Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề... săn muỗi và những "chiến lợi phẩm"

Thanh Hải - 17:45, 17/01/2021

Rất nhiều phương pháp đặt bẫy được thực nghiệm, trong đó có việc dùng chính thân mình làm mồi nhử. Nhưng không phải lúc nào muỗi cũng “cắn câu”. Săn muỗi nhưng phải đảm bảo muỗi hãy còn sống khỏe?!... Tôi đã có nguyên một đêm theo các bác sĩ ở Trung tâm kiểm soát bệnh tật để “mắt thấy tai nghe” nghề đặc biệt ấy.


Săn muỗi trong chuồng trại gia súc
Săn muỗi trong chuồng trại gia súc

Trắng đêm… tìm muỗi

Bác sĩ CK1 khoa Kí sinh trùng - côn trùng thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Tĩnh Đoàn Văn Thịnh kể: Mỗi năm, chúng tôi thực hiện hơn 30 cuộc "săn muỗi". Có những cuộc xuất phát khi xẩm tối và đến khi thu dọn đồ nghề cũng đã tờ mờ sáng.

Tôi còn đang ngạc nhiên trước cái nghề lạ hoắc ấy, bác sĩ Thịnh đã nói thêm, muỗi săn về phải đảm bảo sống, khỏe… và đó là ngân hàng dữ liệu rất đáng quý để CDC nghiên cứu các loại dịch bệnh liên quan đến vi rút, do kí sinh trùng từ muỗi gây nên. Có những cuộc đi săn muỗi xa hàng chục km, thậm chí cả hai chiều đi và về hơn 100km. Vất vả nhưng ai cũng háo hức.

Hành trang cho mỗi chuyến săn muỗi của những y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên CDC là những ống tuýp bằng thủy tinh, những gói bông gòn, đèn pin, đèn bắt muỗi cùng dây điện, ổ cắm…

Đoàn y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên CDC Hà Tĩnh trong một chuyến săn muỗi
Đoàn y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên CDC Hà Tĩnh trong một chuyến săn muỗi

Còn địa điểm săn muỗi mà khoa Kí sinh trùng-côn trùng của CDC thực hiện là chỗ ẩm thấp, chuồng gia súc, góc vườn rậm rạp nhiều cây cối… ở những xã miền núi vùng xa nằm phía Tây tỉnh Hà Tĩnh như Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh, Vũ Quang…

Hôm ấy, đoàn đã vượt quãng đường hàng chục km để đến xã Phú Gia thuộc huyện Hương Khê-một vùng đất xưa kia từng là nơi “lam sơn chướng khí”, rất nhiều muỗi. Sau khi hội ý nhanh về những phần việc sẽ thực hiện trong một đêm săn muỗi, đoàn 7 người, mỗi người một nhiệm vụ được phân công.

Tôi nhận thấy, để bắt được những con muỗi, những cán bộ, nhân viên CDC đã chuẩn bị các bước rất cầu kì, tỉ mỉ. Những chiếc đèn bẫy muỗi đã được giăng ra tại các góc vườn của Ban quản lí rừng phòng hộ Hương Khê. Liền sau đó, tất cả các bóng đèn trong nhà làm việc đồng loạt tắt ngóm. Mục đích cũng là để thu hút muỗi. Bác sĩ Thịnh nói: Mỗi chuyến đi săn, chúng tôi phải bằng mọi cách tóm được gần 100 con muỗi. Thực tế thì, không phải chuyến đi săn nào cũng đạt kế hoạch đề ra.

Thật không may, sau hơn 1 giờ vất vả ngồi rình, “chiến lợi phẩm” mà CDC thu về chẳng bỏ công. “Chắc phải dùng thêm cách khác thôi”, bác sĩ Trần Văn Hiền, phó khoa Kí sinh trùng-côn trùng CDC Hà Tĩnh nói to.

Sau khi cân nhắc, đoàn quyết định dời địa điểm săn muỗi đến những hộ dân gần đó. Trong khi một số người ra khu vực bờ sông “vạch áo cho” muỗi xem… lưng, bác sĩ Hiền cùng một vài người vào khu vực chuồng nuôi nhốt gia súc soi đèn tìm muỗi. Mỗi khi tìm thấy một con muỗi, họ lại dùng ống tuýp nhẹ nhàng úp gọn rồi dùng một bông gòn nút lại. Cứ thế, mỗi ống tuýp nhốt 3-5 chú muỗi. Những con muỗi giãy dụa, cào chân, đập cánh loạn xạ trong ống tuýp tìm cách thoát thân trong vô vọng.

Chuẩn bị đồ nghề săn muỗi
Chuẩn bị đồ nghề săn muỗi

Chị Trần Thị Phương tâm sự: Là phụ nữ, làm nhiệm vụ ban đêm nhiều khi bất tiện. Nhưng gia đình, chồng con thấu hiểu, chia sẻ nên cũng vơi bớt áp lực, khó khăn của công việc.

Gắp con muỗi trên bức vách chuồng trâu, bác sĩ Hiền trải lòng: Nhiều lúc đang lúi húi tìm muỗi trong chuồng gia súc, gặp con trâu bò trở chứng húc sau lưng khiến chúng tôi hoảng loạn bỏ chạy, ai cũng vừa sợ vừa buồn cười.

Trong suốt cuộc đi săn, tôi đã nghĩ rằng, việc dùng thân người làm mồi nhử muỗi hẳn sẽ rất hiệu quả. Nhưng bác sĩ Thịnh đã làm tôi chưng hửng: có bữa, vén áo hàng giờ liền, muỗi cũng chẳng thèm ngó.

Nếu như khoa Kí sinh trùng-côn trùng chủ yếu săn muỗi ở vùng miền núi xa xôi, thì khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm lại chỉ săn muỗi ở vùng đồng bằng. Bác sĩ CK1 Nguyễn Chí Trung thuộc CDC Hà Tĩnh giãi bày: Bọn mình đi săn muỗi gần hơn, muỗi chủ yếu sống trong lu nước, chỗ ẩm thấp, thậm chí là quần áo để trong nhà của các hộ dân.

“Ngân hàng muỗi sống rất quý”

Giám đốc, bác sĩ CK 1 CDC Hà Tĩnh Nguyễn Lương Tâm đã nói vậy. 

Bác sĩ Tâm trút bỏ nỗi niềm: Hiện tại, CDC đang nghiên cứu và tầm soát các dịch bệnh liên quan đến muỗi như, dịch sốt xuất huyết, dịch sốt rét. Đây là những dịch bệnh nguy hiểm, từng gây ra những cái chết đau lòng, từng gây ra những điểm dịch khiến chính quyền địa phương đau đầu trong việc tìm phương án xử lí.

Bác sĩ Tâm nhắc lại những năm tháng dịch sốt xuất huyết, dịch sốt rét hoành hành tại các địa phương như Kì Anh, Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn… Bác sĩ Tâm cho biết: sau một đêm săn muỗi, tất cả cơ số muỗi được đưa đến phòng thí nghiệm tại CDC Hà Tĩnh vào sáng hôm sau để nghiên cứu. Phòng Côn trùng, ký sinh trùng là nơi tiếp nhận “chiến lợi phẩm” của những đêm bắt muỗi.

Chúng tôi đã có nguyên nửa ngày ngồi chờ ở CDC để chứng kiến những y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên nơi đây dùng kẹp gắp cẩn thận những con muỗi từ ống tuýp, rồi soi dưới kính lúp. Những mẫu bệnh phẩm nếu thu giữ được từ các con muỗi sẽ được CDC lên kế hoạch tầm soát, phòng ngừa gắn với việc tuyên truyền, vận động người dân phòng tránh. Bác sĩ Tâm thông tin: Bệnh sốt rét đã được khống chế và đang tiến tới việc loại trừ. Tuy nhiên, công tác phòng chống sốt rét không được phép lơ là, chủ quan bởi nếu không phát hiện kịp thời, thì nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn.

Nhiều vùng ở Hà Tĩnh như Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh trước đây là nơi “lam sơn chướng khí”, rất dễ nhiễm bệnh sốt rét, sốt xuất huyết nay đã được khống chế, loại trừ. Điều đó có ý nghĩa rất lớn, được đánh đổi bằng những đêm săn muỗi, từ những gian khổ, hi sinh của các y, bác sĩ trắng đêm phơi lưng nhử muỗi.

Khi đặt bút viết những dòng này, tôi chợt nghĩ rằng: không có nghề nào là không cao quý, nếu như nghề ấy đã, đang và sẽ giúp ích cho cộng đồng xã hội, dẫu chỉ là những điều nhỏ nhất.


Tin cùng chuyên mục
Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Từ một xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), giờ đây Đại Dực đã khoác trên mình chiếc áo mới. Đặc biệt, đồng bào DTTS nơi đây đã nắm bắt được những lợi thế sẵn có của địa phương, để 'bắt nhịp" thực hiện mô hình du lịch cộng đồng, nhờ đó cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 phút trước
Quảng Bình bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) với một tâm thế chủ động, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Qua 3 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung, tiểu dự án thành phần, Dự án trong Chương trình MTQG 1719 đã đi sâu và tác động tích cực đến đời sống đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Để có cái nhìn tổng quát hơn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.
Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 7 phút trước
Từ một xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), giờ đây Đại Dực đã khoác trên mình chiếc áo mới. Đặc biệt, đồng bào DTTS nơi đây đã nắm bắt được những lợi thế sẵn có của địa phương, để 'bắt nhịp" thực hiện mô hình du lịch cộng đồng, nhờ đó cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc.
Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Như Tâm - 12 phút trước
Thừa ủy quyền của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đảng uỷ, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng lãnh đạo huyện Giang Thành vừa tổ chức lễ trao nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở tại khu vực biên giới thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trước mùa mưa bão năm 2024.
Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng bên trong bảo tàng lớn nhất vùng cao nguyên đá Hà Giang

Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng bên trong bảo tàng lớn nhất vùng cao nguyên đá Hà Giang

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 14 phút trước
Dù được đầu tư với kinh khoản kinh phí lớn, nhưng Bảo tàng Không gian văn hóa các dân tộc vùng cao nguyên đá Đồng Văn luôn trong tình trạng đìu hiu, vắng lặng. Nhiều hạng mục công trình đã có dấu hiệu xuống cấp, cửa đóng, then cài.
Đồng bào Ba Na ở Gia Lai tổ chức lễ “Mừng chiến thắng”

Đồng bào Ba Na ở Gia Lai tổ chức lễ “Mừng chiến thắng”

Tin tức - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Mừng chiến thắng là lễ hội rất đặc trưng của người Ba Na nói riêng và trong văn hóa Tây Nguyên nói chung. Đây là dịp để cộng đồng người Ba Na thực hiện lời hứa trả ơn thần linh sau những đợt chống lại thiên tai, dịch họa, đồng thời cầu xin các vị thần tiếp tục giúp đỡ để cộng đồng được mạnh khỏe, bình yên, có những mùa vụ tươi tốt, đủ đầy.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thủ tướng khích lệ thế hệ trẻ

Thủ tướng khích lệ thế hệ trẻ "gen Z" dũng cảm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu tạo động lực, truyền cảm hứng để thế hệ trẻ "gen Z" sống một cuộc sống tràn đầy đam mê, hoài bão, khát vọng vươn lên, ý chí lập thân, lập nghiệp bằng tình cảm của trái tim, sáng tạo của khối óc, tình cảm yêu nước nồng nàn; "nuôi dưỡng ý tưởng; thổi bùng đam mê; quyết tâm, kiên trì; đương đầu thách thức, chấp nhận rủi ro, lập nghiệp thành công".
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 11 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 11 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 11 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 11 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.