Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ngắm sắc màu trang phục truyền thống 49 dân tộc ở Đắk Lắk

Lê Hường - 19:43, 10/03/2023

Chào mừng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, Bảo tàng Đắk Lắk trưng bày chuyên đề “Trang phục truyền thống các dân tộc ở Đắk Lắk” với 45 hình ảnh, 130 hiện vật được chia thành 8 chủ đề, tương ứng với 8 nhóm ngôn ngữ và 1 bài viết giới thiệu chung về trang phục các dân tộc ở Đắk Lắk.

Hướng dẫn viên của Bảo tàng Đắk Lắk thuyết minh cho du khách
Hướng dẫn viên của Bảo tàng Đắk Lắk thuyết minh cho du khách

Chuyên đề nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh các giá trị trang phục và văn hóa truyền thống các dân tộc đang sinh sống ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Việt Nam nói chung. Đồng thời, khơi dậy lòng tự hào về di sản văn hóa dân tộc, đặc biệt là với thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống..

Nằm ở trung tâm của vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk là nơi hội tụ của 49 dân tộc đến từ khắp mọi miền Tổ quốc. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng đã tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu trong sự thống nhất. Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục truyền thống của các dân tộc là dấu hiệu nhận diện tộc người, là di sản văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, chứa đựng giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử, tồn tại và phát triển qua quá trình lao động, sáng tạo. Cùng với y phục truyền thống còn có những bộ trang sức rất độc đáo, góp phần làm phong phú, tôn lên vẻ đẹp của trang phục dân tộc.

Sắc màu trang phục của nhiều dân dân tộc hội tụ
Sắc màu trang phục của nhiều dân dân tộc hội tụ

Trang phục truyền thống của mỗi dân tộc có đặc trưng riêng. Trang phục của nhóm ngôn ngữ Nam Đảo như: dân tộc Ê Đê, Gia Rai, Chăm, Chu Ru, Raglay sống ở Đắk Lắk thường đơn giản, ít phong phú về kiểu loại, màu sắc và hoa văn. Trang phục của dân tộc La Chí, La Ha, Cờ Lao thì màu sắc chủ đạo là đen hoặc xanh. Trang phục của nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer cơ bản thống nhất trong cách cắt may và tạo dáng, nhưng mỗi dân tộc có cách trang trí khác nhau như dân tộc M’nông thường trang trí hoa văn dải ô chéo, móc câu, hoa văn hình người... trên mặt áo, váy, khố, tầm mền..., màu sắc cơ bản gồm đen, đỏ, vàng, tím, trắng, xanh, còn trang phục của người Khmer khá cầu kỳ với nhiều gam màu sặc sỡ, hoa văn trang trí tinh xảo và được đính bằng những hạt cườm...

Nhiều du khách đến tham quan không gian trưng bày trang phục truyền thống các dân tộc ở Đắk Lắk
Nhiều du khách đến tham quan không gian trưng bày trang phục truyền thống các dân tộc ở Đắk Lắk

Hào hứng tham quan không gian trưng bày, giới thiệu trang phục truyền thống các dân tộc ở Đắk Lắk, anh Nguyễn Trung Nguyên (20 tuổi) ở TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: Đây là lần đầu tiên tôi đến Đắk Lắk, tôi đã có 2 ngày đi tham quan một số điểm du lịch khám phá thiên nhiên, con người nơi đây. Đến thăm Bảo tàng Đắk Lắk, tôi hiểu thêm rất nhiều về văn hóa các dân tộc. Tôi thật sự không ngờ rằng ở một tỉnh mà có đến 49 dân tộc cùng sinh sống. Ngắm nhìn những bộ trang phục truyền thống của các dân tộc, tôi có cảm giác địa phương này như “một Việt Nam thu nhỏ”, hội tụ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc, phong phú.

Dưới đây là một số hình ảnh trang phục truyền thống của dân tộc, nhóm ngôn ngữ tương ứng 8 chủ đề của chuyên đề

Trang phục của dân tộc Khmer
Trang phục của dân tộc Khmer
Trang phục của các dân tộc Gié Triêng, Xơ Đăng, Mạ
Trang phục của các dân tộc Gié Triêng, Xơ Đăng, Mạ
Trang phục của các dân tộc Tà Ôi, Bru - Vân Kiều, Xtiêng
Trang phục của các dân tộc Tà Ôi, Bru - Vân Kiều, Xtiêng
Trang phục của các dân tộc Chơ Ro, Brâu
Trang phục của các dân tộc Chơ Ro, Brâu
Không gian trưng bày trang phục nhóm ngôn ngữ Nam Đảo, chủ đạo là nghi lễ của dân tộc Ê Đê trước sân nhà dài
Không gian trưng bày trang phục các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo, chủ đạo là nghi lễ của dân tộc Ê Đê trước sân nhà dài
Tái hiện chợ phiên của nhóm ngôn ngữ H’Mông-Dao và nhóm ngôn ngữ Tày - Thái
Tái hiện chợ phiên của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao và nhóm ngôn ngữ Tày - Thái
Trang phục của nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến
Trang phục các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến
Trang phục nhóm ngôn ngữ Kadai và Việt-Mường
Trang phục các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Kadai và Việt - Mường
Du khách ngắm nhìn trang phục nhóm ngôn ngữ Hán
Du khách ngắm nhìn trang phục các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hán

Tin nổi bật trang chủ
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 1 giờ trước
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 4 giờ trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 4 giờ trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 5 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 5 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 7 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 7 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 8 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 9 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.