Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghịch lý thiếu-thừa đất sản xuất

PV - 13:39, 11/07/2018

Để phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, từ năm 2002, chính sách cấp đất sản xuất cho đồng bào thiếu đất đã được triển khai. Dù đã qua gần 16 năm thực hiện chính sách, nhưng hiện vẫn còn hàng trăm nghìn hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất. Nguyên nhân do đâu và giải pháp nào để tháo gỡ, là những nội dung cần được làm rõ để làm cơ sở xây dựng chính sách phù hợp cho giai đoạn sau năm 2020.

Bài 1: Vòng xoáy “có rồi không”!

Được cấp đất sản xuất nhưng đất quá xấu, không thể canh tác; có đất nhưng vì thiếu tiền chi phí cho sinh hoạt và sản xuất nên đem chuyển nhượng, cầm cố…, đây là những nguyên nhân khiến cho không ít hộ đồng bào DTTS luôn luẩn quẩn trong đói nghèo.

Đất có, khó canh tác

Từ năm 2003, các tỉnh khu vực Tây Nguyên bắt đầu thực hiện chính sách cấp đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS nghèo thiếu đất theo Quyết định 132/2002/QĐ-TTg ngày 08/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, do đất được giao quá xấu, lại xa nơi ở nên nhiều diện tích đất sản xuất được cấp từ đó đến nay vẫn bị bỏ hoang, hoặc canh tác cầm chừng.

đất sản xuất Không điện, không đường, thiếu nước sạch sinh hoạt khiến cho khu đất hơn 3ha ấp cho 13 hộ dân tộc ấp 5, xã Khánh Tiến, huyện U Minh (Cà Mau) không phát huy hiệu quả. (Ảnh tư liệu)

Để tìm hiểu vấn đề, Lê Hường, phóng viên thường trú Báo Dân tộc và Phát triển tại khu vực Tây Nguyên đã tìm về buôn Ea Kmăt, xã Hòa Đông (Krông Păk, Đăk Lăk). Năm 2003, thực hiện Quyết định 132/2002/QĐ-TTg, gần 30 hộ dân của buôn Ea Kmăt đã được cấp đất sản xuất ở buôn Ea Nông B, xã Vụ Bổn, huyện Krông Păk. Nhưng canh tác được vài tháng, hầu hết các hộ được cấp đất đã trở về buôn Ea Kmăt vì đất ở Ea Nông B quá xấu, không thể canh tác được; tính đến tháng 7/2018 chỉ còn 7 hộ bám trụ lại Ea Nông B.

Năm 2003, gia đình anh Y Son Êban được cấp 4 sào rẫy và 3 sào ruộng ở buôn Ea Nông B. Anh trồng đậu và lúa nhưng năng suất rất kém do thiếu nước, đất lại cằn cỗi. Khi về thôn để sản xuất, vợ chồng anh Y Son Êban đều phải mang theo đồ ăn và nước uống vì nước ở Ea Nông B bị nhiễm phèn.

Cũng vì thế mà từ khi được cấp đất đến nay, thu nhập của gia đình Y Son Êban đều dựa vào 2 sào rưỡi trồng cà phê và tiêu tại buôn Ea Kmăt. Ngoài làm rẫy, vợ chồng anh còn đi làm thuê mới có thể đủ trang trải cuộc sống.

Còn ông Y Thúc, năm nay đã 70 tuổi, gia đình đông con nên vẫn cố bám trụ lại buôn Ea Nông B để sản xuất. Được cấp 5 sào rẫy thì ông phải bỏ hoang 2 sào vì đất toàn sỏi đá; 3 sào còn lại ông trồng sắn, mỗi năm thu được khoảng 3 tạ, trừ hết chi phí thì chỉ lãi được 2 triệu đồng. Không trông chờ được vào đất rẫy, mọi người trong gia đình ông đi làm cỏ thuê, bốc vác hay hái cà phê với tiền công 130 nghìn đồng/ngày để trang trải cuộc sống.

Tương tự buôn Ea Nông B, ở một số địa phương khác của Tây Nguyên cũng xảy ra tình trạng đất được cấp nhưng không thể canh tác. Như ở xã Tân Sơn (TP. Pleiku, Gia Lai), năm 2005, 103 hộ được cấp đất sản xuất theo Quyết định 132/2002/QĐ-TTg và Quyết định 134/204/QĐ-TTg nhưng cũng bỏ hoang từ đó đến nay vì đất quá xấu, thiếu nguồn nước, xa nơi ở của người dân. Tương tự, 190 hộ dân ở làng Mơ Nú, xã Chư Á (TP. Pleiku, Gia Lai) cũng được cấp đất sản xuất, nhưng trên thực tế không được hưởng lợi do đất không canh tác được…

Bán đất được cấp theo chính sách

Không chỉ riêng khu vực Tây Nguyên mà ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều diện tích đất sản xuất được cấp theo Quyết định 74/2008/QĐ-TTg và Quyết định 29/2013/QĐ-TTg của Chính phủ về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS cũng chưa phát huy tác dụng. Được cấp đất nhưng nhiều hộ buộc phải bỏ hoang, đi làm thuê kiếm sống vì đất canh tác xấu, điều kiện sinh hoạt lại thiếu thốn.

Như ở ấp 5, xã Khánh Tiến (U Minh, Cà Mau), một khu đất rộng 3,2ha được bố trí để ổn định nơi ở, chỗ sản xuất cho 13 hộ đồng bào DTTS. Nhưng do thiếu điện, thiếu đường, thiếu nước sinh hoạt nên chỉ có 7/13 hộ còn bám trụ.

Hay ở ấp Kinh Hãng B, xã Khánh Hưng (Trần Văn Thời, Cà Mau), một khu đất hơn 8ha được mua từ nguồn Quyết định 74/2008/QĐ-TTg, nhằm cấp đất sản xuất lúa 2 vụ cho 24 hộ đồng bào DTTS. Nhưng hiện nay, chỉ còn 3 hộ trực tiếp sản xuất, số còn lại đã cho thuê lại hoặc bỏ hoang…

Cùng với bất cập nêu trên, thời gian qua, ở một số địa phương đã xảy ra tình trạng đồng bào DTTS đem chuyển nhượng, cầm cố đất sản xuất được cấp theo diện chính sách. Hệ lụy là người dân từ chỗ có đất, cuộc sống ổn định cuối cùng phải làm thuê, làm mướn, thu nhập bấp bênh.

Năm 2005, gia đình bà Thị Ốt, dân tộc X’tiêng, ở ấp 7, thôn Thuận Tân, xã Thuận Lợi (Đồng Phú, Bình Phước) được cấp 8 sào đất (1.000m2) theo Chương trình 134. Thiếu tiền chi tiêu, gia đình bà đã “cắm” sổ đỏ để vay 6 triệu đồng; sau đó chồng bị bệnh nên lại phải vay nặng lãi, buộc phải bán 800m2 để trả nợ, chỉ giữ lại 200m2 để ở.

Cũng như gia đình bà Ốt, nhiều hộ đồng bào DTTS ở Bình Phước đã cầm cố hoặc chuyển nhượng đất được cấp theo diện chính sách. Theo kết quả rà soát của các huyện, thị xã mà Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước thống kê được (chưa đầy đủ), tính đến năm 2017, toàn tỉnh có 371 hộ cầm cố, thế chấp đất ở, đất sản xuất. Trong đó có 52 hộ cầm cố, thế chấp đất được cấp theo diện chính cầm cố, thế chấp đất có nguồn gốc Nhà nước cấp hỗ trợ theo các chính sách.

Về số hộ sang nhượng đất ở, đất sản xuất là 270 hộ, với diện tích 148,04ha. Trong đó, có 136 hộ sang nhượng đất có nguồn gốc Nhà nước cấp hỗ trợ theo các chính sách.

Trên đây mới chỉ là những con số mà chúng tôi tìm hiểu được, còn trên thực tế, chắc chắn sẽ không chỉ có bấy nhiêu hộ. Việc cần làm của các địa phương lúc này là tiến hành kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ thực trạng sử dụng đất được cấp theo diện chính sách để có phương án phù hợp. Bởi hiện nay, với việc quỹ đất không còn, trong khi việc thu hồi đất từ các nông, lâm trường để giao đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo thiếu đất sản xuất đang trong tình trạng làm đâu cũng vướng.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh vấn đề này trong số báo tiếp theo.

Nhiều hộ đồng bào DTTS ở Bình Phước đã cầm cố hoặc chuyển nhượng đất được cấp theo diện chính sách. Theo kết quả rà soát của các huyện, thị xã mà Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước thống kê được (chưa đầy đủ), tính đến năm 2017, toàn tỉnh có 371 hộ cầm cố, thế chấp đất ở, đất sản xuất. Trong đó, có 52 hộ cầm cố, thế chấp đất được cấp theo diện chính cầm cố, thế chấp đất có nguồn gốc Nhà nước cấp hỗ trợ theo các chính sách.

SỸ HÀO VÀ PV THƯỜNG TRÚ

Tin cùng chuyên mục
Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao với trên 60% dân số là đồng bào DTTS; thời gian qua nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Nhà nước, đặc biệt là các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang phát huy hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.
Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 00:58, 19/05/2024
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 00:55, 19/05/2024
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 00:46, 19/05/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 00:42, 19/05/2024
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 12:44, 18/05/2024
Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.