Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.

Cô Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An tặng thưởng cho học sinh đạt giải trong Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng Nghệ An” của Trường.
Cô Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An tặng thưởng cho học sinh đạt giải trong Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng Nghệ An” của Trường.

Tấm lòng một nhà giáo

Sinh ra, lớn lên tại huyện miền núi Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, từ nhỏ Kiều Hoa luôn nuôi dưỡng ước mơ trở thành một nhà giáo để “gieo chữ, trồng người”. Năm 1998, sau khi hoàn thành chương trình Sư phạm, cô trở thành giáo viên dạy Văn tại một ngôi trường mang nhiều màu sắc văn hóa các dân tộc anh em giữa thành phố Vinh nhộn nhịp, đó là Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An.

Ở ngôi trường nội trú của tỉnh, các em học sinh người DTTS về đây học tập hầu hết đều là con nhà nghèo, hộ khẩu thường trú ở các bản làng vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nhiều em học sinh nhà ở cách trường hơn 300 km, mỗi một năm học chỉ được về nhà hai lần vào kỳ nghỉ hè và Tết.

Hiểu được được những thiệt thòi của học sinh, ngoài những giờ học chính khóa, cô Kiều Hoa luôn dành thời gian gần gũi, lắng nghe những tâm tư, chia sẻ của các học trò. Từ đó có những hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời về cả vật chất và tinh thần để các em yên tâm học tập, không cảm thấy cô đơn, lạc lõng khi xa gia đình.

Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An là nơi chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ học sinh người DTTS của tỉnh Nghệ An.
Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An là nơi chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ học sinh người DTTS của tỉnh Nghệ An.

Tâm huyết với học trò, luôn nỗ lực trong công tác chuyên môn, năm 2010, cô Kiều Hoa được bổ nhiệm lên vị trí Phó Hiệu trưởng. Đến năm 2018, là Hiệu Trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An. Đảm nhiệm vị trí lãnh đạo, quản lý, cô Kiều Hoa luôn trăn trở tìm kiếm các nguồn hỗ trợ, đề xuất các phương án để các cấp kịp thời giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong môi trường trường nội trú, giúp các em học sinh có không gian sinh hoạt, học tập tốt nhất.

Đặc biệt, với nhiều em học trò DTTS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cô Hiệu trưởng Kiều Hoa trở thành “mẹ đỡ đầu”, cưu mang, giúp đỡ để các em toại nguyện ước mơ được bước vào cánh cổng trường đại học. Một trong số đó, phải kể đến em Lương Văn Tuyển, học sinh khoá 36, quê ở huyện Tương Dương. Em Tuyển có một tuổi thơ vô cùng gian nan, bố mất sớm, mẹ bệnh tật liên miên. Khi em thi đỗ vào trường nội trú của tỉnh, gia đình rất mừng vì được Nhà nước hỗ trợ học tập.

Biết được hoàn cảnh của em Tuyển, cô Kiều Hoa đã hỗ trợ em về chi phí sinh hoạt để học sinh có thể yên tâm học hành. Năm Tuyển lên lớp 12, bệnh tình của mẹ em trở nặng và qua đời. Tuyển đứng trước nguy cơ nghỉ học giữa chừng, cô Kiều Hoa đã đứng ra kêu gọi nguồn tài trợ sẽ giúp em chi phí học tập trong suốt 4 năm đại học. Không phụ lòng “mẹ Hoa”, năm học vừa qua, em Lương Văn Tuyển đã đỗ vào Học viện Hàng Hải, viết tiếp ước mơ trên con đường học tập, trở thành trí thức trẻ.

Cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Kiều Hoa trao giải thưởng cho các em đạt giải trong Cuộc thi học sinh thanh lịch của trường.
Cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Kiều Hoa trao giải thưởng cho các em đạt giải trong Cuộc thi học sinh thanh lịch của trường.

Không chỉ hỗ trợ về vật chất, Hiệu trưởng Nguyễn Thị Kiều Hoa và Ban Giám hiệu Nhà trường còn luôn quan tâm, tổ chức nhiều hoạt động văn hoá thể thao, đặc biệt là các hoạt động ngoại khóa nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Cô chỉ đạo các tổ chuyên môn, các đoàn thể thành lập nên 8 câu lạc bộ: Nghệ thuật dân tộc, Yêu toán mê Tin, Stem, Tiếng Anh, võ Vovinam, võ Karate, bóng chuyền… để các em có một môi trường học tập, sinh hoạt lành mạnh, rèn luyện, hoàn thiện các kỹ sống.

Và những trái ngọt

Từ sự dẫn dắt của cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Kiều Hoa, nhiều năm qua, Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã vươn lên, trở thành một trong những ngôi trường top đầu về chất lượng giáo dục của tỉnh Nghệ An. Trong năm học 2022 - 2023 vừa qua, Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An có 6 học sinh xuất sắc, 350 học sinh giỏi toàn diện, 161 học sinh tiên tiến. Chất lượng mũi nhọn đạt kết quả cao với 164 lượt học sinh giỏi cấp trường, 21 lượt học sinh giỏi cấp tỉnh, 3 giải Khoa học kĩ thuật.

Các hoạt động ngoại khóa tại Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An.
Các hoạt động ngoại khóa tại Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An.

Trường có 1 học sinh đạt Giải đặc biệt của cuộc thi “Phát minh và sáng chế” quốc tế INTARG tại Ba Lan; 3 Huy chương vàng (HC Vàng), 3 giải đặc biệt của cuộc thi “Olympic Phát minh và sáng chế Thế giới WICO” tại Hàn Quốc; 2 HC Vàng, 3 HC Bạc, 4 HC Đồng của Kì thi Olympic Toán Tiếng Anh quốc tế SEAMO. Có 3 học sinh được UBND tỉnh Nghệ An tuyên dương, khen thưởng….

Đặc biệt, năm 2023, em Vi Thanh Nhật, học sinh lớp lớp 12A1 đã xuất sắc dành được học bổng toàn phần của Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV); em Vi Dương Phong, học sinh lớp 12 đã giành được HC Vàng trong cuộc thi phát minh và sáng chế năm 2023 tại Hàn Quốc và được tuyên dương, khen thưởng tại Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc năm 2023 do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Giáo dục-đào tạo và Trung ương Đoàn tổ chức.

Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An
Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ để giáo dục ý thức giữ gìn và bảo tồn văn hóa truyền thống các DTTS cho học sinh

Những “trái ngọt” đầu mùa vô cùng đáng nhớ của học sinh DTTS Nghệ An trong lần đầu tiên “ra biển lớn” đã trở thành nền tảng và động lực cho các khóa học kế tiếp nỗ lực phấn đấu và chinh phục đỉnh cao.

Những “con số biết nói” trên cũng đã chứng minh được, Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An thật sự trở thành một không gian giáo dục “mở”, hội nhập, khơi dậy được tiềm năng trí tuệ, tố chất, năng khiếu của học sinh vùng cao. 

Tin nổi bật trang chủ
Đồng bào Ba Na ở Gia Lai tổ chức lễ “Mừng chiến thắng”

Đồng bào Ba Na ở Gia Lai tổ chức lễ “Mừng chiến thắng”

Tin tức - Ngọc Thu - 2 phút trước
Mừng chiến thắng là lễ hội rất đặc trưng của người Ba Na nói riêng và trong văn hóa Tây Nguyên nói chung. Đây là dịp để cộng đồng người Ba Na thực hiện lời hứa trả ơn thần linh sau những đợt chống lại thiên tai, dịch họa, đồng thời cầu xin các vị thần tiếp tục giúp đỡ để cộng đồng được mạnh khỏe, bình yên, có những mùa vụ tươi tốt, đủ đầy.
Thủ tướng khích lệ thế hệ trẻ

Thủ tướng khích lệ thế hệ trẻ "gen Z" dũng cảm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu tạo động lực, truyền cảm hứng để thế hệ trẻ "gen Z" sống một cuộc sống tràn đầy đam mê, hoài bão, khát vọng vươn lên, ý chí lập thân, lập nghiệp bằng tình cảm của trái tim, sáng tạo của khối óc, tình cảm yêu nước nồng nàn; "nuôi dưỡng ý tưởng; thổi bùng đam mê; quyết tâm, kiên trì; đương đầu thách thức, chấp nhận rủi ro, lập nghiệp thành công".
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 10 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 10 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 10 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 10 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.

"Chữa bệnh" cho chiêng

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 10 giờ trước
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 10 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 11 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 11 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.