Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Nghề truyền thống cũng cần được cải tiến

Diệp Chi - 01:28, 08/05/2023

Dưới tác động của kinh tế thị trường, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào các DTTS ở Điện Biên đang có nguy cơ dần bị mai một, cần có những giải pháp phù hợp hơn để gìn giữ và lưu truyền nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời này…

Thiếu nữ dân tộc Hà Nhì trong trang phục truyền thống
Thiếu nữ dân tộc Hà Nhì trong trang phục truyền thống

Nguy cơ mai một

Những năm 90 của thế kỷ trước, cuộc sống người Hà Nhì ở bản Tả Kố Khừ, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé còn gặp nhiều khó khăn. Nằm ở sát biên giới nên cuộc sống của người dân nơi đây hầu như tự cấp, tự túc hoàn toàn. Bởi vậy, trong trí nhớ về quê hương, Pờ Xí Mé - cô cán bộ Phòng Văn hóa Thông tin huyện Mường Nhé vẫn khắc sâu hình ảnh những nương bông trắng xóa, những chum màu chàm được bà nội dùng cẩn thận làm ra những tấm thổ cẩm đẹp mắt

Thế rồi, những “màu rừng” đó đã dần dần biến mất, nhường chỗ cho vải dệt sẵn, quần áo công nghiệp. Pờ Xí Mé chia sẻ, trong xu thế phát triển chung của xã hội, giao thương hàng hóa ngày càng dễ dàng, thì việc mua sắm vải dệt sẵn không còn khó như ngày xưa. Giá thành rẻ, chất lượng cũng tốt mà không tốn nhiều công sức như vải dệt truyền thống. Thế nên người dân ở đây không còn trồng bông, dệt vải, nhuộm chàm như xưa nữa. Nghề dệt ở bản Tả Kố Khừ theo đó mai một dần dần…

“Đợt vừa rồi tôi vừa về quê, đi thăm nhà các cụ, hỏi ra thì vẫn còn nhiều bà rất nhớ nghề xưa. Có điều bây giờ không có khung cửi, không có nguyên liệu nên không làm được thôi. Nếu có những thứ đó các bà vẫn dệt được. Đây là tín hiệu vui để sắp tới có thể khôi phục lại nghề dệt truyền thống của người Hà Nhì…”, chị Pờ Xí Mé thông tin.

Phụ nữ dân tộc Thái, bản Phiêng Lơi, xã Thanh Minh dệt vải thổ cẩm truyền thống.
Việc dệt thổ cẩm ở bản Phiêng Lơi, xã Thanh Minh chủ yếu là phục vụ khách du lịch đến bản tham quan, trải nghiệm

Còn tại bản Phiêng Lơi (xã Thanh Minh, Tp. Điện Biên Phủ), nghề dệt thổ cẩm đã gắn bó từ xa xưa với đồng bào dân tộc Thái. Tuy nhiên, theo thời gian, nghề truyền thống này đã dần mai một...

Ông Lường Văn Muôn - Trưởng bản Phiêng Lơi chia sẻ: “Bản đang làm du lịch cộng đồng nên cũng đã thành lập đội dệt thổ cẩm với 12 thành viên. Tuy nhiên, việc sản xuất chỉ mang tính cầm chừng, chủ yếu là để phục vụ khách du lịch tham quan, trải nghiệm thôi, còn chưa bán được!”.

Cần cải tiến để bảo tồn, phát triển

Thời gian qua, các cấp, ngành từ tỉnh tới địa phương ở Điện Biên cũng đã và đang triển khai các giải pháp gìn giữ nghề dệt truyền thống. Như việc hỗ trợ bảo tồn, gìn giữ các trang phục truyền thống; hỗ trợ các bản có nghề dệt duy trì và phát triển; công nhận nghề, làng nghề truyền thống…

Phụ nữ dân tộc Lào tại bản Pa Xa Lào, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên dệt vải thổ cẩm truyền thống.
Hầu hết các hộ dân tộc Lào bản Pa Xa Lào, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên đều đang duy trì nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống

Điển hình như ở bản Pa Xa Lào, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, có khoảng 60 hộ dân, thì hầu như nhà nào cũng có một khung cửi để dệt thổ cẩm. Ðể gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, bản Pa Xa Lào đã thành lập HTX Dệt thổ cẩm bản Pa Xa Lào. Mới đây, UBND tỉnh đã công nhận nghề dệt thổ cẩm của bản Pa Xa Lào là nghề truyền thống.

Chị Lò Thị Thơm, thành viên HTX Dệt thổ cẩm Pa Xa Lào chia sẻ: “Chúng tôi tập trung sản xuất các trang phục truyền thống của dân tộc Lào như: Váy, áo, khăn… Với giá bán trên thị trường hiện nay dao động từ 500 - 900 nghìn đồng/bộ váy, áo; 700 - 800 nghìn đồng/khăn, thì chị em vẫn có thể tạo ra thu nhập trong thời gian nông nhàn”.

Phụ nữ dân tộc Lào trong trang phục truyền thống biểu diễn dân vũ
Phụ nữ dân tộc Lào trong trang phục truyền thống biểu diễn dân vũ

Như vậy, để bảo tồn, gìn giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, việc cần làm trước tiên là phải tìm được đầu ra cho sản phẩm. Bởi quy luật thị trường phải có cầu thì mới có cung. Tiếp nữa, để bảo tồn và duy trì được nghề thì các làng nghề vẫn cần cải tiến, áp dụng một phần máy móc hiện đại vào sản xuất để giảm công lao động, giảm giá thành để sản phẩm đến được nhiều hơn với người tiêu dùng. Ngoài ra, việc “tiếp lửa” cho thế hệ trẻ cũng cần được thúc đẩy mạnh mẽ, qua đó lớp trẻ mới tự hào và ý thức hơn việc gìn giữ tinh hoa văn hóa của dân tộc mình…

Tin cùng chuyên mục
Việc làm và "lỗ hổng" về an toàn lao động đối với đồng bào DTTS !?

Việc làm và "lỗ hổng" về an toàn lao động đối với đồng bào DTTS !?

Hiện lao động người DTTS có xu hướng dịch chuyển đến các vùng trọng điểm kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất và các làng nghề ven đô thị lớn để làm việc. Tuy nhiên, việc làm của lao động (LĐ) người DTTS vẫn chủ yếu là công việc giản đơn; phần lớn LĐ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Vì vậy, rủi ro luôn thường trực đối với LĐ người DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 phút trước
Quảng Bình bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) với một tâm thế chủ động, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Qua 3 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung, tiểu dự án thành phần, Dự án trong Chương trình MTQG 1719 đã đi sâu và tác động tích cực đến đời sống đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Để có cái nhìn tổng quát hơn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.
Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 7 phút trước
Từ một xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), giờ đây Đại Dực đã khoác trên mình chiếc áo mới. Đặc biệt, đồng bào DTTS nơi đây đã nắm bắt được những lợi thế sẵn có của địa phương, để 'bắt nhịp" thực hiện mô hình du lịch cộng đồng, nhờ đó cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc.
Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Như Tâm - 12 phút trước
Thừa ủy quyền của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đảng uỷ, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng lãnh đạo huyện Giang Thành vừa tổ chức lễ trao nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở tại khu vực biên giới thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trước mùa mưa bão năm 2024.
Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng bên trong bảo tàng lớn nhất vùng cao nguyên đá Hà Giang

Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng bên trong bảo tàng lớn nhất vùng cao nguyên đá Hà Giang

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 14 phút trước
Dù được đầu tư với kinh khoản kinh phí lớn, nhưng Bảo tàng Không gian văn hóa các dân tộc vùng cao nguyên đá Đồng Văn luôn trong tình trạng đìu hiu, vắng lặng. Nhiều hạng mục công trình đã có dấu hiệu xuống cấp, cửa đóng, then cài.
Đồng bào Ba Na ở Gia Lai tổ chức lễ “Mừng chiến thắng”

Đồng bào Ba Na ở Gia Lai tổ chức lễ “Mừng chiến thắng”

Tin tức - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Mừng chiến thắng là lễ hội rất đặc trưng của người Ba Na nói riêng và trong văn hóa Tây Nguyên nói chung. Đây là dịp để cộng đồng người Ba Na thực hiện lời hứa trả ơn thần linh sau những đợt chống lại thiên tai, dịch họa, đồng thời cầu xin các vị thần tiếp tục giúp đỡ để cộng đồng được mạnh khỏe, bình yên, có những mùa vụ tươi tốt, đủ đầy.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thủ tướng khích lệ thế hệ trẻ

Thủ tướng khích lệ thế hệ trẻ "gen Z" dũng cảm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu tạo động lực, truyền cảm hứng để thế hệ trẻ "gen Z" sống một cuộc sống tràn đầy đam mê, hoài bão, khát vọng vươn lên, ý chí lập thân, lập nghiệp bằng tình cảm của trái tim, sáng tạo của khối óc, tình cảm yêu nước nồng nàn; "nuôi dưỡng ý tưởng; thổi bùng đam mê; quyết tâm, kiên trì; đương đầu thách thức, chấp nhận rủi ro, lập nghiệp thành công".
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 11 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 11 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 11 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 11 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.