Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ngư dân công nghệ cao ở Khánh Hòa

PV - 10:12, 01/10/2020

Cùng với việc kiên trì bám biển, nhiều ngư dân tại Khánh Hòa đã bắt đầu áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ cao vào hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ. Những công nghệ mới đã giúp họ tiếp cận rộng hơn với nguồn lợi thủy sản, doanh thu cho mỗi chuyến đi biển, góp phần thay đổi đời sống kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Khu neo đậu tránh trú bão tại cảng cá Hòn Rớ (xã phước Đồng, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa) có quy mô chứa khoảng 1.500 tàu.
Khu neo đậu tránh trú bão tại cảng cá Hòn Rớ (xã phước Đồng, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa) có quy mô chứa khoảng 1.500 tàu.

Hiện đại hóa tàu cá

Tại Cảng cá Hòn Rớ - cảng cá lớn nhất tỉnh Khánh Hòa và khu vực Nam Trung Bộ, tàu KH-97279 của ngư dân Lê Văn Thuyền (thành phố Nha Trang) là một trong những tàu hiện đại bậc nhất ở Khánh Hoà. Đây là chiếc tàu được đầu tư với kinh phí hơn 20 tỷ đồng và hạ thủy, đưa vào khai thác từ năm 2017. Ngoài lớp vỏ bằng vật liệu composite siêu bền, nội thất của tàu cũng là điều đáng mơ ước của rất nhiều ngư dân trong nghề.

Ngồi trên buồng lái, thuyền trưởng tàu KH-97279 Ngô Xuân Hoàng tranh thủ kiểm tra lại hệ thống ra-đa, máy dò cá trước khi tàu lấy đủ đá vào hầm chứa để sẵn sàng cho chuyến ra khơi.

Ông Hoàng cho biết, ngoài hệ thống đèn LED hiện đại được trang bị ở mạn tàu, trong buồng lái còn có đầy đủ các thiết bị công nghệ kỹ thuật số, đảm bảo an toàn cho suốt hải trình ở ngoài khơi cũng như năng suất cho tàu trong mỗi chuyến đi biển.

“Đây là ra-đa hàng hải giúp định vị được vị trí tàu đang đi ở lãnh hải nào và hiển thị chi tiết những tàu bạn ở xung quanh trong vùng biển của Việt Nam hay ở những vùng biển quốc tế. Còn hệ thống đèn LED giúp tàu giảm được chi phí tiền dầu đáng kể so với dàn đèn truyền thống trước đây, nó cũng tiêu hao ít năng lượng và giúp máy tàu kéo khỏe hơn”, thuyền trưởng Hoàng cho hay.

Những năm gần đây, đội tàu cá tỉnh Khánh Hòa được tiếp cận các loại máy móc, thiết bị cơ giới hoá công nghệ cao như máy thu lưới vây, máy thu - thả câu cá ngừ đại dương.

Đặc biệt, các thiết bị điện tử hàng hải hiện đại cũng được ngư dân ưu tiên lắp đặt, sử dụng trong hoạt động khai thác xa bờ như máy đo sâu - dò cá, máy định vị, máy dò ngang, ra-đa hàng hải, điện thoại vệ tinh, máy nhận dạng tự động AIS đảm bảo an toàn cho người và tàu trên biển.

Ngư dân Nguyễn Đức Khánh (chủ tàu KH-90127-TS, thành phố Nha Trang) cho biết, đã theo nghề đánh bắt hải sản truyền thống được 40 năm nay, ông cũng phải thay đổi cho phù hợp với xu thế, tàu của ông hiện đã trang bị những phương tiện, thiết bị kỹ thuật cần thiết để phục vụ nghề đánh bắt cá ngừ.

“Ngoài thiết bị liên lạc cần thiết, tôi cũng chú trọng gắn thiết bị giám sát hành trình theo đúng quy định và để phòng những trường hợp tàu bị sự cố, lực lượng cứu nạn dễ dàng tìm thấy”, ông Khánh nói.

Những ngày cuối tháng 9 này (vào dịp rằm là cao điểm tàu cá về bờ hàng tháng), cảng Hòn Rớ lại tấp nập ghe tàu về bến sau chuyến đi biển nhiều ngày. Tại phía cầu cảng dành cho tàu cập bến, không khí vận chuyển, thu gom hải sản nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Phía trên bờ, nhiều xe tải chở hàng đông lạnh đang chờ đến lượt để cá đưa lên đầy thùng chở đi tiêu thụ.

Ông Ngô Xuân Hoàng, thuyền trưởng tàu KH-97279 cho biết, nhờ có thiết bị hiện đại và công nghệ cao phục vụ việc đánh bắt, mỗi chuyến đi biển dài hơn 20 ngày, tàu này thu được trung bình 40 - 50 tấn cá, có chuyến nhiều nhất lên đến 100 tấn. Sau khi trừ chi phí, chủ tàu có thể thu về hàng trăm triệu đồng.

Toàn tỉnh Khánh Hoà hiện có nhiều tàu đánh bắt xa bờ; trong đó có 548 tàu tham gia khai thác cá ngừ với ngành nghề chính như nghề lưới cản khơi, sản lượng trung bình 7 - 12 tấn/chuyến đi biển; nghề câu cá ngừ đại dương có sản lượng 700 kg - 1,5 tấn/chuyến; nghề mành chụp sản lượng 17 tấn/chuyến; nghề vây khơi sản lượng 10 tấn/chuyến. Ngư trường hoạt động của các đội tàu này chủ yếu tại khu vực biển Hoàng Sa, Trường Sa và nhà giàn DK1.

Theo ông Nguyễn Trọng Chánh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, việc áp dụng những công nghệ mới, đặc biệt là hệ thống chiếu sáng bằng đèn Led đã cho năng suất đánh bắt cao hơn và tiết kiệm nhiên liệu nhiều hơn so với đèn cao áp truyền thống mà ngư dân sử dụng lâu nay. Đây cũng là một xu thế phù hợp, tạo nên một bước phát triển mới trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản hiện nay.


Hình thành chuỗi liên kết

Cùng với đội tàu ngày càng được nâng cấp, Khánh Hòa cũng có hạ tầng phục vụ khai thác và chế biến thuỷ hải sản phát triển đồng bộ và hoàn thiện. Trên địa bàn tỉnh có 2 cảng cá lớn là Hòn Rớ (thành phố Nha Trang) và Đá Bạc (thành phố Cam Ranh) phục vụ cho nghề khai thác cá ngừ, có 11 cơ sở đóng tàu thuyền, 20 cơ sở cung cấp vật tư, ngư lưới cụ phục vụ cho các đội tàu khai thác xa bờ.

Trong khi đó, với sản lượng khai thác đạt trên dưới 100.000 tấn/năm cũng giúp ngành chế biến, xuất khẩu thuỷ sản phát triển mạnh mẽ. Toàn tỉnh có 44 doanh nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp chứng nhận xuất khẩu thuỷ sản. Đây là lợi thế lớn cho Khánh Hoà phát triển các chuỗi liên kết, từ đánh bắt đến chế biến và tiêu thụ thuỷ hải sản.

Theo Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, trong thời gian qua, địa phương này đã xây dựng được 2 mô hình thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi từ năm 2016, 2017 và vẫn hoạt động ổn định cho đến nay.

Các mô hình chuỗi liên kết thu được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác, chất lượng sản phẩm. Qua đó tạo môi trường sản xuất kinh doanh ổn định cho ngư dân và doanh nghiệp, góp phần ổn định đời sống và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc.

Ông Võ Nam Thắng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hoà nhận định, bên cạnh thuận lợi, nghề khai thác xa bờ còn những khó khăn, tồn tại như bất cập trong ứng dụng khoa học công nghệ trong toàn bộ chuỗi từ khai thác, bảo quản và sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Để khắc phục tình trạng trên, Khánh Hòa đã tập trung các cơ chế, chính sách, tạo mọi điều kiện cho ngư dân hiện đại hoá tàu cá, ứng dụng công nghệ tiến bộ trong khai thác xa bờ để tổ chức lại sản xuất, bám biển, bám ngư trường.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Ninh lắp đặt thêm 10 trạm đo mưa tự động để cảnh báo mưa lũ

Quảng Ninh lắp đặt thêm 10 trạm đo mưa tự động để cảnh báo mưa lũ

Theo thông tin từ Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Ninh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Ninh sẽ lắp đặt thêm 10 trạm đo mưa tự động trên địa bàn, nhằm nâng cao năng lực cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP. Hà Nội

Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP. Hà Nội

Ngày 28/6, tại trụ sở UBND TP. Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP. Hà Nội.
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Phóng sự - Thanh Hải - 1 giờ trước
Có thể nói, sau những động thái từ phía các cấp chính quyền cùng vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà điển hình là vướng mắc từ quy hoạch rừng dẫn tới nhiều nội dung đầu tư, hỗ trợ cho người dân Đan Lai ở vùng lõi VQG Pù Mát không đủ điều kiện thực hiện, thì điều cần quan tâm nhất là việc triển khai đồng bộ các chính sách đầu tư, hỗ trợ, cũng như tiến độ thực hiện để sớm hiện thực hóa chính sách đặc thù từ Chương trình MTQG 1719 đến với đồng bào Đan Lai.
Cồng chiêng - Lời của đại ngàn

Cồng chiêng - Lời của đại ngàn

Media - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Ngày 25/11/2005, UNESCO chính thức công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được chủ thể di sản nỗ lực bảo vệ và phát huy giá trị. Tuy nhiên, bảo tồn ra sao để giữ lại những giá trị cốt lõi và không tách rời với nhịp đập đời sống, khai thác các giá trị của di sản để phát triển là vấn đề rất đáng được quan tâm hiện nay.
Bệnh viêm não mô cầu

Bệnh viêm não mô cầu

Media - BDT - 5 giờ trước
Bệnh viêm não mô cầu là bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua đường hô hấp, có thể phát sinh thành dịch và gây tử vong nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Trong chuyên mục hôm nay, chúng tôi sẽ chuyển tới quý vị những thông tin cơ bản về Bệnh viêm não mô cầu nguy hiểm như thế nào và cách phòng tránh.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Thời sự - Hoàng Quý - 5 giờ trước
Chiều 27/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản bằng hình thức biểu quyết điện tử.
Kon Tum: Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân ứng phó với động đất

Kon Tum: Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân ứng phó với động đất

Sức khỏe - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Thống kê từ đầu năm 2024 đến nay, tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) đã xảy ra gần 50 trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 4. Cấp độ của các trận động đất này không gây rủi ro thiên tai song vẫn khiến người dân hoang mang. Các cấp chính quyền đã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách ứng phó. Tuy nhiên, về lâu dài thì cần có nghiên cứu, đánh giá nguy hiểm của động đất và có giải pháp để người dân yên tâm sinh sống.
Tin trong ngày - 27/6/2024

Tin trong ngày - 27/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 27/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động hỗ trợ thí sinh vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS. Sẽ tổ chức Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài DTTS năm 2024. Cấp nước sạch cho 1,44 triệu người dân tại vùng núi cao, vùng khan hiếm nước. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Chiến sĩ Biên phòng tiếp sức sĩ tử vùng biên

Thừa Thiên Huế: Chiến sĩ Biên phòng tiếp sức sĩ tử vùng biên

Giáo dục - Tào Đạt - Võ Tiến - 5 giờ trước
Ngày 27/6, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Thuận An và Hải đội 2 (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) phối hợp với Đoàn phường Thuận An, Tp. Huế tổ chức chương trình “Tiếp sức mùa thi” tại điểm Trường THPT Thuận An, Tp. Huế.
Gia Lai: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Tin tức - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Chiều 27/6, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị trực tuyến Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024 của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
TP. Hồ Chí Minh: Quận Bình Tân tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ

TP. Hồ Chí Minh: Quận Bình Tân tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 5 giờ trước
Ủy ban nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Bình Tân vừa phối hợp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg (Quyết định số 28) ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Liên hoan văn hóa ẩm thực xứ Thanh năm 2024: “Đậm bản sắc - Bừng tinh hoa”

Liên hoan văn hóa ẩm thực xứ Thanh năm 2024: “Đậm bản sắc - Bừng tinh hoa”

Ẩm thực - Quỳnh Trâm - 6 giờ trước
Tối 27/6, tại Quảng trường biển Tp. Sầm Sơn, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức khai mạc Liên hoan văn hóa ẩm thực xứ Thanh năm 2024 với chủ đề “Đậm bản sắc - Bừng tinh hoa”.
Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Bắc Giang đi học tập kinh nghiệm

Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Bắc Giang đi học tập kinh nghiệm

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 6 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang đi giao lưu, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đoàn do ông Trương Văn Bảo, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang làm Trưởng đoàn. Tham gia Đoàn có 80 đại biểu là Người có uy tín trong đồng bào DTTS các huyện Lục Ngạn, Sơn Động.