Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ngôi làng “cây nấm” phía nam Hàn Quốc

Nguyệt Anh - 16:31, 20/06/2022

Làng cổ Naganeupseong với những ngôi nhà hình cây nấm không chỉ mang đến du khách những trải nghiệm thú vị mà còn là nơi lưu giữ và tái hiện những giá trị truyền thống của người Hàn Quốc xưa.

Làng cổ Naganeupseong ở Hàn Quốc
Làng cổ Naganeupseong ở Hàn Quốc

Ngôi làng phong fthủ

Naganeupseong là một làng cổ nằm ở Suncheon, tỉnh Jeolla Nam, Hàn Quốc. Ngôi làng được xây dựng vào năm 1397 có tường bao quanh với mục đích làm thành trì, chống lại sự tấn công của những kẻ xâm lăng ngoài khu vực.

Ngôi làng được xây dựng trên một cánh đồng bằng phẳng được bao quanh bởi những ngọn núi. Nơi này từng là trung tâm hành chính của quận Nagan-eup trong các triều đại Joseon và Goryeo (918 - 1392), đặc biệt phát triển mạnh vào cuối những năm 1300 dưới triều đại Joseon.

Ngôi làng Naganeupseong trong nắng sớm.
Ngôi làng Naganeupseong trong nắng sớm.

Ngôi làng với những mái nhà hình cây nấm này đã được công nhận là Di sản thế giới vào năm 2011. Theo đánh giá của UNESCO, Naganeupseong là một thị trấn địa phương điển hình của triều đại Joseon, đại diện cho các ngôi làng pháo đài lịch sử của Hàn Quốc.

Naganeupseong chứa đựng những biểu tượng của xã hội nông nghiệp như những ngôi nhà lợp mái tranh, cùng những phong tục và nghi thức xã hội đặc trưng. Nó bao gồm các yếu tố cần thiết cho một thị trấn hành chính điển hình thời Joseon như cụm nhà dân, pháo đài và nhà công vụ. Trong đó, pháo đài là công trình quan trọng bậc nhất, các bức tường của pháo đài được xây dựng bằng đá hình vuông với chiều cao 4m, chiều rộng 3 - 4m và tổng chiều dài 1.410m. Thị trấn bao gồm 3 khu phố dọc theo phía đông, nam và tây của các bức tường pháo đài. Kiến trúc của ngôi làng cũng thể hiện quan điểm tư tưởng của Nho giáo.

Năm 2011, ngôi làng được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới, thu hút khá đông du khách đến tham quan.
Năm 2011, ngôi làng được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới, thu hút khá đông du khách đến tham quan.

Tuy nhiên, điều làm nên sự độc đáo của ngôi làng là tất cả các ngôi nhà trong làng đều có hình nấm, mái lợp bằng cỏ tranh, tạo nên một tổng thể xưa cũ không thể trộn lẫn. Trong khi những ngôi làng lịch sử khác của Hàn Quốc có sự phân cấp rõ rệt: Nhà mái ngói dành cho những người biết chữ và nhà lợp bằng cỏ tranh dành cho người bình dân.

Bài học về bảo tồn

Theo UNESCO, dưới thời vua Sejong, có 96 làng pháo đài (eupseong), tuy nhiên, hầu hết đã bị tháo dỡ dưới sự cai trị của Nhật Bản từ năm 1910 đến năm 1945. Chỉ một số pháo đài còn tồn tại, trong đó Naganeupseong. Dữ liệu lịch sử cho thấy ở triều đại Joseon, nơi này có 950 người sinh sống. Sau đó, dân số giảm xuống còn 820 người trong 199 hộ. Ngày nay, vẫn còn 85 hộ gia đình với khoảng hơn 200 nhân khẩu sinh sống ở đây. Tổng cộng 231 ngôi nhà ở Naganeupseong vẫn còn nguyên trạng với mái tranh, đá không vữa. Một số ngôi nhà được bảo tồn nguyên vẹn để phục vụ khách tham quan.

Những cổng riêng mái tranh, tường đá, ngõ hẻm gợi lên bao kỷ niệm xưa.
Những cổng riêng mái tranh, tường đá, ngõ hẻm gợi lên bao kỷ niệm xưa.

Khi đến đây, du khách có cảm giác như bước vào một thế giới khác. Những ngôi nhà mái tranh màu xám bạc, tường đất, phía trước có một khoảng sân đất nện nhỏ..., tất cả đều mang một màu hoài cổ nhắc nhớ về giá trị lịch sử của ngôi làng. Mỗi mùa trong năm lại mang đến cho nơi đây một vẻ đẹp khác nhau. Mùa xuân và mùa hạ mang đến cảm giác mát mẻ dễ chịu nhờ những bãi cỏ, vườn rau xanh xen giữa các ngôi nhà. Mùa thu, Naganeupseong được nhuộm trong sắc vàng của cây lá. Còn mùa đông đến, cả ngôi làng được phủ lên một màu trắng xóa của tuyết, trông như thế giới cổ tích.

Bức tranh quê
Bức tranh quê

Những người dân ở đây xứng đáng được tôn vinh bởi họ chấp nhận một cuộc sống gần như xa rời thế giới văn minh để bảo tồn di sản. Cuộc sống của họ chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp. Họ thường tận dụng những khoảnh vườn nhỏ trong sân nhà để trồng rau, hoa màu và chăn nuôi theo mùa. Thay vì dùng máy sưởi, người dân đi nhặt củi khô để sưởi ấm vào mùa đông. Đi dạo trong làng, du khách sẽ bắt gặp những người phụ nữ trong trang phục truyền thống đang giặt đồ hay dọn dẹp. Họ gần như không cải tạo nhà cửa, trừ việc lợp lại mái cho ngôi nhà vào dịp cuối năm để cầu mong những điều may mắn sẽ đến trong năm mới.

Những chiếc hũ để làm tương được xếp cạnh nhau trong ngôi làng cổ
Những chiếc hũ để làm tương được xếp cạnh nhau trong ngôi làng cổ

Tới thăm ngôi làng, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, dệt, nhuộm và âm nhạc. Tại đây thường xuyên có các buổi biểu diễn ca múa nhạc truyền thống. Khách tham quan còn có thể tham gia buổi học về nghi thức trà đạo truyền thống của Hàn Quốc hoặc cưỡi ngựa. Ngôi làng nổi tiếng này đã xuất hiện trong rất nhiều bộ phim cổ trang Hàn Quốc.

Một số hình ảnh về làng cổ Naganeupseong:

Một góc làng cổ Naganeupseong
Một góc làng cổ Naganeupseong
Các tác phẩm điêu khắc từ xưởng ở Nagan-eupseong đang chào đón du khách tới làng cổ tham quan
Các tác phẩm điêu khắc từ xưởng ở Nagan-eupseong đang chào đón du khách tới làng cổ tham quan
Những mái tranh trong ráng chiều
Những mái tranh trong ráng chiều
Những bông hoa cải dầu vàng và mái tranh hài hòa tuyệt vời.
Những bông hoa cải dầu vàng và mái tranh hài hòa tuyệt vời.
Một góc vườn ở làng cổ
Một góc vườn ở làng cổ
Tin cùng chuyên mục
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Tin nổi bật trang chủ
Tiếp tục thể chế chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

Tiếp tục thể chế chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

Đảng ta luôn xác định, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển. Việc thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc là một đảm bảo quan trọng cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Chủ trương đó đã được thể chế hóa bằng các nghị quyết, nghị định, quyết định và văn bản quy phạm pháp luật để triển khai trong thực tiễn.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 15 phút trước
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 24 phút trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 44 phút trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 1 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 1 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 1 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Du lịch - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đã có 142.800 lượt khách đến Hà Giang, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023, công suất buồng phòng đạt 75 - 80%. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Pháp luật - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Hà Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam phục vụ điều tra đối với 2 đối tượng có hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.