đôi chân người đàn bà một thời băng rừng trên “cung đường muối” vẫn còn khỏe khoắn. Bà nói: “Hạt muối ngày xưa với người Tây Nguyên quý lắm. Bởi thế nên bất chấp hiểm nguy, thú dữ, luồn rừng mấy tuần liền mới có vài ống muối mang về. Nhưng, những chuyến phiêu lưu như thế vui lắm. Đó còn là dịp hẹn hò, gặp gỡ. Có khi việc mua bán, đổi chác không quan trọng bằng việc trao đổi tình nghĩa với nhau, cho nên “lòt drà” cũng coi như là “đi chơi chợ” vậy. Nhờ những chuyến “lòt drà” mà mình “bắt” được chồng”.

Xưa, người miền Thượng thường đi “chơi chợ” như vậy vào mùa khô hàng năm. Mỗi lần “lòt drà” họ đi khá đông, khung cảnh như mùa hội, có khi cả tháng mới về và chỉ về cho kịp lúc những chồi non đội đất chui lên, mùa rẫy đã tới. Và chuyện “hạt muối năm xưa từng trông chờ đỏ mắt...” trong Tình ca Tây Nguyên đã có thể truy nguyên!

Ở vùng Đạ Chais, Đạ Nhim phía chân Bidoup có hai “cung đường muối” vẫn còn dấu tích. Xuôi theo dòng Đạ Mưng về Ninh Thuận và theo triền Hòn Giao, vượt suối Máu về Khánh Hòa. Hôm ấy, khi hoàng hôn vừa buông giữa rừng già, chỉ còn nhịp điệu của thiên nhiên, bà Cil Kvơr thông báo với bà con buôn làng trong đoàn người lữ hành về phía biển, rằng cái bụng bà đã thương ông Ha Lai. “Đơn giản à, hai người trao nhau chiếc vòng trước sự chứng kiến của bà con buôn làng là thành chồng vợ”, già Sa Nga kể. Cũng trong những chuyến phiêu lưu miền xuôi đó, bà KGlang ở buôn Đưng K’si này đã “bắt” được ông Ca Tơr Tự, người con đồng bào Raglay về với buôn làng  Cơ Ho.

Đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên diễn giải những loài cây trên cung đường băng rừng Đạ Chais về Khánh Hòa
Đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên diễn giải những loài cây trên cung đường băng rừng Đạ Chais về Khánh Hòa

Thông thường, người Tây Nguyên lấy nhau trong tộc người của mình. Những cuộc hôn nhân với “người ngoài” rất hiếm, tuân theo sự gần gũi nhau vốn có giữa tộc người này và tộc người kia. Và cung đường tìm vị mặn mòi xứ biển đã tạo nên sự gắn kết. Trong không gian buôn làng Đưng K’si, chúng tôi đã nghe được rất nhiều ngữ hệ.

Nam Tây Nguyên trời xanh lồng lộng. Lau lách dưới bóng đại ngàn, trong bản tiêu dao của chim rừng. Theo bước chân chàng trai miền sơn cước K’Vâng, người dẫn đường chuyên nghiệp trên những cung đường rừng nối miền Thượng và miền biển, anh bảo: “Cung đường này khoảng 30 cây số. Những người già trong các buôn làng Cơ Ho nơi đây nói chắc nịch, đây là “con đường muối năm xưa”. Giờ là cung đường trải nghiệm quyến rũ. Có lẽ, không khí trekking cũng giống cha ông mình ngày xưa qua những câu chuyện kể. “Con đường muối” chỉ là tên gọi mơ hồ, thể hiện sự giao thương miền Thượng - miền xuôi, cái cốt là thú về rừng, đi làng người, ngao du như lữ khách. Và những cuộc du hành như thế đã tạo sự gần gũi giữa các tộc người”.

Bình minh khác biệt giữa rừng. Nắng len lén trườn qua kẽ lá, rót xuống từng sợi lung linh giữa làn sương mờ tỏ. Chim C’rao đã cất tiếng gọi bầy và hành trình “theo dấu cha ông” vẫn tiếp tục... K’Vâng bảo, nhiều già làng Nam Tây Nguyên kể rằng: Xưa, lúc khởi hành, ngoài những món hàng để đổi chác, đoàn người “đi xuôi” chỉ đem theo gạo và ít muối, đó là hai món cần thiết. Còn các thức ăn khác thì rừng núi, suối ao sẽ cho thừa thãi. Và cung đường “hạt muối năm xưa” đã kết giao thâm tình những tộc người không cùng ngữ hệ.

Ðêm, về với buôn làng người Chu Ru ở R’Lơm, Đơn Dương, Lâm Đồng. Già làng Ya Loan đang khơi hồng bếp lửa. “Đi chợ, người Cơ Ho nói là “lòt drà”, còn người Chu Ru mình gọi là “nau drà”. Trẩy phiên chợ xa đổi muối có lẽ là cái cớ. Đó là mùa đi, mùa lữ hành, mùa “đi làng người”, như cái thú của người Tây Nguyên vậy”, già Ya Loan nói. Song, trong sự phóng túng ấy của cư dân đại ngàn cũng có quy ước, dù đoàn người có đông đến mấy, họ vẫn đi theo hàng một; có lẽ, bề ngang con đường không cho phép lối đi nào khác được. Một người trẻ đi trước, đàn bà đi giữa, già làng đi sau. Khi sắp đến làng người, lại thay đổi vị trí, già làng lên trước để là người đầu tiên bước vào làng.

Theo một số tài liệu, cùng những “cung đường muối” phía cao nguyên Lang Biang, xuôi cao nguyên Di Linh là đường mòn Phan Rí (Gun Phô rí), đường mà A.Yersin đã có dịp thám hiểm vào năm 1890 và đường mòn Phan Thiết (Gun Bơ Jai), về sau trở thành trục lộ Ma Lâm - Di Linh. “Các chuyến du hành như vậy rất sảng khoái, đồng bào mình được sống với thiên nhiên, hòa vào rừng và cũng là dịp kết giao, tìm hiểu nhau. Từ ngày lên đường đến khi ai về nhà nấy, đã có nhiều đôi “muối mặn, gừng cay”, nên duyên vợ chồng”, già Ya Loan thổ lộ.

Bình minh đã dát bạc bầu trời, sương bảng lảng trên những ngọn núi. Ngày mới bắt đầu. Bếp lửa già làng vẫn đủ ủ ấm chén trà đêm qua, chợt nhớ chuyện “lòt drà” trong “Miền đất huyền ảo” của Dam Bo (tức Jacques Dournes, Nhà dân tộc học người Pháp): “Họ đi theo những con đường truyền thống xuyên qua vùng Tây Nguyên từ Tây Bắc xuống Đông Nam, vượt qua núi, men theo các đỉnh, đổ xuống đồng bằng và cuối cùng đến Phan Thiết, hoặc Phan Rang, Nha Trang... Các cuộc du hành có khi kéo đến nhiều tuần, vì mang nặng, ấy là những dịp vui thú, mà những người Tây Nguyên ngày nay kể lại một cách thích thú”.

Qua bao hành trình đổi chác sản vật, người miền Thượng, miền biển tự nhiên hình thành sự kết nối cộng đồng. Họ sẻ chia, trao nhau những thứ mình thiếu, mình cần mà không làm ra được. Và, trên những cung đường “hạt muối năm xưa” đã kết giao thâm tình những tộc người không cùng ngữ hệ. Đôi khi, chỉ trong một ngôi nhà sàn, ta có thể nghe cả tiếng Mạ,  Cơ Ho... lẫn tiếng Raglay.

Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Media - BDT - 16 giờ trước
Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Tin trong ngày - 16/5/2024

Tin trong ngày - 16/5/2024

Media - BDT - 16 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp qua Zalo. Xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại vùng đồng bào DTTS. Người dân đổ xô đi uống ''nước thần chữa bách bệnh''. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 23:37, 16/05/2024
Chiều 16/5, huyện Sa Thầy (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024. Đây là huyện được Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh chọn là Đại hội điểm.
Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Sức khỏe - Như Ý - 23:35, 16/05/2024
Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Bệnh sán lá gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.
Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Pháp luật - Minh Nhật - 23:32, 16/05/2024
Công an huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đã bắt giữ nhiều ổ nhóm sử dụng, mua bán ma túy tại các địa bàn có khu công nghiệp, dự án tập trung đông người lao động ngoại tỉnh, trong đó, bắt 2 đối tượng là chủ thầu và quản lý công trình xây dựng có hành vi chia nhỏ ma túy Heroin để trả công cho công nhân.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Tin tức - Nguyệt Anh - 23:30, 16/05/2024
Tối 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề "Rạng ngời sắc sen".
Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Thời sự - PV - 23:28, 16/05/2024
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - BĐT - 23:22, 16/05/2024
Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 23:20, 16/05/2024
Ngày 16/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc Hội nghị lần thứ chín. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Thời sự - PV - 19:08, 16/05/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.