Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người có uy tín A Nghí góp phần đổi thay vùng cao Lao Mưng

Đỗ Long- Nguyễn Văn Sơn - 07:29, 28/11/2023

Tôi đến thôn Lao Mưng, xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam nhân Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc (vào ngày 10/11/2023) và tình cờ được gặp ông. Với uy tín của mình, những năm qua già làng -Người có uy tín A Nghí đã góp phần ổn định an ninh trật tự ở cơ sở, xây dựng đời sống văn hóa, tạo khối đại đoàn kết toàn dân và luôn được Nhân dân trong thôn quý trọng.

Già làng - Người có uy tín A Nghí (thứ 2 từ phải qua) thường xuyên tuyên truyền, động viên người dân trong thôn Lao Mưng tích cực sản xuất, xoá bỏ những tập tục lạc hậu.
Già làng - Người có uy tín A Nghí (thứ 2 từ phải qua) thường xuyên tuyên truyền, động viên người dân trong thôn Lao Mưng tích cực sản xuất, xoá bỏ những tập tục lạc hậu.

Chúng tôi gặp ông A Nghí (74 tuổi) với dáng đi chậm chạp vì tuổi cao, sức khỏe có phần giảm sút, nhưng có lẽ tôi cảm nhận được đối với già làng- Người có uy tín A Nghí bằng sự nhiệt tình bên một con người tràn đầy nhiệt huyết đã gắn bó với vùng đất này, được cộng đồng tôn vinh, kính trọng, bầu chọn làm già làng - Người có uy tín vào cuối năm 2015 và lấy đó làm tấm gương để Nhân dân thôn Lao Mưng học tập noi theo.

Là người dân tộc Gié Triêng và có quá trình sinh ra, lớn lên ở địa phương. Ông A Nghí tham gia bộ đội từ năm 1969 đến năm 1991 thì xuất ngũ về lại địa phương. Hiện nay, ông A Nghí là già làng- Người có uy tín, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Phước Xuân, Hội viên Người cao tuổi của thôn Lao Mưng.

Nằm ở ven cung đường Hồ Chí Minh chạy từ huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam qua, chỉ cách thị trấn Khâm Đức (trung tâm huyện Phước Sơn) khoảng 8 km, thôn Lao Mưng có địa hình là đồi núi không bằng phẳng, nhưng già làng- Người có uy tín A Nghí hiểu mình cần phải làm trước nên ông luôn sát cánh hướng dẫn người dân cách phát triển kinh tế, biến điểm bất lợi thành lợi thế để bà con Gié Triêng trong thôn làm theo.

Già làng - Người có uy tín A Nghí (người ngồi thứ 2 bên trái) trao đổi cùng tác giả về những khó khăn của thôn Lao Mưng.
Già làng - Người có uy tín A Nghí (người ngồi thứ 2 bên trái) trao đổi cùng tác giả về những khó khăn của thôn Lao Mưng.

Theo già làng - Người có uy tín A Nghí cho biết: Để bà con trong thôn tin và làm theo, thì điều cốt lõi chính là bàn thân mình phải làm gương trong công việc, mà phải làm từ việc nhỏ đến việc lớn như Bác Hồ đã dạy. Đồng thời, thường xuyên tranh thủ đến các hộ dân để lắng nghe tâm tư, tình cảm của họ. Từ đó, giải thích, hướng dẫn để bà con hiểu đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Mặt trận và các thành viên phát động.

Bà Y Dỗi (72 tuổi) người cùng thôn tâm sự với chúng tôi: Bằng kinh nghiệm, uy tín và vị thế của mình, thời gian qua già làng-Người có uy tín A Nghí không những được mọi người dân trong thôn nhắc đến mỗi khi có việc cần, hay những lúc gặp khó khăn. Ông A Nghí đã có những tiếng nói, ý kiến đóng góp quý báu của mình trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đại diện cho ý chí làm chủ của Nhân dân. Trong cuộc vận động bà con xây dựng đời sống văn hoá gắn xây dựng nông thôn mới thì già làng-Người có uy tín A Nghí luôn xông xáo, gương mẫu đi tiên phong trong mọi việc, việc làm nào của ông cũng đúng, cũng phù hợp, vì thế mà ông A Nghí ngày càng được tổ chức tin tưởng, bà con Gié Triêng trong thôn quý trọng.

(CĐ NCUT- chưa biên tập) Già làng, Người có uy tín A Nghí góp phần đổi thay vùng cao Lao Mưng 2

Theo tìm hiểu của chúng tôi, do tập quán lâu đời, bà con Giẻ Triêng không có thói quen trồng cây xung quanh nhà và đa số các hộ dân ở Lao Mưng có thói quen nuôi thả heo dưới sàn nhà, thả bò đi rông gây ô nhiễm môi trường. Vậy là với vai trò già làng-Người có uy tín, ông A Nghí đã cùng với Chi uỷ, các hội đoàn thể, ban cán sự thôn đến từng ngõ, gõ từng nhà để tuyên truyền, phân tích cho người dân hiểu. Ông A Nghí đã đi đầu trong việc trồng cây quanh nhà và nhốt gia súc xa nhà ở. Sau một thời gian, cây nhà ông lớn dần và bắt đầu cho bóng mát. Lúc bấy giờ, người dân trong làng mới hiểu ra giá trị của việc trồng cây xanh. Chuồng nuôi gia súc ra xa nhà đã không còn gây ra ô nhiễm môi trường sống, bảo đảm sức khỏe, trở nên trong lành, cổng làng khang trang, đường bê tông chạy dọc theo từng khu dân cư sạch đẹp hơn, bà con cảm thấy sức khỏe tốt hơn.

Bên cạnh đó, với trách nhiệm được giao, già làng - Người có uy tín A Nghí không chỉ làm tốt việc nêu gương, trở thành "cầu nối" chuyển tải các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào DTTS trong thôn Lao Mưng, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Để nâng cao thu nhập cho người dân, già làng-Người có uy tín A Nghí còn trực tiếp tuyên truyền, động viên người dân trong thôn tích cực sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm việc làm ổn định để nâng cao đời sống và vươn lên làm giàu chính đáng. 

Hiện nay, thôn La Mưng có 162 hộ với gần 602 nhân khẩu, 100% người Giẻ-Triêng nhưng thôn không còn hộ đói. Tỷ lệ hộ nghèo trong thôn đã giảm chỉ còn 1,8%, tỷ lệ hộ khá và giàu chiếm hơn 35%; thu nhập bình quân đầu người đạt 39 triệu đồng/năm. Năm 2023 có 137 hộ đạt gia đinh văn hoá 3 năm liền (năm 2020-2023), có 5 hộ đạt gia đình văn hoá 5 năm liền (từ năm 2018-2023), 100% số hộ dân có bảo hiểm để khám chữa bệnh, đau ốm đến Trạm y tế. 100% trẻ em trong độ tuổi đi học của thôn được đến trường. Nhiều em đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp và có việc làm ổn định.

Già làng - Người có uy tín A Nghí tại Lễ hội của cộng đồng.
Già làng - Người có uy tín A Nghí tại Lễ hội của cộng đồng.

Khi nói về già làng- Người có uy tín A Nghí, anh A Yển, Bí thư Chi bộ thôn Lao Mưng nhận xét: Không chỉ là người tiên phong trong việc sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình mà bác A Nghí còn tận tình giúp đỡ bà con trong thôn cùng học tập, làm theo làm lúa nước, trồng cây keo lá tràm, cây bời lời, cây ăn quả. Nói được, làm được nên bác A Nghí có tác động tích cực đến bà con dân làng, trở thành chỗ dựa tin cậy của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Những thành quả mà thôn Lao Mưng đạt được ngày hôm nay, có dấu ấn của già làng- Người có uy tín A Nghí. Bên cạnh đó, bác A Nghí là Cựu chiến binh, Người cao tuổi mẫu mực của thôn được Nhân dân tôn vinh với tình thân thương, quí trọng, bác A Nghí còn là người góp phần trong công tác bảo tồn văn hóa dân tộc Gié Triêng tại địa phương.

Già làng - Người có uy tín A Nghí (tay cầm bó cỏ) cùng dân làng thực hiện nghi thức dựng cây nêu của người Giẻ Triêng.
Già làng - Người có uy tín A Nghí (tay cầm bó cỏ) cùng dân làng thực hiện nghi thức dựng cây nêu của người Gié Triêng.

Cách đây chừng 7 năm vào tháng 6 năm 2017, tại quảng trường trung tâm huyện Tây Giang, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam và huyện Tây Giang tổ chức khai mạc “Ngày hội trình diễn nghi thức dựng cây nêu và giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam”. Tại đây, chúng tôi gặp ông A Nghí trong vai trò già làng khi cùng người dân thôn Lao Mưng về dự và tham gia sự kiện này. Mới đây, khi có dịp về Phước Sơn công tác, tình cờ gặp lại ông A Nghí nhân Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc (vào ngày 10/11/2023) của thôn Lao Mưng. 

Theo già A Nghí: Hiện nay, việc du nhập nét văn hóa mới cũng là một thách thức lớn đối với cộng đồng DTTS và việc gìn giữ những nét đặc trưng riêng biệt của dân tộc Giẻ- Triêng mình. Cùng với sự phát triển của xã hội thì già làng - Người có uy tín là sự hiện thân của những gắn bó, am hiểu tường tận về lịch sử, về cội nguồn truyền thống và kho tàng tri thức dân gian dân tộc mình, vì vậy mà mình cần nổ lực truyền đạt và giáo dục lại cho thế hệ sau về phong tục tập quán, lễ hội, truyền dạy về đan lát, nghề rèn,...để văn hoá truyền thống dân tộc mình không bị mai mọt và mất đi, già A Nghí chia sẻ.

Người Giẻ Triêng thôn Lao Mưng tay nắm tay hoà cùng nhịp trống cồng chiêng và điệu múa xoang.
Người Gié Triêng thôn Lao Mưng tay nắm tay hoà cùng nhịp trống cồng chiêng và điệu múa xoang.

Với những đóng góp của mình, những năm qua gìa làng A Nghí là một trong những Người có uy tín của xã Phước Xuân, được Chủ tịch huyện Phước Sơn tặng Giấy khen đã có thành tích tiêu biểu trong triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn huyện, là Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Phước Sơn, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam tặng Giấy khen cho già A Nghí đã có thành tích xuất sắc trong 5 năm thực hiện phong trào “02 giữ về an ninh trật tự” giai đoạn (2015-2020), Chủ tịch xã Phước Xuân tặng Giấy khen Người cao tuổi mẫu mực và nhiều Giấy khen khác của các cấp, các ngành.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Euro 2024: Bản lĩnh luân lưu giúp Anh vượt qua Thụy Sĩ để tiến vào Bán kết

Euro 2024: Bản lĩnh luân lưu giúp Anh vượt qua Thụy Sĩ để tiến vào Bán kết

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 3 giây trước
Trận Tứ kết Euro 2024 giữa Anh và Thụy Sĩ đã diễn ra đầy kịch tính đến những phút cuối cùng. Hai đội phải nhờ đến loạt sút luân lưu định mệnh mới có thể tìm ra người chiến thắng.
Ấn tượng tại Giải marathon quốc tế “Vietcombank Mekong delta” tỉnh Hậu Giang lần thứ V

Ấn tượng tại Giải marathon quốc tế “Vietcombank Mekong delta” tỉnh Hậu Giang lần thứ V

Sức khỏe - Như Tâm - 1 phút trước
Sáng 7/7, Giải marathon quốc tế “Vietcombank Mekong delta” tỉnh Hậu Giang lần thứ V, năm 2024 thu hút gần 11.000 vận động viên đăng ký tham gia ở 6 cự ly. Trong đó, cự ly 1,1km và 2,4km dành cho trẻ em và thiếu niên với 2.000 vận động viên; cự ly 5km, 10km, 21km và 42km với khoảng 8.800 vận động viên, trong đó có 19 vận động viên quốc tế đến từ các quốc gia: Thái Lan, Nhật Bản, Singapore, Kenya...
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 06:15, 07/07/2024
Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các Chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Kinh tế - Minh Thu - 02:39, 07/07/2024
Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (Vietnam Forest Certification Scheme) của Việt Nam có tên viết tắt là VFCS được xây dựng theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Không chỉ mang lại những lợi ích về kinh tế, VFCS còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Xã hội - Hồng Phúc - 02:35, 07/07/2024
Với mục tiêu bao phủ tiến tới Bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, tỉnh Cao Bằng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực tế địa phương để người dân nâng cao nhận thức và tích cực tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT.
Tin trong ngày - 5/7/2024

Tin trong ngày - 5/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Đông Bắc. Bố trí định cư, di dời khẩn cấp 64 hộ dân vùng sạt lở núi ở Bình Định. Người lan tỏa phong trào làm đường Nông thôn mới ở Đồng Tâm. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 02:33, 07/07/2024
Từ thực hiện hiệu quả các nội dung dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, giúp cho các chỉ số hạnh phúc (CSHP) của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cải thiện rõ rệt.
Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 02:28, 07/07/2024
Tại tỉnh Thanh Hóa, đồng bào dân tộc Mông tập trung sinh sống đông nhất ở huyện biên giới Mường Lát. Những năm qua, thành công lớn nhất của những người làm công tác dân tộc, là đã vận động thành công đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, nổi bật nhất là vận động được đồng bào đưa người chết vào quan tài. Hủ tục đã được đẩy lùi, đến nay đồng bào Mông đang tiếp tục xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ.
Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Ẩm thực - Trọng bảo - 23:30, 06/07/2024
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2024 tỉnh Lào Cai đang triển khai kế hoạch khảo sát, nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Pháp luật - Ngọc Chí - 23:27, 06/07/2024
Mới đây, lần đầu tiên Công an Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã xử lý vụ án hình sự liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả qua mạng xã hội Facebook. Trước đây, lực lượng chức năng chỉ xử lý hành chính về hành vi buôn bán không rõ nguồn gốc xuất xứ cây giống. Điều này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum trong việc bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Khi những thứ “rẻ như cho” trở thành hàng hóa đắt khách

Khi những thứ “rẻ như cho” trở thành hàng hóa đắt khách

Chính sách và đời sống - Tiêu Dao - 23:22, 06/07/2024
Những năm gần đây, nhờ những chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mà đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam đã có nhiều đổi thay đáng kể. Đồng bào đã chủ động vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và từng bước làm giàu.