Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ nhân ưu tú MA VĂN ĐỨC: Người giữ hồn then cổ và Văn quan làng

PV - 12:47, 19/01/2018

Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Ma Văn Đức (dân tộc Tày) là một trong những nghệ nhân đã có hơn 30 năm sưu tầm, nghiên cứu, dịch nghĩa, viết sách về các cung then cổ, hát quan làng, hát cọi, hát phong slư của dân tộc Tày ở Tuyên Quang.

Nặng lòng với then cổ

Sinh ra và lớn lên ở xã Năng Khả, huyện Na Hang (Tuyên Quang), một vùng quê giàu bản sắc văn hóa truyền thống, với những giai điệu của cây đàn tính và lời then khi réo rắt, lúc trầm lắng đã như suối nguồn thấm sâu vào tâm hồn NNƯT Ma Văn Đức từ thuở còn thơ.

NNƯT Ma Văn Đức đang truyền dạy hát then, đàn tính cho học sinh. NNƯT Ma Văn Đức đang truyền dạy hát then, đàn tính cho học sinh.

 

Từ thập niên 80 của thế kỷ trước cho tới khi nghỉ hưu theo chế độ (2011) trải qua công tác chuyên môn và đảm nhiệm các vị trí: Phó Phòng Văn hóa-Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND huyện Na Hang, rồi Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du Lịch, ông Đức đã dành nhiều thời gian tâm huyết của mình để sưu tầm, tìm hiểu vốn văn hóa truyền thống dân tộc Tày Tuyên Quang. Ông Đức đã dày công sưu tầm được hơn 80 cung then cổ Tày, với gần 20.000 câu thơ thất ngôn.

Theo ông, then cổ Tày Tuyên Quang cũng giống then cổ một số địa phương khác đều là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, phản ánh thế giới tâm linh của người Tày. Đó là những khúc hát, điệu múa, âm nhạc thuộc thể loại dân ca nghi lễ, do những người làm nghề then thực hiện trong không gian các lễ cúng then kỳ yên giải hạn, chữa bệnh, then cấp sắc, then buồn, then vui, cầu mùa, cầu phúc, cầu tài lộc có con cái nối dõi tông đường…

Ngoài việc dịch nghĩa từ tiếng Tày sang tiếng Kinh và đã cho xuất bản cuốn “Then cổ Tuyên Quang”, ông Đức còn dành nhiều thời gian chọn lọc một số cung, đoạn then cổ giàu nội dung giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên, tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương và những tích truyện hay có cảm xúc thẩm mỹ cao phổ biến cho Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh; các câu lạc bộ hát then, đàn tính, đội văn nghệ khắp các địa bàn trong tỉnh dàn dựng, biểu diễn phục vụ công chúng.

Ông Đức còn là một trong những nghệ nhân đã có nhiều công sức về sưu tập, bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống của then cổ, góp phần tạo cơ sở khoa học, thực tiễn để Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch quyết định đưa Nghi lễ then tỉnh Tuyên Quang vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

“Hiện ở Tuyên Quang dường như huyện nào, bản làng nào cũng có sinh hoạt hát then, đàn tính nhưng vùng hát then nhiều nhất, còn duy trì và bảo tồn được nguyên những giá trị của then cổ chỉ có các huyện: Na Hang, Chiêm Hóa, Lâm Bình…”, ông Đức chia sẻ.

Mê đắm hát quan làng

Qua trò chuyện với NNƯT Ma Văn Đức, tôi thêm hiểu hơn, yêu thích hơn về hát quan làng, hay còn gọi là lẩu thơ, một sinh hoạt nghi lễ được thực hiện trong các đám cưới, mang đậm nét văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Tày Việt Bắc nói chung và người Tày Tuyên Quang nói riêng.

Trong hát quan làng có cả một hệ thống gồm các bài thơ, bài hát dân gian có thể kéo dài hàng ngàn câu, hàng trăm bài, chia thành các phần cụ thể với nội dung là cách giáo huấn chỉ bảo, cách ứng xử tinh tế, tao nhã của mỗi con người với con người trong đời sống cộng đồng xã hội.

Theo phong tục người Tày trước đây, trong các đám cưới, hát quan làng thay cho những lời chào xã giao rất tế nhị, lịch thiệp, thể hiện tình cảm chân tình, tôn trọng nhau giữa nhà trai và nhà gái. Chính vì thế, trong mỗi đám cưới nhà trai thường tìm mời bằng được những người đàn ông trong vùng có khiếu ăn nói lưu loát, khéo léo, nhanh trí, am tường phong tục và quan trọng là phải có giọng hát ấm áp, truyền cảm, thuộc lời nhiều bài, nhiều cung quan làng (thơ lẩu).

Nhờ đó, khi thực hiện các nghi lễ đón rước dâu, người quan làng sẽ hát những cung quan làng thay cho lời chúc trong ngày đại hỷ, làm sao cho nhà gái nghe thật êm tai, thật hài lòng để cho đám rước dâu diễn ra thật suôn sẻ, tươi vui. Trong quá trình tiến hành các nghi lễ, nhà gái cũng sẽ có người đại diện đáp lại bằng những bài thơ mang nội dung chúc phúc cho đôi uyên ương, tạo nên một không khí thật vui vẻ, với những giai điệu ngân nga nhấn nhá khi bổng, lúc trầm mang đậm màu sắc văn hóa vùng miền.

Vượt lên mọi khó khăn, trở ngại bằng nghị lực và tâm huyết của mình dành cho hát quan làng, sau hàng chục năm lặn lội tới các bản làng xa xôi hẻo lánh để gặp gỡ các nghệ nhân phỏng vấn, sưu tầm, ghi chép, biên dịch đến nay ông Đức đã tập hợp được hàng trăm cung văn quan làng

Ông đã phối hợp với một số nghệ nhân khác tập hợp, tuyển chọn, biên soạn cho Nhà Xuất bản Văn hóa Dân tộc) in ấn phát hành cuốn “Văn quan làng Tuyên Quang”, gồm 162 cung, ký tự bằng chữ Tày Latin, chữ Tày (Hán, nôm) và dịch nghĩa ra tiếng Việt.

Cuốn sách giúp người đọc nắm bắt được toàn bộ thủ tục nghi lễ trong đám cưới của người Tày như mời nhà trai vào nhà, mời trầu, mời trà, mời rượu, xin dâu, nhận dâu, căn dặn dâu rể, tất cả đều được thể hiện qua các bài thơ thất ngôn, với giai điệu mượt mà rung động lòng người.

LƯƠNG ĐỊNH

Tin cùng chuyên mục
Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng bên trong bảo tàng lớn nhất vùng cao nguyên đá Hà Giang

Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng bên trong bảo tàng lớn nhất vùng cao nguyên đá Hà Giang

Dù được đầu tư với kinh khoản kinh phí lớn, nhưng Bảo tàng Không gian văn hóa các dân tộc vùng cao nguyên đá Đồng Văn luôn trong tình trạng đìu hiu, vắng lặng. Nhiều hạng mục công trình đã có dấu hiệu xuống cấp, cửa đóng, then cài.
Tin nổi bật trang chủ
Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Du lịch bốn phương - Nguyễn Thế Lượng - 56 phút trước
Vẻ đẹp giao hòa giữa không gian sơn thủy hữu tình với dáng vẻ trầm mặc cổ kính của những ngôi đền giữa một vùng núi non hùng vĩ đã tạo nên một bức tranh sinh thái kỳ thú, thơ mộng. Đó là địa danh Suối Mỡ của tỉnh Bắc Giang.
Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Kinh tế - Phương Nghi - 1 giờ trước
Khi mùa mưa kết thúc, cũng là thời điểm người dân 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) tất bật chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng cho mùa nấu đường thốt nốt mới.
Sát nhập các đơn vị hành chính vùng DTTS - Còn đó những băn khoăn

Sát nhập các đơn vị hành chính vùng DTTS - Còn đó những băn khoăn

Xã hội - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Sát nhập các đơn vị hành chính nhỏ lẻ là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để khắc phục những hạn chế bất cập trong hoạt động của bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, sự khác biệt về phong tục, tập quán của người dân thuộc các cộng đồng DTTS khác nhau là một khó khăn lớn khi thực hiện sáp nhập.
Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Gương sáng - Tào Đạt - Phan Hòa - 1 giờ trước
“Mệ chỉ mong khỏe mạnh để tiếp tục se hương bán cho khách, nối tiếp nghề cha ông; ngày ngày gặp gỡ nói chuyện với bọn trẻ, cuối tháng dư ra năm mười triệu đem vô viện tặng mấy cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo!”... Đó là tâm sự của mệ Tuyết, một người phụ nữ khắc khổ, nhưng giàu lòng nhân ái mà chúng tôi có dịp gặp gỡ trên hành trình tìm kiếm những sự tử tế trong cuộc sống bon chen.
Người có uy tín ở Bản Ngà

Người có uy tín ở Bản Ngà

Người có uy tín - Tào Đạt - 1 giờ trước
Gánh trọn ba vai Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Người có uy tín, ông Vàng Văn Suồn ở thôn Bản Ngà, xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được người dân ngợi khen là tấm gương trong các phong trào hoạt động vì cộng đồng, đẩy lùi hủ tục và làm kinh tế giỏi ở địa phương.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 1 giờ trước
Đã nhiều lần về với Môn Sơn (Con Cuông) để ghé thăm nhà cụ Vi Văn Khang- một địa chỉ đỏ nơi miền Tây xứ Nghệ, thăm người Đan Lai ngủ ngồi trong vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát, thăm những bản làng người Thái hay lam hay làm bên dòng sông Giăng thơ mộng… Mỗi lần mỗi khác, nhưng cảm nhận về sự đổi thay, bứt phá nơi đây thì ngày càng đậm nét.
Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Không còn phải vất vả đi chở từng can nước ở dưới khe, dưới mó cách xa nhà hàng cây số, các hộ đồng bào Lô Lô ở xóm Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) mừng vui đón nguồn nước từ công trình nước tập trung được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) ngay tại xóm.
Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Pháp luật - An Yên - 1 giờ trước
Dù đã hoạt động hàng chục năm, nhưng hàng chục xưởng chế biến khoáng sản tại huyện Quỳ Hợp vẫn chưa hoàn tất thủ tục thuê đất theo quy định. Nghịch lý này đã dẫn đến hệ quả làm thất thoát nguồn kinh phí thuê đất mà lẽ ra các chủ xưởng chế biến này phải nộp qua hàng năm.
Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Pháp luật - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai rất bức xúc khi mảnh đất thổ cư mà gia đình họ sinh sống bao đời nay, không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau thời gian dài cơ quan chức năng thu hồi để thực hiện dự án chuẩn hóa hồ sơ địa chính.
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Quảng Bình bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) với một tâm thế chủ động, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Qua 3 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung, tiểu dự án thành phần, Dự án trong Chương trình MTQG 1719 đã đi sâu và tác động tích cực đến đời sống đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Để có cái nhìn tổng quát hơn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.