Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ngân hàng Chính sách xã hội: 21 năm hành trình gieo niềm tin và khát vọng

Việt Hải - Thùy Trang - Trần Việt - 14:36, 04/10/2023

Với sự đồng hành của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) 21 năm qua nhiều người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã thay đổi tư duy làm ăn kinh tế, từ đó thoát nghèo, làm giầu chính đáng. Khát vọng của người nghèo giờ không chỉ là ăn đủ no, mặc đủ ấm mà là một cuộc sống hạnh phúc xây dựng trên nền tảng sinh kế bền vững, hòa mình cùng công cuộc xây dựng nông thôn mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây cũng chính là thành quả, nhưng cũng lại là thách thức của NHCSXH trong chặng đường tiếp theo.

Gieo nguồn vốn, gặt tương lai

Xã Tả Ngài Chồ của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai là một trong 74 huyện nghèo của cả nước, đời sống của bà con đồng bào Mông vẫn còn muôn vàn khó khăn. Tính đến cuối năm 2022, Tả Ngài Chồ có tới 68% hộ nghèo, 20% hộ cận nghèo, thu nhập bình quân đầu người chỉ 19 triệu đồng/năm. 

Mặc dù còn nhiều khó khăn, song nhìn về tương lai, Chủ tịch UBND xã Sùng Seo Sà vẫn rất lạc quan với mục tiêu sẽ phấn đấu giảm 10% hộ nghèo/năm. “100% người dân trong xã là đồng bào Mông. Trước đây bà còn chăm chỉ nhưng vẫn nghèo khó, chưa có kinh nghiệm kỹ thuật, chưa có vốn, giao thông đi lại khó khăn nên kinh tế chậm phát triển. Nhưng nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ bà con kỹ thuật canh tác, cây giống, phân bón, lại được Ngân hàng CSXH cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đã giúp cho bà con trong xã phát triển kinh tế, thoát nghèo nhanh hơn”, ông Sùng Seo Sà chia sẻ.

Hay như gia đình bà Chấu Thị Sáo, sinh năm 1965 ở thôn Tàng Chư Pến, xã Tả Ngài Chồ. Những năm trước, vợ chồng bà và 5 đứa con còn nhỏ chỉ trông chờ vào ruộng ngô, cây lúa, nên mỗi năm có tới 3 - 4 tháng đều bị đói giáp hạt, phải trông chờ vào sự hỗ trợ lương thực của Nhà nước. Nghèo khó cứ thế mà vây khốn nhiều năm, đến cả ngôi nhà bà đang ở nếu không có Ngân hàng CSXH hỗ trợ cho vay vốn làm nhà thì cũng khó có căn nhà chắc chắn che mưa, chắn gió những năm qua.

Với mong muốn và khát vọng vươn lên thoát nghèo, làm giàu ngay trên chính quê hương mình, bà Sáo đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng của Ngân hàng CSXH để đầu tư mua máy cày bừa phát triển ruộng nương, đẩy lùi nghèo khó. Nhờ chịu thương, chịu khó làm ăn mà bà Sáo đã có chút tiền tích lũy, năm 2022, Sáo bà tiếp tục vay thêm 100 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH để đầu tư cho con cái học hành, nuôi thêm đàn bò, đàn lợn. Đến nay gia đình bà đã có đàn lợn tới 10 con và 11 con bò. Với nguồn tài sản này cùng ruộng nương được trồng cấy hiệu quả, gia đình bà Sáo đã cơ bản thoát nghèo. 

Theo báo cáo của UBND xã Tả Ngài Chồ, hiện xã có ⅓ số hộ dân (khoảng 200 hộ dân) vay vốn tại Ngân hàng CSXH với tốc độ giảm nghèo khoảng 7% - 8%/năm. Đây cũng là điểm tựa để Chủ tịch UBND xã Sùng Seo Sà tin tưởng sẽ đạt mục tiêu phấn đấu giảm 10% hộ nghèo/năm. Với những nỗ lực đó, chính quyền xã đã đẩy mạnh việc định hướng cho nhân dân phát triển mô hình 1 cây, 1 con chủ lực là chè và lợn đen Tả Ngài Chồ làm kinh tế trọng điểm. Theo đó, tính đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 58% và tiếp tục giảm tối thiểu 10%/năm trong các năm tiếp theo.

 “Tài Ngải Chồ giờ không còn hộ đói, chỉ còn hộ nghèo thôi”, Chủ tịch xã Sùng Seo Sà vui vẻ nói.

Đó chỉ là một trong những kết quả mà Ngân hàng CSXH đã đạt được trên hành trình cung ứng tín dụng chính sách, phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững, đảm bảo công bằng và an sinh xã hội, “chăm lo các đối tượng yếu thế, không để ai bị bỏ lại phía sau. Từ đó góp phần cùng chính quyền địa phương thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền trên cả nước” theo chủ trương, quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Vợ chồng anh Lù Seo Khờ ở xã Tả Ngài Chồ chăm sóc vườn cam từ vốn vay chính sách
Vợ chồng anh Lù Seo Khờ ở xã Tả Ngài Chồ chăm sóc vườn cam từ vốn vay chính sách

21 năm xây dựng và phát triển

Trải qua 21 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt với hơn 9 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, với quyết tâm cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời của cả hệ thống chính trị, Ngan hàng CSXH đã triển khai tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong thực thi tín dụng chính sách xã hội. Đó là đã huy động được nguồn vốn lớn, đa dạng; đáp ứng nhu cầu vay vốn của đông đảo người nghèo và các đối tượng chính sách khác ở 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước. Trong đó, tập trung ưu tiên cho vay ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới..., góp phần tạo việc làm, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.


Đặc biệt, Ngân hàng CSXH đã triển khai nhiều mô hình tổ chức, phương thức hoạt động, phương thức cho vay đặc thù, hiệu quả, phù hợp, phát huy được vai trò và sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, qua đó góp phần tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và hoạt động của NHCSXH. Không chỉ có vậy, chính quyền cơ sở cũng có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với người dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn của người dân, góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững ổn định an ninh, trật tự và an toàn xã hội tại địa phương, đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Theo đó, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương sang Ngân hàng CSXH đến nay đã đạt trên 35 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 10,6%/tổng nguồn vốn của NHCSXH, tăng hơn 31 nghìn tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW. Hiện nay, 100% đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện đã cân đối, ủy thác vốn ngân sách địa phương sang Ngân hàng CSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay, đưa tổng nguồn vốn thực hiện của Ngân hàng CSXH đến 30/9/2023 đạt 333 nghìn tỷ đồng, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 310 nghìn tỷ đồng.

Tổng nguồn vốn thực hiện đến 30/9/2023 đạt 333 nghìn tỷ đồng
Tổng nguồn vốn thực hiện đến 30/9/2023 đạt 333 nghìn tỷ đồng

Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện 03 chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự xã hội; góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước: giai đoạn 2001 - 2005 từ 17% xuống 7%; giai đoạn 2005 - 2010 từ 22% xuống 9,45%; giai đoạn 2011 - 2015 từ 14,2% xuống 4,25%; giai đoạn 2016 - 2021 từ 9,88% xuống 2,23%.

21 năm qua, tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ hơn 6,5 triệu hộ vượt ngưỡng nghèo; giải quyết việc làm cho hơn 6,4 triệu lao động; hỗ trợ gần 3,9 triệu học sinh, sinh viên được vay vốn đi học; xây dựng hơn 18 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng gần 772 nghìn căn nhà cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo đã giảm mạnh, nhưng nhiệm vụ của Ngân hàng CSXH hiện tại cũng như trong tương lai không vì thế mà vơi nhẹ các thách thức giảm nghèo bền vững khó khăn, bởi phần lớn nghèo thuộc lõi nghèo, đặc biệt Trung du và miền núi phía Bắc là “lõi nghèo” của cả nước - nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước (13,4%). Những rủi ro bất định trong phát triển kinh tế đang trở thành thách thức cho công tác giảm nghèo bền vững, đặc biệt là mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân, đưa Việt Nam trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045.

Trên chặng đường ấy, không chỉ những nỗ lực của Ngân hàng CSXH, mà cần có sự chung tay hơn nữa của cả hệ thống chính trị, cũng như xem xét, giải quyết hợp lý, kịp thời các đề xuất, kiến nghị của Ngân hàng CSXH đề xuất với Quốc hội, Chính phủ tạo điều kiện cho NHCSXH phát huy vai trò của NHCSXH là ngân hàng chủ lực trong triển khai, thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác; góp phần cụ thể hoá và làm sâu sắc hơn một chính sách nhân văn thưc hiện chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển”.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Tỉnh Quảng Nam vừa đưa vào hoạt động Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là hoạt động triển khai thực hiện Đề án tổ chức Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia - Quảng Nam 2024 - Chung sống hài hòa với thiên nhiên; đồng thời hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2024 - “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học” và Ngày Quốc tế Bảo tàng 2024 - “Bảo tàng vì giáo dục và nghiên cứu”.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Media - BDT - 12 giờ trước
Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Tin trong ngày - 16/5/2024

Tin trong ngày - 16/5/2024

Media - BDT - 12 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp qua Zalo. Xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại vùng đồng bào DTTS. Người dân đổ xô đi uống ''nước thần chữa bách bệnh''. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 23:37, 16/05/2024
Chiều 16/5, huyện Sa Thầy (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024. Đây là huyện được Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh chọn là Đại hội điểm.
Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Sức khỏe - Như Ý - 23:35, 16/05/2024
Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Bệnh sán lá gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.
Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Pháp luật - Minh Nhật - 23:32, 16/05/2024
Công an huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đã bắt giữ nhiều ổ nhóm sử dụng, mua bán ma túy tại các địa bàn có khu công nghiệp, dự án tập trung đông người lao động ngoại tỉnh, trong đó, bắt 2 đối tượng là chủ thầu và quản lý công trình xây dựng có hành vi chia nhỏ ma túy Heroin để trả công cho công nhân.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Tin tức - Nguyệt Anh - 23:30, 16/05/2024
Tối 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề "Rạng ngời sắc sen".
Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Thời sự - PV - 23:28, 16/05/2024
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - BĐT - 23:22, 16/05/2024
Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 23:20, 16/05/2024
Ngày 16/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc Hội nghị lần thứ chín. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Thời sự - PV - 19:08, 16/05/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.